Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 14

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 14 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 14

1. Kiến thức trọng tâm

- Em học luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ.

- Em học về tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả con vật.

- Em học về quan sát con vật.

2. Đọc hiểu - Luyện tập

Ước

Nay em xếp hạc

Đếm đủ một trăm

Nhắm mắt ước thầm

Mong sao thành đạt.

 

Là người đưa thư

Đem niềm vui đến

Chân em đi khắp

Quê hương của mình.

Em là bác sĩ Pos

Chữa bệnh mọi người

Hay là cô giáo

Trẻ nghèo em chăm.

 

Mơ ước thật xinh

Là mơ hạnh phúc

Đến cho tất cả

Mọi người quanh ta.

Nguyễn Kim Nguyệt

Câu 1. Trong khổ thơ đầu tiên, bạn nhỏ đã ước thầm điều gì?

A. Ước được trở thành bác sĩ chữa bệnh cho mọi người.

B. Ước đếm được những ngôi sao trên bầu trời.

C. Ước sau này lớn lên là người thành đạt.

D. Ước được trở thành cô giáo dạy học cho trẻ em nghèo.

Câu 2. Bạn nhỏ trong bài thơ mơ ước được trở thành những ai?

A. Người thành đạt, người đưa thư, bác sĩ, cô giáo.

B. Bác sĩ, chú bộ đội, người đưa thư.

C. Bác sĩ, cô giáo, người đưa thư.

D. Được trở thành những người có ích.

Câu 3. Vì sao bạn nhỏ lại muốn trở thành người đưa thư?

A. Đem niềm vui đến cho mọi người và được đi khắp quê hương của mình.

B. Đem những lá thư đến cho mọi người và được đi khắp quê hương mình.

C. Được tung tăng hát ca và dạo bước khắp nơi trên con đường quê hương.

D. Được mọi người yêu mến và được đi khắp quê hương mình.

Câu 4. Em có suy nghĩ gì về trớc mơ của bạn nhỏ trong bài thơ trên:

A. Ước mơ lớn lao và cao cả. A.

B. Ước mơ thật bình dị, thân thuộc.

C. Ước mơ viển vông, không thực tế.

D. Ước mơ xa lạ với cuộc sống của bạn nhỏ.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 (Đề 1)

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Trái tim người mẹ

Một hôm, cơn mưa dông rất lớn ập tới khu rừng. Sấm sét đùng đùng, chớp giật nhấp nhoáng cả bầu trời. Ba cây Bạch Dương con run rẩy vì hoảng sợ. Bạch Dương mẹ xòe cành ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!”. Nhưng Bạch Dương mẹ chưa kịp nói hết câu thì một tiếng nổ chói vang lên. Tia sét đã đánh trúng Bạch Dương mẹ, đốt cháy sém cả thân cây. Vẫn nhớ bảo vệ các con nên Bạch Dương mẹ vẫn cố đứng vững. Không một phút nào Bạch Dương mẹ không nhớ bảo vệ các con mình. Không một phút nào Bạch Dương mẹ quên xòe cánh ôm chặt các con. Chỉ đến khi cơn dông hung tợn đã qua, gió đã thôi gầm rú, ánh nắng đã tràn về thì thân Bạch Dương mẹ mới chịu gục ngã….

(Theo Hạt giống tâm hồn)

a) Cây Bạch Dương mẹ đã làm những gì để bảo vệ con trong cơn dông tố?

b) Tìm một từ đồng nghĩa với từ bảo vệ và đặt một câu với từ đó.

c) Từ run rẩy trong câu Ba cây Bạch Dương con run rẩy vì hoảng sợ thuộc loại từ gì?

d) Dựa vào nội dung bài hãy viết 1-2 câu nói về tình thương yêu con của người mẹ.

Câu 2: Tìm từ ngữ nghi vấn trong mỗi câu hỏi dưới đây.

a. Bạn đã có cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí chưa?

b. Sao có thể làm được như vậy?

c. Anh đang ngắm bầu trời đấy à? – Chị Vịt thấy thế liền hỏi.

d. Con có biết tại sao cây bông hồng kia lại to và đẹp rực rỡ hơn các cây khác không?

Câu 3: Khi em đang học bài, em của em nghịch ngợm làm em không tập trung học bài được. Em nói: Em có thể ra ngoài chơi cho anh học được không? Câu hỏi trên được dùng để làm gì? Khoanh vào đáp án đúng.

A. Để hỏi điều chưa biết.

B. Để đưa ra một sự khẳng định.

C. Để tỏ thái độ khen chê.

D. Để nêu lên một yêu cầu, mong muốn.

Câu 4:  Đặt câu hỏi cho mỗi tình huống sau:

a. Đề nghị bạn Nga đi học đúng giờ:

b. Khen nhà của bạn sạch:

c. Chê bạn không giữ gìn sách vở sạch đẹp:

Câu 5:  Viết một đoạn văn (5-8 câu) miêu tả chi tiết về chiếc cặp sách của em. (Trong đoạn văn có dùng hình ảnh so sánh)

Đáp án

Câu 1:

a. Cây Bạch Dương mẹ đã xòe cành ôm chặt,dỗ dành, bảo vệ các con khỏi cơn dông tố.

b. Từ đồng nghĩa với bảo vệ : trông coi, trông nom, ngăn cản5, che chở, ...

    Chúng tôi trông nom khu vườn của mẹ thật cẩn thận, không để cho lũ gà quái ác vào phá hoại.

c. Từ run rẩy là động từ

d. Mẹ là người phụ nữ vĩ đại nhất trong cuộc đời. Mẹ chăm sóc, yêu thương con vô điều kiện, luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất.

Câu 2:

a. Bạn đã có cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí chưa?

b. Sao có thể làm được như vậy?

c. Anh đang ngắm bầu trời đấy à? – Chị Vịt thấy thế liền hỏi.

d. Con có biết tại sao cây bông hồng kia lại to và đẹp rực rỡ hơn các cây khác không?

Câu 3: Đáp án: D

Câu 4:

a. Đề nghị bạn Nga đi học đúng giờ:

- Từ ngày mai Nga có thể đi học đúng giờ được không?

b. Khen nhà của bạn sạch:

- Sao mà nhà bạn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ thế nhỉ?

c. Chê bạn không giữ gìn sách vở sạch đẹp:

- Sách vở như thế này mà cậu bảo cậu giữ gìn sạch đép à?

Câu 5:

Chiếc cặp của em có hình chữ nhật nằm ngang được làm bằng da với chiều dài 40cm, chiều rộng 30cm. Cặp có màu xanh nước biển, mặt trước là hình một chú rô-bốt khổng lồ đang giao chiến với khủng long. Mở cặp ra có 3 ngăn: ngăn trong cùng đựng sách, ngăn ở giữa để vở và một ngăn nhỏ xíu ở ngoài cùng em để bút. Chiếc khóa ấn đề đóng cặp được mạ kền sáng loáng như gương. Phía sau cặp có hai quai đeo trên vai được làm bằng vải dù rất chắc chắn. Vẻ ngoài của chiếc cặp trông thật tuyệt và bắt mắt.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 (Đề 2)

I – Bài tập về đọc hiểu

Tên bạn khắc bằng vàng

   An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”.

   Ma-ri hào hứng:

- Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”.

   An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức :

- Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được.

   Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại:

- Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi.

   An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói:

- Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần.

   Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để teenMa-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An-ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt:

- Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích!

   Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên:

- Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo. – Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne?

- Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu!

   Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh.

   Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE.

(Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1 . Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma-ri và An-ne là gì?

a- Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp

b- Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng

c- Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la

Câu 2 . Chi tiết nào cho thấy An-ne rất giận khi chị gái nói sẽ giành quyền gửi phiếu khuyến mãi?

a- Vùng vằng nói dỗi với chị rằng không cần chiếc cặp

b- Ra vẻ hờ hững, không thèm để ý đến gói bưu phẩm

c- Giận dỗi, diễ cợt chị, chê chiếc cặp tóc quê mùa.

Câu 3 . Chi tiết nào dưới đây cho thấy cảm xúc của An-ne khi nhìn thấy chiếc cặp?

a- Không kìm lòng được nên đã đến bên bàn xem chiếc cặp

b- Chộp lấy hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ vì rất thích thú

c- Nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh

Câu 4. Vì sao An-ne cảm thấy vừa thương yêu chị vừa xấu hổ khi nhìn chiếc cặp có tên mình?

a- Vì đã hiểu nhầm tình thương thầm kín của chị dành cho mình

b- Vì thấy chị rất vui vẻ mời mình xem chiếc cặp tóc đẹp tuyệt

c- Vì đã vờ tỏ ra hờ hững nhưng lại lén xem chiếc cặp tóc đẹp

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Điền vào chỗ trống:

a) Tiếng bắt đầu bằng hoặc x

   Mùa …. Đã đến. Từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng ….bay tới, đuổi nhau chung quanh những mái nhà. Mùa…..đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì….trên trái đất lại vươn lên ánh…. mà sinh….. nảy nở với một …..mạnh không cùng.

(Theo Nguyễn Đình Thi)

b) Tiếng chứa vần ât hoặc âc

  Sau một ngày múc nước giếng, hai xô nước ngồi nghỉ ngơi. Một cái xô luôn càu nhàu, không lúc nào vui vẻ. Nó nói với cái xô kia:

- Cuộc sống của chúng ta chán…… đấy. Chúng ta chỉ đầy khi được…..lên khỏi giếng, nhung khi bị hạ xuống giếng thì chúng ta lại trống rỗng.

  Chiếc kia không bao giờ càu nhàu, lúc nào cũng vui vẻ. Nó nói:

- Đúng vậy. Nhưng tớ lại không nghĩ như cậu. Chúng ta chỉ trống rỗng khi bị hạ xuống giếng thôi, còn khi được…………lên khỏi giếng thì chúng ta luôn luôn đầy ắp.

(Theo La Phông-ten)

Câu 2: . Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:

a) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.

Câu hỏi :………………………………………………………..

b) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.

Câu hỏi :………………………………………………………..

c) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.

Câu hỏi :………………………………………………………..

Câu 3. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi? Ghi dấu X vào □ trước ý trả lời đúng .

☐ Bạn có thích chơi diều không?

☐ Tôi không biết bạn có thích chơi diều không?

☐ Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất ?

☐ Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?

☐ Thử xem ai khéo tay hơn nào?

Câu 4: Đọc phần thân bài của bài văn tả cái trống trường (Tiếng Việt 4, tập một, trang 145), thực hiện các yêu cầu sau:

a) Viết lại câu văn tả bao quát cái trống

b) Viết tên các bộ phận của cái trống được miêu tả

c) Viết lại những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống

Viết thêm phần mở bài

Viết thêm phần kết bài

Đáp án

Phần I-

1.b             2.a                3.c           4.a

Phần II -

Câu 1.

a) xuân, xa, xuân, sống, sáng, sôi, sức

b) thật, nhấc, nhấc

Câu 2.

a) Bằng lăng đã làm gì để đợi bé Thơ?

b) Bằng lăng đã giữ lại cái gì để đợi bé Thơ?

c) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để làm gì?

Câu 3.

Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi? Ghi dấu X vào □ trước ý trả lời đúng

x: Tôi không biết bạn có thích chơi diều không?

x: Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất?

x: Thử xem ai khéo tay hơn nào?

Câu 4: Đọc phần thân bài của bài văn tả cái trống trường (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 145), thực hiện các yêu cầu sau:

a) Viết câu văn tả bao quát cái trống:

Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chê trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.

b) Viết tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: mình trống, ngang lưng trống, hai đầu .

c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống:

- Hình dáng: Tròn như cái chum, mình trống được ghép bằng những mảnh gỗ dầu, ngang lưng quấn hai vành đai to như rắn cạp nong, nom rất hùng dũng; Hai đầu trống bịt kín da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

Âm thanh: Tiếng Ồm Ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng báo hiệu giờ vào lớp, nhịp khắc “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” cho học sinh tập thể dục, “xả hơi” một hồi dài là học sinh dược nghỉ.

Viết thêm phần mở bài

- Trực tiếp: Ở trường em có một vật mà ai cũng yêu quý, đó là chiếc trống trường.

- Gián tiếp: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.

Viết thêm phần kết bài

- Mở rộng: Tôi biết, ngoài tôi ra còn có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa với tôi, hay những thế hệ học trò trước tôi thậm chí là sau tôi đều không thể quên được chiếc trống trường, không thể quên được hình dáng thân thương và những âm thanh quen thuộc của nó nữa.

- Không mở rộng: Thế là hết một ngày học, chúng tôi tạm biệt mái trường, tạm biệt anh trống, chúng tôi ra về.

Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18

Đánh giá

0

0 đánh giá