Lý thuyết Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ (Cánh diều 2024) hay, chi tiết | Hóa học 11

3 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 11: Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 11.

Lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 11: Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ

A. Lý thuyết Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ

I. Thuyết cấu tạo hóa học

-Thuyết cấu tạo hóa học có các nội dung chính như sau:

+Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một trật tự nhất định. Trật tự liên kết đó dược gọi là cấu tạo hóa học.

+ Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị IV.

+Tính chất của các chất phụ thuộc và thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.

II. Công thức cấu tạo

-Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết (liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba) giữa các nguyên tử trong phân tử.

-Công thức cấu tạo đầy đủ: công thức cấu tạo biểu diễn tất cả các nguyên tử về liên kết trong phân tử.

-Công thức cấu tạo thu gọn: viết gộp carbon và các nguyên tử liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon đó thành một nhóm nguyên tử.

-Công thức khung phân tử (công thức cấu tạo thu gọn nhất): chỉ viết khung carbon và nhóm chức.

III. Chất đồng phân

1. Khái niệm

-Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

2. Phân loại

-Đồng phân cấu tạo: các chất có thứ tự liên kết khác nhau giữa các nguyên tử.

-Đồng phân cấu tạo: đồng phân mạch carbon, đồng phân về nhóm chức, đồng phân về vị trí nhóm chức.

-Đồng phân lập thể: sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử ngoài không gian.

IV. Đồng đẳng

-Chất đồng đẳng là những chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 và có tính chất hóa học tương tự nhau.

Sơ đồ tư duy Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ

B. Trắc nghiệm Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ

Câu 1. Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

A. C2H5OH, CH3OCH3.                                  

B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.                         

D. C4H10­, C­6H6.

Đáp án đúng là: A

Hai chất C2H5OH và CH3OCH3 có cấu tạo khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử C2H6O nên là đồng phân của nhau.

Câu 2. Công thức cấu tạo nào dưới đây là đồng phân của CH3CH2COOH?

A. CH2=CH-COOCH3.                                   

B. HOCH2CH2CHO.

C. CH3COOCH=CH2.                                     

D. CH3CH2COCH3.

Đáp án đúng là: B

HOCH2CH2CHO và CH3CH2COOH có cùng công thức phân tử là C3H6O2 nhưng có cấu tạo khác nhau nên là đồng phân của nhau.

Câu 3. Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?

A. C2H5OH và CH3-O-C2H5.                                

B. CH3-O-CH3 và CH3CHO.

C. CH3-CH2-CH2-OH và CH3-CH(OH)-CH3.        

D. CH3-CH2-CH2-CH3 và CH3-CH2-CH=CH2.

Đáp án đúng là: C

Cặp chất CH3-CH2-CH2-OH và CH3-CH(OH)-CH3 là đồng phân của nhau do có cùng công thức phân tử C3H8O nhưng công thức cấu tạo khác nhau.

Câu 4. Cho hai công thức cấu tạo:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 11 (có đáp án): Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Hai công thức cấu tạo biểu diễn hai chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau.

B. Hai công thức cấu tạo biểu diễn hai chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo tương tự nhau.

C. Hai công thức cấu tạo biểu diễn hai chất có công thức phân tử và cấu tạo đều khác nhau.

D. Hai công thức cấu tạo chỉ là công thức của một chất vì công thức phân tử và cấu tạo đều giống nhau.

Đáp án đúng là: D

Hai công thức cấu tạo chỉ là công thức của một chất vì công thức phân tử và cấu tạo đều giống nhau.

Câu 5. Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. CHCl=CH-CH3.                                        

B. CH3-CH2-CH2-CH3.

C. CH3-C≡C-CH3.                                         

D. CH3-CH=C(CH3)2.

Đáp án đúng là: A

Điều kiện để một chất có đồng phân hình học:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 11 (có đáp án): Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ

Vậy CHCl=CH-CH3 có đồng phân hình học.

Câu 6. Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự liên kết và kiểu liên kết của các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ người ta dùng công thức nào sau đây?

A. Công thức phân tử.                                    

B. Công thức tổng quát.

C. Công thức cấu tạo.                                      

D. Công thức đơn giản nhất.

Đáp án đúng là: C

Công thức cấu tạo cho biết số lượng nguyên tử, thứ tự liên kết và kiểu liên kết của các nguyên tử trong phân tử.

Câu 7. Cho công thức cấu tạo sau:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 11 (có đáp án): Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ

Công thức cấu tạo thu gọn của hợp chất là

A. CH3CH2CH2COOH.                                   

B. CH3CH2COOH.        

C. CH3CH2CH2OH.                                        

D. CH3CH2CHOHCHO.

Đáp án đúng là: A

Biểu diễn công thức cấu tạo thu gọn: các nguyên tử, nhóm nguyên tử cùng liên kết với một nguyên tử carbon được viết thành một nhóm.

Vậy công thức cấu tạo thu gọn của hợp chất là CH3CH2CH2COOH.             

Câu 8. Đồng phân là

A. những hợp chất có cùng phân tử khối nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau.

B. những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng có tính chất vật lí khác nhau.

C. những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng có tính chất hóa học khác nhau.

D. những chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.

Đáp án đúng là: D

Đồng phân là những chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.

Câu 9. Chất nào sau đây là đồng đẳng của CH ≡ CH?

A. CH2=C=CH2.                                             

B. CH2=CH‒CH=CH2.

C. CH≡C-CH3.                                               

D. CH2=CH2.

Đáp án đúng là: C

Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm methylen (CH2) được gọi là hiện tượng đồng đẳng.

Vậy CH≡C-CH3 và CH ≡ CH thuộc cùng dãy đồng đẳng.

Câu 10. Cặp chất nào sau đây cùng dãy đồng đẳng?

A. CH4 và C2H4.                                              

B. CH4 và C2H6.            

C. C2H4 và C2H6.                                             

D. C2H2 và C4H4.

Đáp án đúng là: B

Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm methylen (CH2) được gọi là hiện tượng đồng đẳng.

Vậy CH4 và C2H6 thuộc cùng dãy đồng đẳng.

Câu 11. Công thức cấu tạo thu gọn nhất của một hợp chất Y như sau:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 11 (có đáp án): Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ

Công thức cấu tạo thu gọn của Y là

A. Cl-CH2CH2-Cl.                                         

B. CH­3CH2CH2CHCl2.

C. Cl-CH2CH2CH2-Cl.                                  

D. C3H6Cl2.

Đáp án đúng là: C

Công thức cấu tạo thu gọn của Y là Cl-CH2CH2CH2-Cl.                   

Câu 12. Những công thức nào dưới đây biểu diễn cùng một chất:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 11 (có đáp án): Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ

A. X, Y, Z.                    

B. X, T, U.                    

C. X, Y, U.                   

D. Y, T, U.

Đáp án đúng là: C

X, Y, U cùng biểu diễn một chất.

Câu 13. Cho các cặp chất:

(1) CH3CH2OH và CH3OCH3­;                         

(2) CH3CH2Br và BrCH2CH3

(3) CH2=CH-CH2OH và CH3CH2CHO;          

(4) (CH3)2NH và CH3CH2NH2

Có bao nhiêu cặp là đồng phân của nhau?

A. 1.                             

B. 2.                             

C. 3.                             

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Bao gồm: (1), (3), (4) là các cặp đồng phân của nhau.

Cặp (2) là cùng một chất.

Câu 14. Trong các dãy chất sau đây, có mấy dãy gồm các chất là đồng đẳng của nhau?

(1) C2H6, CH4, C4H10;                                      

(2) C2H5OH, CH3CH2CH2OH;

(3) CH3OCH3, CH3CHO;                                 

(4) CH3COOH, HCOOH, C2H3COOH

A. 1.                             

B. 4.                              

C. 2.                              

D. 3.

Đáp án đúng là: C

Bao gồm các cặp: (1), (2).

Câu 15. Cho các chất sau đây:

(I) CH3-CH(OH)-CH3;                                   

(II) CH3-CH2-OH

(III) CH3-CH2-CH2-OH;                               

(IV) CH3-CH2-CH2-O-CH3

(V) CH3-CH2-CH2-CH2-OH;                        

(VI) CH3-OH

Các chất đồng đẳng của nhau là

A. (I), (II) và (VI).                                           

B. (I), III và (IV).

C. (II), (III), (V) và (VI).                                                                    

D. (I), (II), (III), (IV).

Đáp án đúng là: C

Các chất đồng đẳng của nhau là (II), (III), (V) và (VI).

Xem thêm các bài tóm tắt Hóa học lớp 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác: 

Lý thuyết Bài 10: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Lý thuyết Bài 11: Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ

Đánh giá

0

0 đánh giá