Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 27

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 27 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 27

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27 (Đề 1)

Đề bài:

Câu 1. Trong các tiếng cho sẵn dưới đây, hãy gạch dưới ba trường hợp:

a) Chỉ viết với s, không viết với x. M: sai (không có xai)

sa, sáu, sàn, sen, sân, sườn, sinh, sợ.

Chỉ viết với x, không viết với s. M: xoè (không có soè)

xo, xoan, xuân, xen, xuống, xinh, xóm, xoá

b) Không viết với dấu ngã. M: ảnh (không có ãnh)

bảng, quả, mỏ, đỏ, đảo, vẻ, khỉ, tủ.

Không viết với dấu hỏi M: đũa (không có đủa)

cõng, ngã, hãy, sẽ, giữa, vỡ, liễu, muỗi.

Câu 2. Chọn chữ viết đúng chính tả ở trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau:

a)

Sa mạc đỏ

Ở lục địa ô-xtrây-li-a có một....... mạc màu đỏ. Trên trời dưới đất đều có những mảng màu hồng, màu đỏ............ kẽ rất kì lạ. Khi trời mưa nhỏ, các loại động vật màu đỏ thi nhau ngóc đầu dậy.

(sa/xa, sen/xen)

b)

Thế giới dưới nước

Đáy .......... cũng có núi non, thung............... và đồng bằng như trên mặt đất. Người ta đã quan sát được một rặng núi chạy thẳng từ Bắc Băng Dương xuống trung tâm Đại Tây Dương và kéo dài tới tận Nam Cực.

(biển/biễn, lủng/lũng)

Câu 3. Gạch dưới các câu khiến trong những đoạn trích sau:

a) Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:

- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!

b) Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nói nựng: “Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!”

c) Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:

- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!

d) Ông lão nghe xong, bảo rằng:

- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.

Câu 4. Viết lại ba câu khiến tìm được trong sách giáo khoa Tiếng Việt hoặc Toán của em.

Câu 5. Em hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo (thầy giáo).

Đáp án

Câu 1. Trong các tiếng cho sẵn dưới đây, hãy gạch dưới ba trường hợp:

a) Chỉ viết với s, không viết với x

M: sai (không có xai), sàn, sạn, sánh, sau, sáu, sẩn, sẫm, sân, sim, sớm, sún, sũng, suối, suôn...

Chỉ viết với x, không viết với s

M: xoe (không có soe), xé, xem, xẻng, xẻo, xẹp, xuộm, xoắn, xòa, xõa, xuống, xuôi, xuân, xuyến...

b) Không viết với dấu ngã

M: anh (không có ảnh), của, ảo ảnh, đỏ, hỏa, gửi, hở, cổng, cởi

Không viết với dấu hỏi

M: đua (không có đủa), ẵm, cõng, đũa, nhão, đẽo, mãn...

Câu 2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau

a)

Sa mạc đỏ

Ở lục địa ô-xtrây-li-a có một sa mạc màu đỏ. Trên trời dưới đất đểu có những mảng màu hồng, màu đỏ xen kẽ rất kì lạ. Khi trời mưa nhỏ, các loại động vật màu đỏ thi nhau ngóc đầu dậy.

b)

Thế giới dưới nước

Đáy biển cũng có núi non, thung lũng và đồng bằng như trên mặt đất. Người ta đã quan sát được một rặng núi chạy thẳng từ Bắc Băng Dương xuống trung tâm Đại Tây Dương và kéo dài tới tận Nam Cực.

Câu 3. Gạch dưới các câu khiến trong những đoạn trích sau:

a) Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:

- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!

b) Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay, nói nựng: “Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa phải để ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!

c) Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:

- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!

d) Ông lão nghe xong, bảo rằng:

- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.

Câu 4. Viết lại ba câu khiến tìm được trong sách giáo khoa Tiếng Việt hoặc Toán của em.

- Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 28)

- Em hãy tóm tắt một trong các tin trên bằng một hoặc hai câu (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 73)

- Vào ngay! (Ga-vrốt ngoài chiến lũy) (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 81)

Câu 5. Em hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo (thầy giáo).

- Với bạn: Cho mình mượn cây thước một chút!

- Với anh (chị): Chị ơi, cho em mượn quyển truyện tranh của chị nhé!

- Với cô giáo: Em xin phép cô em ra ngoài một lát ạ!

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27 (Đề 2)

I – Bài tập về đọc hiểu

Ý chí người chiến sĩ

   Trong một trận càn của giặc Pháp, anh Bẩm bị giặc bắt. Giặc dụ dỗ anh khia ra đồng chí của mình nhưng anh không nói nửa lời. Giặc quấn băng kín hai bàn tay anh rồi tẩm xăng, châm lửa đốt. Hai bàn tay anh bị đốt đen thui trơ xương và gân. Rồi một đêm, chúng giải anh và mấy chiến sĩ xuống thuyền, chèo ra giữa sông, lần lượt quăng từng người xuống nước.

   May vì hai tay không bị xích, anh Bẩm cố sức ngoi lên. Một đợt sóng mạnh như núi đè anh xuống. Nước xoáy tít, hút anh xuống vực thẳm. Anh lại cố đem sức tàn ngoi lên. Cuối cùng, anh mệt lử, nhưng đã thoát khỏi vực sâu.

   Sáng hôm ấy, anh dạt vào một bãi cát. Đề phòng địch phát hiện, anh nấp sau một đống rạ lớn, đợi trời tối mới về làng.

   Tựa vào đống rạ, anh thiu thiu ngủ. Đang chập chờn, anh bỗng thấy một đàn quạ đen bay đến, kêu inh ỏi, lao vào người anh đòi rỉa đôi tay. Anh xua chúng đi, chúng càng lăn xả vào một cách dữ tợn. Anh đành nghiến răng, thọc sâu 2 tay xuống cát. Đàn quạ không làm gì được, đành vỗ cánh bay đi.

   Bỗng anh thấy rát bỏng. Thì ra kiến lửa đang xúm vào đốt cả tay chân. Nước mắt chảy ròng ròng, nhưng sợ lộ, anh không dám ra khỏi đống rạ. Anh tự nhủ: nhất định phải sống để tiếp tục chiến đấu.

   Trời nhá nhem tối, anh Bẩm đứng dậy. Để tránh địch, anh không dám đi trên đường cái mà lội quanh hết ruộng này đến ruộng khác để tìm đường về thôn nhà. Đứng trước cái lều con của mẹ, anh khẽ gọi:

- U ơi! U!

   Có tiếng mẹ già hốt hoảng hỏi cọng ra. Anh run rẩy nói:

- Con, Bẩm đây. U mở cửa cho con!

   Cánh liếp nâng lên. Mẹ già cầm ngọn đèn hiện ra. Anh giơ tay đinh ôm lấy mẹ, song đầu gối anh bủn rủn, mắt hoa lên, kiệt sức, anh ngã khuỵu dưới chân mẹ.

(Theo Nguyễn Huy Tưởng)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Dòng nào dưới đây gồm các chi tiết cho thấy anh Bẩm bị giặc Pháp đối xử rất dã man?

a- Dụ dỗ anh khai ra đồng chí của mình; tẩm xăng hai bàn tay anh, châm lửa đốt đen thui, trơ trụi xương và gân

b- Tẩm xăng hai bàn tay anh, châm lửa đốt đen thui, trơ xương và gân; quăng xuống giữa sông trong đêm

c- Quăng anh xuống giữa dòng sông trong đêm tối; dụ dỗ anh khai ra các đồng chí cùng hoạt động với mình

Câu 2. Sau khi thoát khỏi vực sâu, anh Bẩm còn phải vượt qua những thử thách gì?

a- Bị dạt vào một bãi cát, phải nấp sau một đống rạ lớn kẻo địch phát hiện

b- Đàn quạ lao vào đòi rỉa chân tay bị thương; kiến lửa xúm vào đốt khắp người

c- Đàn quạ lao vào đòi rỉa đôi tay bị thương; kiến lửa xúm vào đốt cả tay chân

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 chi tiết nói về ý chí của người chiến sĩ trong câu chuyện?

a- Cố sức ngoi lên khỏi vực sâu; nghiến răng, thọc hai tay bị thương xuống cát; nước mắt chảy ròng ròng vì đau nhưng quyết không ra khỏi đống rạ

b- Cố sức lặn xuống vực sâu; giấu hai bàn tay bị thương trong đống rạ; nước mắt chảy ròng ròng vì xúc động nhưng quyết không ra khỏi đống rạ

c- Cố sức lặn ra khỏi vực sâu; nghiến răng, thọc cả hai tay chân bị thương xuống cát; nước mắt chảy ròng ròng vì đau nhưng quyết tâm ra khỏi đống rạ

Câu 4. Câu chuyện ca ngợi điều gì?

a- Tinh thần vượt khó của người chiến sĩ cách mạng

b- Quyết tâm tìm đường về nhà của người chiến sĩ cách mạng

c- Ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của người chiến sĩ cách mạng

PHẦN 2. VIẾT

1. Chính tả: Nghe - viết:

Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rẳn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.

(trích Đất Cà Mau - Mai Văn Tạo)

2. Tập làm văn

Em hãy viết một bài văn tả lại vườn rau của nhà em, hoặc em đã từng nhìn thấy, tham quan.

Đáp án

Phần 1. Đọc hiểu

1. Đọc thành tiếng

2. Trả lời câu hỏi

1.b        2.c          3.a           4.c

Phần 2. Viết

1. Chính tả

2. Tập làm văn

Bài tham khảo:

Phía sau nhà em có một vườn rau nhỏ. Ở đó có rất nhiều loại rau thơm ngon do chính tay bố em trồng.

Vườn rau có hình giống như hình chữ nhật, không rộng lắm. Chiều dài khoảng 20m, chiều rộng khoảng 15m, gần giống như một căn phòng. Hai mặt của vườn nằm sát với tường rào, hai mặt còn lại được quây bằng hàng cọc gỗ sơn trắng. Khu vườn được bố chia thành từng luống nhỏ, để trồng nhiều loại rau khác nhau. Ở góc sát bờ tường trong cùng, bố dựng một hàng các thanh tre sát tường để cho rau mồng tơi bò lên. Mặt tường còn lại, thì dựng tre cho cây đậu que bò lên. Thế là cả hai mặt tường ấy đều phủ lá xanh um. Ở hai mặt rào gỗ, bố trồng chanh leo, để bò quanh các cọc gỗ, tạo thành một hàng rào tự nhiên rất xinh đẹp. Mỗi khi cây ra hoa, kết trái, bốn mặt rào của khu vườn toàn là những hoa nhỏ trắng xinh. Ở giữa vườn, bố chia thành sáu luống rau nhỏ, gồm hai cột, mỗi cột ba luống. Luống trong cùng bố chia làm hai nửa, một nửa trồng rau diếp cá, một nửa trồng rau càng cua. Luống bên cạnh thì để trồng rau ngót. Các luống còn lại thì tùy mùa mà bố trồng các loại rau khác nhau. Mùa đông, xuân trời rét, bố sẽ trồng rau cải, rau thơm, rau xà lách, rau cần… Mùa hè, bố sẽ trồng rau tàu bay, rau má. Ở giữa các luống, bố lát các viên gạch đỏ chéo, tạo thành lối đi chắc chắn, lại sạch sẽ. Ở hai góc vườn đối nhau, bố trồng cây mướp và cây bầu, rồi dẫn cho nó bò lên khung dàn che ở trên khu vườn. Thế là, mùa hè đi ra vườn không sợ nắng, trời mưa lại chẳng sợ ướt. Khi có quả thì chúng lủng lẳng phía dưới sàn trông thật thích mắt.

Ở lối vào khu vườn, bố có lắp một cái bơm nước ở đấy. Kéo theo vòi bơm, em có thể tưới nước cho cả khu vườn. Nhờ vậy, lúc nào cây trong vườn cũng tươi xanh. Từ lúc có khu vườn, hầu như nhà em không phải mua rau ngoài chợ nữa. Ăn rau do chính nhà mình trồng em cảm thấy ngon và sạch lắm. Thích vô cùng. Mỗi ngày chủ nhật, em sẽ theo bố mẹ ra vườn, làm cỏ cho rau mọc tốt. Thỉnh thoảng khi bố bận, em sẽ xin được ra vườn tưới rau thay bố. Lúc ấy, em cảm thấy vui sướng vô cùng vì mình làm được việc có ích.

Khu vườn sau nhà đối với em không chỉ là một nơi để trồng rau. Mà nó còn là nơi để em được thư giãn sau giờ học mệt mỏi. Em sẽ cố dành dành thời gian để thường xuyên tưới nước, làm cỏ cho khu vườn. Để khu vườn luôn là một ốc đảo nhỏ tươi xanh.

Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31

Đánh giá

0

0 đánh giá