Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 12 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.
Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 12
1. Kiến thức trọng tâm
- Em học luyện từ và câu: Tính từ.
- Em học về tìm hiểu cách viết và viết hướng dẫn thực hiện một công việc.
2. Đọc hiểu - Luyện tập
Pho tượng (trích)
Pho tượng được tạc bằng ngọc thạch rất trắng, rất trong và mịn. Tượng đặt trong một cái hộp bằng pha lê và lại được để ngay giữa tầng lầu cao nhất. Bên ngoài có chấn song bằng thép, không ai có thể nhấc ra được. Tôi bèn thử đi một vòng. Đôi mắt của pho tượng cứ như đang nhìn theo. Hiển nhiên, đây là điều không tưởng tượng nổi. Dáng người pho tượng như đang bay lên. Sống động đến lạ lùng. Tay phải giơ cao, đầu ngửa ra phía sau một chút. Tay trái hơi duỗi về phía trước. Đó là Quan Âm Bồ Tát đang hướng lên trời. Cánh tay phác họa một động tác ban phước lành cho chúng sinh. Người nghệ sĩ tài tình đến mức đã miêu tả được cả những trải nghiệm gây ấn tượng cho người ta đến thế. Ngay cả quần áo trên pho tượng cũng cực kì độc đáo, thể hiện kết quả sáng tạo kì tài của người nghệ sĩ.
Lâm Ngữ Đường - Mai Ngọc Thanh dịch
Câu 1. Pho tượng Quan Âm Bồ Tát được làm bằng chất liệu gì?
A. Được làm bằng gỗ dày và cứng.
B. Được làm bằng sứ rất trắng và mịn.
C. Được làm bằng ngọc thạch rất trắng, rất trong và mịn.
D. Được làm bằng đồng rất đẹp và chắc chắn.
Câu 2. Khi nhìn pho tượng, tác giả nhận thấy điều gì không tưởng tượng nổi?
A. Đôi mắt của pho tượng nhìn tác giả với sự lo sợ và niềm đau khổ.
B. Đôi mắt của pho tượng nhìn tác giả với niềm yêu thương và lo sợ.
C. Đôi mắt của pho tượng như nhìn theo khi tác giả đi quanh tượng.
D. Đôi mắt của pho tượng nhìn tác giả rất trìu mến và âu yếm. sĩ.
Câu 3. Quần áo trên pho tượng có điểm gì nổi bật?
A. Cực kì độc đáo, thể hiện kết quả sáng tạo kì tài của người nghệ sĩ.
B. Sống động đến lạ lùng, bộc lộ tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ.
C. Miêu tả được những trải nghiệm gây ấn tượng cho người xem.
D. Miêu tả được vẻ ngoài sống động, bộc lộ tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ.
Câu 4. Theo em, pho tượng chân thực như thế nào?
A. Đôi mắt của pho tượng như đang nhìn theo, dáng người như bay lên, tay giơ cao và đầu ngửa ra phía sau.
B. Dáng đứng của pho tượng sinh động như dáng đứng của người thật.
C. Đôi tay pho tượng như muốn ôm lấy tác giả vào lòng.
D. Quần áo pho tượng giống như quần áo của người thật.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 (Đề 1)
Đề bài:
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Viếng Lê-nin
Mát-xcơ-va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga, khí trời lạnh dưới 40 độ âm, Lê-nin vừa mất được mấy hôm.
Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên gầy gò, đầu đội mũ cát-két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé ti bước vào và nói:
- Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa-ri đến. Nhờ các đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê-nin.
Mấy đồng chí người Pháp và I-ta-li-a trong phòng đều khuyên anh đợi đến ngày mai có áo ấm hãy đi. Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình, Ai cũng cho rằng thế là anh chịu nghe rồi.
Ngoài trời lúc này, tuyết tạm ngừng rơi, lạnh như cắt ruột. Rét quá! Tiết trời như cùng chia buồn với lòng người.
Khoảng mười giờ đêm, phòng số 8 lại có tiếng gõ cửa nhẹ. Cửa mở. Vẫn là người thanh niên trong bộ quần áo mỏng mùa thu. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. Anh vừa nói vừa run cầm cập:
- Tôi vừa đi viếng Lê-nin về. Tôi không thể chờ đến ngày mai mới viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. Các đồng chí có nước chè nóng không?
(Theo Giéc-ma-nét-tô)
Chú giải:
- Lê-nin (1870-1924): lãnh tụ Cách mạng tháng Mười Nga, người sáng lập ra Liên Bang Xô viết.
- Mát-xcơ-va: thủ đô nước Nga.
- Khách sạn Luých: tên một khách sạn ở Mát-xcơ-va.
- Pa-ri: thủ đô nước Pháp.
a) Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 để làm gì?
b) Vì sao mọi người khuyên Nguyễn Ái Quốc ngày mai hãy đi viếng Lê-nin?
c) Câu chuyện đã giúp em hiểu thêm điều gì về người thanh niên Nguyễn Ái Quốc?
A. Đó là một người yêu nước.
B. Đó là một người rất giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin.
C. Đó là một người rất giản dị.
Câu 2: Đọc đoạn văn sau:
Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này. Thật chẳng ai ngờ, những trò chơi thời thơ ấu ấy lại là bước chuẩn bị cho cậu bé trở thành nhà bác học nổi tiếng, “Người đã vượt lên trên tất cả những người thiên tài” – Nhà bác học vĩ đại trong các nhà bác học vĩ đại.
(Theo Câu chuyện danh nhân)
a. Tìm và gạch dưới các tính từ trong đoạn văn trên.
b. Em hiểu nghĩa của từ mơ mộng là:
Câu 3: Đặt câu với một tính từ mà em vừa tìm được trong câu 2.
Câu 4: Gạch dưới những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm từ sau:
A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn.
B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết, tím biếc.
C. Tròn xoe, méo mó, giảng dạy, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh.
b. Chọn một trong các tính từ sau và đặt câu: đỏ tươi, xanh thẳm, tím biếc.
Câu 5: Tìm phần kết bài của các câu chuyện sau:
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (SGK Tiếng Việt 4, tập 1 trang 15)
- “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 115)
a. Cho biết các kết bài đó được viết theo cách mở rộng hay không mở rộng?
b. Viết đoạn kết bài kiểu mở rộng cho truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
Đáp án
Câu 1:
a. Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 để nhờ những đồng chí trong đó hướng dẫn Người đi viếng Lê-nin.
b. vì thời tiết ngoài trời đang rất lạnh, trong khi Bác chỉ mặc chiếc áo thu mỏng trên người.
c. Đáp án B.
Câu 2:
a. Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này. Thật chẳng ai ngờ, những trò chơi thời thơ ấu ấy lại là bước chuẩn bị cho cậu bé trở thành nhà bác học nổi tiếng, “Người đã vượt lên trên tất cả những người thiên tài” – Nhà bác học vĩ đại trong các nhà bác học vĩ đại.
b. Say mê là theo những hình ảnh tốt đẹp nhưng xa vời, không thực tế.
Câu 3:
- Những câu chuyện lịch sử thầy kể rất bổ ích cho chúng em.
- Ca sĩ nổi tiếng Chipu vừa có buổi biểu diễn ở Sài Gòn tối qua.
Câu 4:
a.
A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn.
B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết, tím biếc.
C. Tròn xoe, méo mó, giảng dạy, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh.
b.
- Cờ tổ quốc đỏ tươi tung bay trước gió trong ngày khai trường.
- Đây là lần đầu tiên nó được nhìn thấy một bầu trời xanh thẳm như thế.
- Mặt hồ được che phủ bởi màu hoa bèo tím biếc.
Câu 5:
a.
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu : “Bọn nhện sợ hãi……quang hẳn”: được viết theo kiểu không mở rộng.
- “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi : “Chỉ trong mười năm…. Người cùng thời”: được viết theo kiểu mở rộng.
b.
Bọn nhện sợ hãi, cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc, chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. Con đường về tổ Nhà Trò quang hẳn. Từ đó về sau bọn nhện không còn bắt nạt chị Nhà Trò nữa. Thương tình chị gầy yếu, lâu lâu kiếm được nhiều mồi ngon chúng đều chia sẻ giúp đỡ chị một ít.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 (Đề 2)
Đề bài:
Câu 1. Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào hai nhóm: chí phải, ý chí, chí lí, chí thân, chí khí, chí tình, chí hướng, chí công, quyết chí.
a. chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất):
M: chí phải, .............................
b) Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
M: ý chí, .............................
Câu 2. Ghi dấu X vào ☐ trước dòng nêu đúng nghĩa của từ nghị lực:
☐ Làm việc liên tục, bền bỉ.
☐ Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn.
☐ Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ.
☐ Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc.
Câu 3. Nối mỗi câu tục ngữ bên A và nghĩa thích hợp bên B
A |
B |
a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức. |
1) Đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng vì từ tay trắng mà làm nên sự nghiêp thì mới giỏi. |
b) Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. |
2) Phải chịu khó mới có thành công. |
c) Có vất vả mới thanh nhàn Không dưng ai dễ cầm tàn che cho. |
3) Đừng sợ thủ thách, khó khăn vì qua thử thách, khó khăn mới biết ai có tài, có đức. |
Câu 4. Đây là một số kết bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào.
a) Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.
.....................................................
b) Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mạnh mà chủ quan, biếng nhác.
.....................................................
c) Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước anh rùa có quyết tâm cao.
.....................................................
d) Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ : không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.
.....................................................
e) Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.
.....................................................
Câu 5. Chép lại kết bài của các truyện sau: Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. Cho biết đó là những kết bài theo cách nào.
Tên truyện |
Đoạn kết bài |
Kiểu kết bài |
Một người chính trực |
.............. |
.............. |
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca |
.............. |
.............. |
Câu 6. Viết kết bài của truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca theo cách khác:
Đáp án
Câu 1. Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào hai nhóm: chí phải, ý chí, chí lí, chí thân, chí khí, chí tình, chí hướng, chí công, quyết chí.
a. chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất):
M : chí phải, chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công
b) Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
M: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí
Câu 2. Ghi dấu X vào ô trước dòng nêu đúng nghĩa của từ nghị lực:
Chọn: Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động không lùi bước trước mọi khó khăn.
Câu 3. Nối mỗi câu tục ngữ ở bên A với nghĩa thích hợp ở bên B.
a - 3; b - 1; c - 2
Câu 4. Đây là một số kết bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào.
a) Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.
Kết bài không mở rộng chỉ cho biết kết cục của câu chuyện không bình luận gì thêm.
b) Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mạnh mà chủ quan, biếng nhác.
Kết bài mở rộng: nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.
c) Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước anh rùa có quyết tâm cao.
Kết bài mở rộng nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.
d) Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ: không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.
Kết bài mở rộng : nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.
e) Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.
Kết bài mở rộng : nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.
Câu 5. Viết lại kết bài của các truyện sau: Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. Cho biết đó là những kết bài theo cách nào?
Tên truyện |
Đoạn kết bài |
Kiểu kết bài |
Một người chính trực |
Tô Hiến Thành tâu : "Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá." |
Kết bài không mở rộng. |
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca |
Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt, "Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít nàm nữa". |
Kết bài không mở rộng. |
Câu 6. Viết kết bài của truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca theo cách kết bài mở rộng:
Truyện: Một người chính trực:
Câu chuyện trên giúp ta hiểu thêm về sự khảng khái, chính trực của Tô Hiến Thành - một con người luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Đáng để chúng ta học tập.
Câu chuyện trên đã nêu tấm gương sáng về sự chính trực, liêm khiết. Tô Hiến Thành mãi là tấm gương cho đời sau.
Truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
Sự dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý của em, đó là tình thương yêu và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với chính bản thân.
Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16