Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 15

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 15 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu 

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 15

1. Kiến thức trọng tâm

- Em học luyện từ và câu: Dấu gạch ngang.

- Em học về luyện viết đoạn văn và lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật.

2. Đọc hiểu - Luyện tập

Câu chuyện của hai hạt mầm

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: “Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thứ những giọt sương mai đọng trên cành lá.”. Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo: “Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt nga chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.”. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt mổ ngay lập tức.

Hạt giống tâm hồn

Câu 1. Hai hạt mầm nằm ở đâu?

A. Nằm trên một cánh đồng bỏ hoang.

B. Nằm trên một mảnh

C. Nằm trong một chậu cây.

D. Nằm lạc lõng trên

Câu 2. Ước mơ của hạt mầm đầu tiên là gì?

A. Muốn được lớn lên và trở thành một bông hoa đẹp.

B. Muốn được nảy mầm và lớn lên trên mảnh đất màu mỡ.

C. Muốn được cảm nhận những tia nắng ấm áp của mặt trời.

D. Muốn được cảm nhận những giọt sương trên cánh hoa.

Câu 3. Vì sao hạt mầm thứ hai lại chọn cách nằm im và chờ đợi?

A. Vì sợ những bông hoa đẹp sẽ bị các bạn nhỏ lấy đi mất.

B. Vì lo sợ đàn chim bay đến sẽ nuốt lấy những chồi non mới mọc ra.

C. Vì sợ ở sâu trong lòng đất tăm tối hạt mầm không nở hoa được.

D. Vì sợ côn trùng nuốt mất chồi non mới nở và sợ bọn trẻ vặt hoa đùa nghịch.

Câu 4. Em có suy nghĩ gì về hạt mầm thứ hai?

A. Dám vượt qua những khó khăn và sợ hãi để nở ra những bông hoa đẹp.

B. Luôn lo sợ và không dám đối mặt với những khó khăn trước mắt.

C. Dám vượt qua nỗi sợ hãi để đâm chồi non và nở ra những bông hoa đẹp.

D. Ban đầu cảm thấy lo sợ nhưng sau đó đã mạnh mẽ vượt qua.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 (Đề 1)

Đề bài:

Câu 1. Viết tên các đồ chơi hoặc trò chơi:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch

- ch:

+ Đồ chơi: M: chong chóng,

+ Trò chơi: ...........

- tr:

+ Đồ chơi:M: trống cơm

+ Trò chơi: ...........

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã

- Thanh hỏi

+ Đồ chơi: M: tàu hỏa,

+ Trò chơi: ...........

- Thanh ngã

+ Đồ chơi: M : ngựa gỗ

+ Trò chơi: ...........

Câu 2. Miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên:

(Đồ chơi: hình dáng, cách chơi. Trò chơi: tên trò chơi, cách chơi.)

Câu 3. Viết tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

Đồ chơi: .............

Trò chơi: .............

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

Đồ chơi: .............

Trò chơi: .............

Câu 4. Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác:

- Đồ chơi

- Trò chơi

Câu 5. Trong các trò chơi, đồ chơi kể trên:

a) - Những trò chơi các bạn trai thường ưa thích: M:đá bóng, đấu kiếm,

- Những trò chơi các bạn gái thường ưa thích

- Những trò chơi cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích

b) - Nhũng trò chơi, đồ chơi có ích. Có ích thế nào?

- Chơi các đồ chơi ấy như thế nào thì chúng có hại?

c) Những đồ chơi, trò chơi có hại. Có hại thế nào?

Câu 6. Tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi:

M: say mê, ...............................

Câu 7. Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay:

Mở bài: .....................

Thân bài: .....................

Kết bài: ................

Đáp án

Câu 1. Viết tên các đồ chơi hoặc trò chơi:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch

- ch:

+ Đồ chơi: M: chong chóng, chó bông, que chuyền

+ Trò chơi :chọi dế, chơi chuyền.

- tr:

+ Đồ chơi: M: trống cơm, trống ếch, cầu trượt

+ Trò chơi: trốn tìm, cầu trượt, cắm trại, ...

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã

- Thanh hỏi

+ Đồ chơi: M: tàu hỏa, tàu thủy

+ Trò chơi: nhảy dây, thả diều, nhảy ngựa

- Thanh ngã

+ Đồ chơi: M: ngựa gỗ

+ Trò chơi: bày cỗ, diễn kịch.

Câu 2. Miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên:

Em rất thích trò chơi câu trượt. Đi từng bậc thang nhỏ lên đỉnh cầu rồi trượt xuống theo đường máng phẳng và bóng loáng, em có cảm giác như mình đang lướt trên mây hay đang cưỡi gió đi tìm những miền đất lạ.

Câu 3. Viết tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau:

Hình 1) Đồ chơi: diều

Trò chơi: thả diều

Hình 2) Đồ chơi : đầu sư tử, đèn ông sao, đàn

Trò chơi : múa sư tử (múa lân), rước đèn.

Hình 3) Đồ chơi : dây, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa, đồ chơi nấu bếp.

Trò chơi: nhảy dây; cho búp bê ăn, lắp ghép mô hình, nấu ăn.

Hình 4) Đồ chơi : bộ xếp hình, mấy bộ điều khiển.

Trò chơi : trò chơi điện tử, xếp hình.

Hình 5) Đồ chơi: dây thừng, chả ná (súng cao su) (không nên chơi)

Trò chơi: kéo co, bắn (không nên chơi)

Hình 6) Đồ chơi: khăn bịt mắt

Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.

Câu 4. Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác:

- Đồ chơi : bóng, bi, máy bay, xích đu, bàn cờ; búp bê, súng phun nước, kiếm.

- Trò chơi: đá banh, bắn bi, ngồi xích đu, chơi cờ, chơi với búp bê...

Câu 5. Trong các trò chơi, đồ chơi kể trên:

a) - Những trò chơi các bạn trai thường ưa thích: Đá bóng, đấu kiếm, bắn bi, trò chơi điện tử, rượt bắt, chọi dế.

- Những trò chơi các bạn gái thường ưa thích: Chơi với búp bê, nấu ăn, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô quan

- Những trò chơi cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích: Thả diều, rước đèn, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê.

b) - Những trò chơi, đồ chơi có ích. Có ích thế nào? Thả diều (vui khỏe), chơi với búp bê (rèn tính dịu dàng, cẩn thận) nhảy dây (nhanh + khỏe)...

- Chơi các đồ chơi ấy như thế nào thì chúng có hại?: Chơi quá nhiều, quá sức sẽ mệt mỏi ảnh hưởng tới sức khỏe. Ham chơi quá độ quên ăn, quên ngủ cũng là không tốt.

c) Những đổ chơi, trò chơi có hại. Có hại thế nào?

=> Súng phun nước (ướt quần áo, đồ đạc, mang tính bạo lực), đấu kiếm (nguy hiểm, dễ làm nhau bị thương).

Câu 6. Tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi:

M: say mê, say sưa, ham thích, hào hứng, mê, thích, nhiệt tình.

Câu 7. Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.

Mở bài:

Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: là một chiếc áo sơ mi màu xanh hòa bình, đồng phục của trường em.

Thân bài

- Tả bao quát chiếc áo

+ Màu sắc: màu xanh hòa bình.

+ Kiểu dáng: tay ngắn, vừa vặn, rất thoải mái.

+ Chất vải: cô-tông, không có ni lông nên mùa đông ấm, mùa hè mát.

- Tả một số bộ phận nổi bật

+ Cổ áo mềm, được viền bằng những nếp gấp xinh.

+ Tay áo hơi phồng lên, cũng được viền thật khéo.

+ Một bên tay áo may logo của trường rất nổi bật.

+ Phía trước ngực thêu tên của em cùng tên lớp.

Kết bài

+ Hàng nút màu xanh nho nhỏ, được đơm rất chắc chắn.

- Em nói lên tình cảm của em với chiếc áo

+ Gắn bó thân thiết.

+ Em rất yêu quý, chiếc áo.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 (Đề 2)

Đề bài:

Câu 1:  Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Niềm tin

Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa, cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Hàng tháng đã trôi qua và mọi người dường như đã mất hết phần kiên nhẫn. Nhiều gia đình đã rời khỏi làng, còn những gia đình khác chỉ còn biết chờ đợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng, ông trưởng làng quyết định tổ chức một buổi cầu nguyện tập thể trên ngọn đồi cao nhất vùng. Ông thuyết phục tất cả mọi người trong làng đến dự và mọi người phải mang theo một vật thể hiện lòng tin của mình.

Chiều thứ bảy, những người dân làng với vẻ mặt mệt mỏi tập trung trên ngọn đồi và đều không quên mang theo những đồ vật thể hiện lòng tin. Có người mang theo một cái móng ngựa may mắn, có người mang theo chiếc mũ bảo vật của gia đình… Mặc dù chẳng ai tin chúng ta có thể thay đổi điều gì nhưng họ cũng đã mang theo rất nhiều thứ quý giá. Tất cả những người tham dự bắt đầu cầu nguyện và giơ cao những vật tượng trưng cho niềm tin. Như thể có phép màu, mây đen kéo tới và trời đổ mưa - những giọt mưa đầu tiên sau bao tháng trời khô hạn. Mọi người đều hân hoan vui sướng và ngay lập tức nổ ra một cuộc tranh cãi xem đồ vật nào đã mang lại may mắn cho ngôi làng. Ai cũng cho rằng đồ vật của mình là thiêng liêng nhất. Bỗng người ta nghe thấy tiếng một em bé gái reo lên:

- Con đã biết thế nào trời cũng đổ mưa mà. Mẹ thấy không, con đã mang theo chiếc ô này,bây giờ thì mẹ con mình về nhà mà không bị ướt!

Em bé giơ cao chiếc ô và cùng mẹ đi về nhà trong niềm hân hoan. Những người còn lại nhìn theo và hiểu rằng chính em bé mới là người có niềm tin lớn nhất. Niềm tin ấy đã mang mưa đến.

      (Theo Quà tặng cuộc sống)

a. Vì sao những người dân trong làng đều mang đến vật tượng trưng cho niềm tin?

b. Vì sao em bé mang theo chiếc ô?

c. Theo em niềm tin là gì?

Câu 2: Gạch dưới tên các trò chơi trong đoạn văn sau:

Trong các ngày hội, ngày Tết, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi như: Đánh đu, kéo co, bịt mắt bắt dê, vật, đánh cờ tướng, hô bài chòi... Đồng bào các dân tộc thiểu số cũng có các trò chơi khá phong phú như: Ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo... Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham gia.

Câu 3: Gạch dưới từ ngữ trong câu hỏi cho thấy thái độ lễ phép của Sọ Dừa :

Ngày hôm sau, Sọ Dừa lễ phép thưa với cha mẹ:

- Thưa cha mẹ, con xin phép đi chăn trâu cho nhà phú ông được không ạ?

Cha mẹ sửng sốt nhìn Sọ Dừa, thương con trào nước mắt.

Câu 4: Những câu sau là câu hỏi thiếu lịch sự. Em hãy thay từ ngữ để chúng trở thành các câu hỏi lịch sự.

a. Hôm nay con phải trực nhật, có cho con đi học sớm không?

b. Nếu hôm nay được điểm 10, có được đi xem phim không mẹ?

Câu 5:  Hãy thêm từ ngữ để tạo được câu hỏi lịch sự.

a. Hà hỏi mẹ: - chiều nay mẹ nhớ đón con sớm 

b. Tuấn hỏi Sơn: - Cậu có đi đá bóng 

c. Thu hỏi bố: Bố ơi, bố đã được đọc cuốn Truyện cổ tích Việt Nam 

Câu 6: Quyển sách, cây bút, thước kẻ, cái gọt bút chì, … là những đồ vật từng gắn bó thân thiết với em trong học tập. Hãy miêu tả, kết hợp nêu kỉ niệm đáng nhớ về một trong những đồ vật thân thiết đó.

Đáp án

Câu 1:

a. Vì họ tin rằng những vật đó sẽ mang lại điều may mắn khi cầu nguyện và có thể trời sẽ có mưa.

b. Vì em bé tin rằng sau buổi cầu nguyện trời chắc chắn sẽ có mưa nên em mang theo ô để khi trở về nhà sẽ không bị ướt.

c. Niềm tin là sự tin tưởng vào một điều gì đó và coi nó là có thật.

Câu 2:

Trong các ngày hội, ngày Tết, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi như: Đánh đu, kéo co, bịt mắt bắt dê, vật, đánh cờ tướng, hô bài chòi... Đồng bào các dân tộc thiểu số cũng có các trò chơi khá phong phú như: Ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo... Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham gia.

Câu 3:

Ngày hôm sau, Sọ Dừa lễ phép thưa với cha mẹ:

Thưa cha mẹ, con xin phép đi chăn trâu cho nhà phú ông được không ạ?

Cha mẹ sửng sốt nhìn Sọ Dừa, thương con trào nước mắt.

Câu 4:

a. Hôm nay con phải trực nhật, có cho con đi học sớm không?

- Hôm nay con phải trực nhật, bố mẹ cho con đi học sớm được không ạ?

b. Nếu hôm nay được điểm 10, có được đi xem phim không mẹ?

- Nếu hôm nay được điểm 10, con có được đi xem phim không mẹ?

Câu 5:

a. Hà hỏi mẹ: - chiều nay mẹ nhớ đón con sớm được không ạ?

b. Tuấn hỏi Sơn: - Cậu có đi đá bóng cùng tớ không?

c. Thu hỏi bố: Bố ơi, bố đã được đọc cuốn Truyện cổ tích Việt Nam chưa ạ?

Câu 6: 

Bài mẫu tham khảo

Đầu năm lớp 5, mẹ mới mua cho em một chiếc bút mực mới. Em rất vui mừng và ríu rít cảm ơn mẹ !

 Chiếc bút được làm bằng nhựa và có màu xanh dương trông rất đẹp mắt !? Ngòi bút nhìn như một chiếc là tre nhỏ được khắc thêm hình chữ H . Ở phần bơm mực được thiết kế một cách giản dị mà đặc biệt ! Nó rất dễ bơm chỉ cần kéo lên kéo xuống là bơm được mực ngay . Có một lần em quên không cất bút vào trong hộp mà lại cất nó vào ngăn nhỏ của cặp , không may ngăn đó đã bị rách và chiếc bút của em đã bị rơi mất . Đi được một đoạn bạn Linh đưa cho em một nắm kẹo . Em cma rơn Linh và cất kẹo vào ngăn em đựng bút và phát hiện em đã làm rơi mất bút ! Mẹ em boa rbút đó phải giữ thật cẩn thận từ giờ đến lướp 7 lớp 8 là mẹ không mua cho ! Em rất sợ nên thả vội kẹo vào giỏ xe và quay lại tìm chiếc bút đó ! Loay hoay mãi đến tận nhá nhem tối em mới tìm thấy nó ở chậu cây hoa của trường . 

Em lo sợ về nhà muộn sẽ bị mẹ đánh nên kể cho mẹ nghe cả câu chuyện ! Mẹ cười với em và nói : " Lần sau phải biết giữ gìn nhớ chưa . Đừng có về muộn như thế nữa mẹ lo cho con lắm đấy ! " Thật may là mẹ không đánh em . Nói gì đi nữa thì đây cũng là kỷ niệm đáng nhớ của em !

Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19

Đánh giá

0

0 đánh giá