Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 11

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 11 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 11

1. Kiến thức trọng tâm

- Em học luyện từ và câu: Luyện tập về biện pháp nhân hóa.

- Em học về viết đoạn văn tưởng tượng.

2. Đọc hiểu - Luyện tập

Cồng chiêng trong đời sống của người Xơ Đăng (trích)

Cồng chiêng như hơi thở cuộc sống, gắn bó mật thiết với con người Tây Nguyên. Cộng đồng người Xơ Đăng cũng sáng tạo ra một không gian văn hóa cồng chiêng độc đáo, mang bản sắc riêng của dân tộc mình. Có bộ chỉ gồm 2 chiếc cho đến bộ đầy đủ lên tới 15 hoặc 18 chiếc. Ở những bộ chiêng như thế có cồng loại có núm thường giữ chức năng đệm và chiêng là loại không có núm, còn gọi là chiêng bằng thể hiện bài bản, giai điệu.

Cồng chiêng gắn liền với lễ hội, mà lễ hội dân gian của các dân tộc bản địa ở Kon Tum khá dày, diễn ra quanh năm với chu kỳ sinh trưởng của cây lúa rẫy. Cồng chiêng có khả năng trình diễn độc lập, nhưng cũng có thể kết hợp với nhiều loại nhạc khí khác, kể cả giọng hát của con người.

Nghệ thuật cồng chiêng đã đạt tới mức độ hoàn chỉnh khá cao, cả về nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng, đã bộc lộ tài năng, tinh thần thượng võ và trình độ cộng đồng. Như vậy, âm nhạc cồng chiêng đã khẳng định được giá trị của mình không chỉ trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng sông núi, qua bao thế hệ, được biểu hiện trong đời sống văn hoá cộng đồng của người Xơ Đăng.

TS. A Tuấn

Câu 1. Trong bài đọc, sự vật gắn bó mật thiết với con người Tây Nguyên là gì? A. Nhà Rông.

B. Cà phê.

C. Con voi.

D. Cồng chiêng.

Câu 2. Cộng đồng người Xơ Đăng đã sáng tạo ra cái gì?

A. Đã sáng tạo ra nghề trồng lúa nước, mang đậm bản sắc riêng của dân tộc mình.

B. Sáng tạo ra những lễ hội dân gian, mang đậm bản sắc riêng của dân tộc mình.

C. Sáng tạo ra một không gian văn hóa cồng chiêng độc đáo, mang bản sắc riêng của dân tộc mình.

D. Sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ độc đáo, mang đậm bản sắc riêng của dân tộc.

Câu 3. Cồng chiêng gắn liền với điều gì?

A. Gắn liền với những hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng người Xơ Đăng.

B. Gắn liền với các hoạt động vào dịp lễ Tết của người dân Tây Nguyên.

C. Gắn liền với lễ hội dân gian của các dân tộc bản địa ở Kon Tum.

D. Gắn liền với đời sống âm nhạc của cộng đồng người Xơ Đăng.

Câu 4. Âm nhạc của Cồng Chiêng đã khẳng định được điều gì?

A. Khẳng định tài năng, tinh thần thượng võ và trình độ cộng đồng.

B. Khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo của người dân Tây Nguyên.

C. Khẳng định giá trị trong đời sống xã hội và là kết tinh của hồn thiêng sông núi.

D. Khẳng định sự quan trọng của mình trong đời sống xã hội.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11 (Đề 1)

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Đường đua của niềm tin

Thủ đô Mê-xi-cô, một buổi tối mùa đông năm 1968, đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-gia-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lym-pic với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.

Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu nổi sự tò mò, Búc Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa.

Giôn Xti-phen trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với sự cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua mà là để hoàn thành cuộc đua.”

      (Theo Bích Thủy)

a) Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào?

b) Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua như vậy?

c) Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

A. Hãy nỗ lực hết sức và có trách nhiệm hoàn thành trọn vẹn công việc của mình.

B. Đừng bỏ cuộc thi đấu thể thao.

C. Đừng buồn khi không giành được chiến thắng trong cuộc thi.

Câu 2: Gạch 1 gạch dưới động từ, 2 gạch dưới từ bổ sung ý nghĩa cho các động từ đó trong mỗi câu sau:

a. Đoàn thương nhân đã đi ra khỏi sa mạc.

b. Trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông.

c. Trời sắp sang xuân mà tiết trời còn lạnh giá.

Câu 3: Đọc đoạn văn và viết các từ in đậm vào cột thích hợp trong bảng:

Núi đồi, làng bản chìm trong biển mây mù. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm. Lá thông vi vu một điệu đàn bất tuyệt. Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương mạch xanh um, trông như những ô bàn cơ. Chốc chốc một điệu hát H’Mông lại vút lên trong trẻo.

Câu 4: Gạch dưới các tính từ trong đoạn văn sau và cho tiết các tính từ đó có điểm gì giống nhau:

Màu xanh của ruộng lúa đang thì con gái xanh mượt mà. Bầu trời thì cao xanh vời vợi, những đám mây xanh bồng bềnh, hàng cây đu đưa theo chiều gió xanh um. Các chú công nhân đi vào ca với màu áo xanh thẫm. Tất cả đều mang đến cho cuộc sống niềm tin yêu.

Câu 5: Hãy sắp xếp lại những câu dưới đây để có đoạn đối thoại về anh Nguyễn Ngọc Ký trong câu chuyện Bàn chân kì diệu.

1. Em: Anh ơi, ý chí và nghị lực có thể giúp con người làm được những việc phi thường anh nhỉ?

2. Anh: Anh rất khâm phục anh ấy.

3. Em: Vâng, đúng đấy anh ạ, đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân. Đúng là bàn chân kì diệu anh nhỉ?

4. Em: Em sẽ luyện chữ thật đẹp anh ạ, em còn cả đôi bàn tay lành lặn mà.

5. Anh: Anh tin em sẽ làm được điều ấy.

6. Em: Anh ơi! Hôm nay đi học em được nghe câu chuyện Bàn chân kì diệu anh ạ.

7. Anh: Đó là câu chuyện nói về Nguyễn Ngọc Ký phải không em?

8. Anh: Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng cho anh em ta học tập đấy em ạ!

Đáp án

Câu 1:

a. một bên chân bị thương và vết thương đang nhuốm máu.

b. Vì anh muốn làm tròn trác nhiệm của một vận động viên với đất nước mình.

c. Đáp án : A

Câu 2:

a. Đoàn thương nhân đã đi ra khỏi sa mạc.

b. Trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông.

c. Trời sắp sang xuân mà tiết trời còn lạnh giá.

Câu 3:

Núi đồi, làng bản chìm trong biển mây mù. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm. Lá thông vi vu một điệu đàn bất tuyệt. Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương mạch xanh um, trông như những ô bàn cơ. Chốc chốc một điệu hát H’Mông lại vút lên trong trẻo.

Danh từ

Động từ

Tính từ

núi đồi, làng bản, cánh hoa, đá tai mèo

Chìm, trút, xen

khẳng khiu, lấm tấm, lơ thơ, xanh um, chốc chốc, trong trẻo

Câu 4:

Màu xanh của ruộng lúa đang thì con gái xanh mượt mà. Bầu trời thì cao xanh vời vợi, những đám mây xanh bồng bềnh, hàng cây đu đưa theo chiều gió xanh um. Các chú công nhân đi vào ca với màu áo xanh thẫm. Tất cả đều mang đến cho cuộc sống niềm tin yêu.

- Các tính từ này có điểm giống nhau đều chỉ màu xanh.

Câu 5:

6. Em : Anh ơi! Hôm nay đi học em được nghe câu chuyện Bàn chân kì diệu anh ạ.

7. Anh : Đó là câu chuyện nói về Nguyễn Ngọc Ký phải không em ?

3. Em : Vâng, đúng đấy anh ạ, đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân. Đúng là bàn chân kì diệu anh nhỉ.

2. Anh : Anh rất khâm phục anh ấy.

4. Em sẽ luyện chữ thật đẹp anh ạ, em còn đôi bàn tay lành lặn mà.

5. Anh tin em sẽ làm được điều đấy.

1. Em : Anh ơi, ý chí và nghị lực có thể giúp cho con người làm được những việc phi thường anh nhỉ ?

8. Anh : Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng cho anh em ta học tập đấy em ạ!

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11 (Đề 2)

I – Bài tập về đọc hiểu

Cá Chép hóa Rồng

    Chuyện kể ngày xưa, vào mùa hạn hán, những cánh đồng, con sông đều trở nên khô cằn, nứt nẻ, các con vật sống rất khổ sở vì thiếu nước.

   Một hôm, mẹ con nhà Cóc dắt díu nhau đi tìm nước. Trên đường đi, các con vật thấy Cóc liền bảo hãy nghiến răng để trời ban mưa xuống cho vạn vật đỡ khổ. Cóc mẹ buồn rầu trả lời : “Đã nghiến đến trẹo cả quai hàm mà không thấy trời mưa” … Những lời than vãn của muôn loài đến tai Ngọc Hoàng. Cảm thương, Ngọc Hoàng liền truyền lệnh cho Long Vương tổ chức một cuộc thi vượt vũ môn. Thí sinh nào ba lần vượt vũ môn thành công sẽ được ban phép hóa Rồng, phun nước làm mưa giúp muôn loài.

   Khi cuộc được loan báo, các con vật Tôm, Rùa, Cá, Ếch,… rất náo nức. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có anh em nhà Cá Chép là siêng năng chăm chỉ, mỗi ngày họ bỏ nhiều thời gian và công sức để luyện tập nhảy cao, nhảy xa. Trong khi đó các con vật khác chỉ mải mê chơi. Đến ngày thi đấu, hầu hết các con vật đều không vượt qua được vũ môn đầu tiên. Chỉ riêng Cá Chép, nhờ chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó nên đã ba lần vượt vũ môn thành công, trở thành Rồng – một con vật linh thiêng, giúp muôn loài thoát khỏi nạn hạn hán và được mọi người kính trọng .

(Thúy Bình)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi vượt vũ môn nhằm mục đích gì?

a- Để muôn loài không than vãn vì thiếu chỗ thi thố tài năng

b- Để chọn con vật được phép hóa Rồng, phun nước làm mưa

c- Để chọn loài vật thay Cóc gọi trời làm mưa xuống trần gian

Câu 2: Vì sao chỉ có Cá Chép ba lần vượt qua được vũ môn?

a- Vì Cá Chép chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó

b- Vì các con vật khác chỉ mê chơi, chưa quyết tâm luyện tập

c- Vì Cá Chép có lợi thế vượt vũ môn so với các loài vật khác

Câu 3: Nhân vật Cá Chép trong câu chuyện tượng trưng cho điều gì?

a- Sức khỏe phi thường

b- Tài năng và sự khéo léo

c- Lòng quyết tâm và sự kiên trì

Câu 4: Câu tục ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa câu chuyện?

a- Có bột mới gột nên hồ

b- Có chí thì nên

c- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Viết lại các câu tục ngữ, ca dao sau cho đúng chính tả

a)

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai đổi hướng soay nền mặc ai

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

b) Chớ thấy xóng cã mà rả tay chèo

………………………………………………………………………..

c) Thắng không kiêu, bại không nãn

………………………………………………………………………..

Câu 2. Điền vào chỗ trống tiếng có vần ươn hoặc ương:

Bạch Thái Bưởi luôn có ý chí ..... lên, không bao giờ buồn nản, chán .... trước thất bại. Vì vậy, ông đã thành đạt trên thương .... Cuộc cạnh tranh với những chủ tàu người Hoa từ sau ngày khai .... công ti vận tải .... thuỷ chứng tỏ tài kinh doanh của ông. Tỏ tường tâm lí khách hàng, biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong mỗi người Việt, ông đã thắng các chủ tàu người Hoa, lập được một công ti lúc thịnh .... có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ. Ông xứng đáng với danh hiệu “bậc anh hùng kinh tế” mà người đương thời khen tặng.

Câu 3: Dùng tính từ để đặt câu miêu tả tính cách một người thân của em mà miêu tả đặc điểm một loài hoa mà em thích.

Câu 4: Sắp xếp những từ sau vào từng cột cho phù hợp.

Mảnh mai, thẳng thắn, xanh rêu, tròn trịa, chăm chỉ, xanh xao, bầu dục, xám xịt, thân thiện, cởi mở.

Tính từ chỉ màu sắc

Tính từ chỉ hình dáng

Tính từ chỉ tính chất, phẩm chất

     

Câu 5: Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó.

Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên. Ghi lại vắn tắt nội dung cuộc trao đổi để chuẩn bị cho bài tập làm văn kể miệng ở lớp. (Đọc phần gợi ý trong sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 109 - 110.)

Đáp án

Phần I.

1.b         2.a           3.c        4.b

Phần II.

Câu 1:

-  Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai đổi hướng xoay nền mặc ai

- Chớ thấy sóng cả mà  tay chèo.

- Thắng không kiêu, bại không nản.

Câu 2. Điền vào chỗ trống tiếng có vần ươn hoặc ương

Bạch Thái Bưởi luôn có ý chí vươn lên, không bao giờ buồn nản, chán chường trước thất bại. Vì vậy, ông đã thành đạt trên thương trường. Cuộc cạnh tranh với những chủ tàu người Hoa từ sau ngay khai trương công ti vận tải đường thủy chứng tỏ tài kinh doanh của ông. Tỏ tường tâm lí khách hàng, biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong mỗi người Việt, ông đã thắng các chủ tàu người Hoa, lập được một công ti lúc thịnh vượng có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ. Ông xứng đáng với danh hiệu bậc "anh hùng kinh tế" mà người đương thời khen tặng.

Câu 3:

- cẩn thận: Bố em là một người rất cẩn thận, chu đáo.

- hồng phấn: Tháng 3, những cánh hoa hồng phấn bung nở làm say mê bao du khách ghé thăm.

Câu 4:

Tính từ chỉ màu sắc

Tính từ chỉ hình dáng

Tính từ chỉ tính chất, phẩm chất

Xanh rêu, xanh xao, xám xịt,

Mảnh mai, tròn trịa, bầu dục,

thẳng thắn, chăm chỉ, thân thiện, cởi mở.

Câu 5:

- Con gái: Ba à, thầy Ký giỏi quá phải không ba!

- Cha: Con gái có thấy khâm phục thầy Ký không?

- Con gái: Thưa ba, có chứ ạ! Con không tưởng tượng được rằng có người nhiều nghị lực đến thế. Với đôi bàn chân của mình mà thầy Ký có thể viết được chữ, lại học giỏi nữa thì thật đáng khâm phục ba ạ!

- Cha: Trong cuộc sống có rất nhiều người có nghị lực như thế đấy, con gái ạ! Thầy Ký là tấm gương sáng về vượt khó, rất đáng để con học tập đó.

- Con gái: Con thấy mình ngưỡng mộ thầy Ký quá. Từ nay trở đi. Con cũng sẽ kiên trì, và chăm chỉ hơn nữa!

- Cha: Như vậy thì tốt lắm! Ba mẹ luôn mong con học hành thật tốt, rèn luyện đạo đức thật tốt. Đó chính là con đường mở ra cánh cửa tương lai của con đó!

- Con gái: Thưa ba, vâng. À mà ba ơi, con sẽ đem chuyện này kể cho các bạn con nghe, chắc các bạn cũng sẽ khâm phục lắm

- Cha: Ừ! con đem kể lại cho các bạn nghe đi

+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký, bị liệt hai tay từ nhỏ nhưng nhờ ham học, lại có lòng kiên nhẫn, bền bỉ, quyết tâm vượt qua khó khăn, Thầy Ký đã dùng đôi bàn chân của mình viết được chữ. Không những vậy, chữ thầy Ký còn rất đẹp. Hiện thầy Nguyễn Ngọc Ký đang dạy môn Ngữ văn tại một trường trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã được Nhà nước phong là Nhà giáo Ưu tú.

Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15

Đánh giá

0

0 đánh giá