Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 27

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 27 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 27

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27 (Đề 1)

Thời gian: 45 phút

I – Bài tập về đọc hiểu

Ý chí người chiến sĩ

   Trong một trận càn của giặc Pháp, anh Bẩm bị giặc bắt. Giặc dụ dỗ anh khia ra đồng chí của mình nhưng anh không nói nửa lời. Giặc quấn băng kín hai bàn tay anh rồi tẩm xăng, châm lửa đốt. Hai bàn tay anh bị đốt đen thui trơ xương và gân. Rồi một đêm, chúng giải anh và mấy chiến sĩ xuống thuyền, chèo ra giữa sông, lần lượt quăng từng người xuống nước.

   May vì hai tay không bị xích, anh Bẩm cố sức ngoi lên. Một đợt sóng mạnh như núi đè anh xuống. Nước xoáy tít, hút anh xuống vực thẳm. Anh lại cố đem sức tàn ngoi lên. Cuối cùng, anh mệt lử, nhưng đã thoát khỏi vực sâu.

   Sáng hôm ấy, anh dạt vào một bãi cát. Đề phòng địch phát hiện, anh nấp sau một đống rạ lớn, đợi trời tối mới về làng.

   Tựa vào đống rạ, anh thiu thiu ngủ. Đang chập chờn, anh bỗng thấy một đàn quạ đen bay đến, kêu inh ỏi, lao vào người anh đòi rỉa đôi tay. Anh xua chúng đi, chúng càng lăn xả vào một cách dữ tợn. Anh đành nghiến răng, thọc sâu 2 tay xuống cát. Đàn quạ không làm gì được, đành vỗ cánh bay đi.

   Bỗng anh thấy rát bỏng. Thì ra kiến lửa đang xúm vào đốt cả tay chân. Nước mắt chảy ròng ròng, nhưng sợ lộ, anh không dám ra khỏi đống rạ. Anh tự nhủ: nhất định phải sống để tiếp tục chiến đấu.

   Trời nhá nhem tối, anh Bẩm đứng dậy. Để tránh địch, anh không dám đi trên đường cái mà lội quanh hết ruộng này đến ruộng khác để tìm đường về thôn nhà. Đứng trước cái lều con của mẹ, anh khẽ gọi:

- U ơi! U!

   Có tiếng mẹ già hốt hoảng hỏi cọng ra. Anh run rẩy nói:

- Con, Bẩm đây. U mở cửa cho con!

   Cánh liếp nâng lên. Mẹ già cầm ngọn đèn hiện ra. Anh giơ tay đinh ôm lấy mẹ, song đầu gối anh bủn rủn, mắt hoa lên, kiệt sức, anh ngã khuỵu dưới chân mẹ.

(Theo Nguyễn Huy Tưởng)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Dòng nào dưới đây gồm các chi tiết cho thấy anh Bẩm bị giặc Pháp đối xử rất dã man?

a- Dụ dỗ anh khai ra đồng chí của mình; tẩm xăng hai bàn tay anh, châm lửa đốt đen thui, trơ trụi xương và gân

b- Tẩm xăng hai bàn tay anh, châm lửa đốt đen thui, trơ xương và gân; quăng xuống giữa sông trong đêm

c- Quăng anh xuống giữa dòng sông trong đêm tối; dụ dỗ anh khai ra các đồng chí cùng hoạt động với mình

Câu 2. Sau khi thoát khỏi vực sâu, anh Bẩm còn phải vượt qua những thử thách gì?

a- Bị dạt vào một bãi cát, phải nấp sau một đống rạ lớn kẻo địch phát hiện

b- Đàn quạ lao vào đòi rỉa chân tay bị thương; kiến lửa xúm vào đốt khắp người

c- Đàn quạ lao vào đòi rỉa đôi tay bị thương; kiến lửa xúm vào đốt cả tay chân

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 chi tiết nói về ý chí của người chiến sĩ trong câu chuyện?

a- Cố sức ngoi lên khỏi vực sâu; nghiến răng, thọc hai tay bị thương xuống cát; nước mắt chảy ròng ròng vì đau nhưng quyết không ra khỏi đống rạ

b- Cố sức lặn xuống vực sâu; giấu hai bàn tay bị thương trong đống rạ; nước mắt chảy ròng ròng vì xúc động nhưng quyết không ra khỏi đống rạ

c- Cố sức lặn ra khỏi vực sâu; nghiến răng, thọc cả hai tay chân bị thương xuống cát; nước mắt chảy ròng ròng vì đau nhưng quyết tâm ra khỏi đống rạ

Câu 4. Câu chuyện ca ngợi điều gì?

a- Tinh thần vượt khó của người chiến sĩ cách mạng

b- Quyết tâm tìm đường về nhà của người chiến sĩ cách mạng

c- Ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của người chiến sĩ cách mạng

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1.

a) Nối ô chữ ở cột A với ô chữ thích hợp ở cột B rồi viết từ ghép được vào chỗ trống:

A B

suất

khẩu

xuất

dừa

suất

trúc

xáo

ăn

sáo

trộn

M: sơ suất

…………………………

…………………………

………………………….

…………………………

b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in nghiêng rồi chép lại khổ thơ của Lê Anh Xuân:

Không một tấm hình, không một địa chi

Anh chăng đê lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường

Chi đê lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế ki

Anh là chiến si giai phóng quân

………………………………………………………….

………………………………………………………….

………………………………………………………….

………………………………………………………….

Câu 2.

a) Gạch dưới câu khiến trong các đoạn trích sau:

(1) Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:

- Xin ông thả cháu ra!

(2) Nai Nhỏ xin phép cha được đi chơi xa cùng bạn. Cha Nai Nhỏ nói:

- Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.

(3) Chuột con ra khỏi tổ dạo chơi. Nó tha thẩn khắp nơi rồi lại về với mẹ:

- Mẹ ơi, con nhìn thấy hai con thú. Một con dữ tợn, còn con kia hiền khô

Mẹ nó bảo:

- Con hãy nói cho mẹ nghe xem hai con thú ấy ra làm sao nào

(4) Một lần Nhím đến thăm rắn nước và bảo:

- Anh rắn nước ơi, anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu.

b) Gạch dưới những câu khiến:

(1) Con chơi xong thì xếp gọn đồ chơi vào

(2) Ôi, con tôi mới ngăn nắp làm sao!

(3) Đã đến lúc tôi phải đi về rồi

(4) Nào, bố con ta đi về

Câu 3.

a) Đặt câu khiến rồi viết vào chỗ trống trong bảng:

Cách đặt câu khiến Đặt câu

(1) Có một trong các từ: hãy, đừng, chớ, nên, phải…

……………………………………………..

……………………………………………..

(2) Có một trong các từ:lên, đi, thôi, nào..

……………………………………………..

……………………………………………..

(3) Có một trong các từ: đề nghị, xin, mong…

……………………………………………..

……………………………………………..


b) Em gọi điện thoại cho Tú, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Em nói như thế nào để bác chuyển máy cho em nói chuyện với Tú? Khoanh tròn chữ số trước câu em chọn:

(1) Bác cho cháu gặp bạn Tú một tí ạ!

(2) Đề nghị bác cho cháu gặp bạn Tú!

(3) Bác cho cháu gặp bạn Tú đi!

(4) Bác cho cháu gặp Tú chút nào!

c) Đặt 3 câu khiến theo các tình huống sau:

(1) Khi em muốn mượn bạn một đồ dùng học tập (bút mực hoặc bút chì, thước kẻ, quyển sách, quyển vở…)

……………………………………………..

(2) Khi em xin phép bố mẹ cho đi chơi ở công viên hoặc tham gia câu lạc bộ văn nghệ (thể thao) nhân dịp hè.

……………………………………………..

(3) Khi em mời cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm đến dự buổi liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 do lớp tổ chức.

……………………………………………..

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả một bộ phận nổi bật của cây có bóng mát (VD: tán lá) hoặc cây ăn quả (VD: quả), cây hoa (VD: hoa), cây thuốc (VD: lá hoặc hoa, củ, rễ…)

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Đáp án

Phần I.

1.b        2.c          3.a           4.c

Phần II.

Câu 1.

a) xuất khẩu – xơ dừa – sáo trúc – suất ăn – xáo trộn

b) Không một tấm hình, không một địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ

Anh là chiến sĩ giải phóng quân

Câu 2.

a) (1)- Xin ông thả cháu ra!

    (2)- Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con

    (3)- Con hãy nói cho mẹ nghe xem hai con thú ấy ra làm sao nào

    (4)- Anh rắn nước ơi, anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu.

b) (1)- Con chơi xong thì xếp gọn đồ chơi vào

    (4)- Nào, bố con ta đi về

Câu 3.

a) VD: (1)- Thu đừng quát mắng các em nhỏ như thế!

    (2) – Minh hát lại bài “Inh lả ơi” cho cả lớp nghe đi!

    (3)- Xin các bạn trật tự để nghe lớp trưởng phổ biến kế hoạch đi cắm trại

b) (1) – Bác cho cháu gặp bạn Tú một tí ạ!

c) (1) Hoa cho tớ mượn cái thước kẻ với

    (2) Hè này, mẹ cho con tham gia lớp học võ do trường tổ chức, mẹ nhé!

    (3) Chúng em mời cô giáo đến dự liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của lớp em ạ

Câu 4. VD: Tả quả mít

   Mới ngày nào chứng kiến những trái mít xanh non chỉ nhỏ bằng ngón tay, ngón chân em vậy mà giờ đây quanh thân mít, từ gốc trở lên đã rải rác những trái mít to lúc lỉu, mùi thơm ngọt ngào theo gió lan xa cả một góc vườn. Trái mít to nhất cũng bằng một vòng tay em, có màu nâu sẫm, vỏ xù xì, gai dãn thưa ra và nhọn. Ông em nói đấy là lúc mít đã mở mắt. Khi mít chín, lấy tay vỗ vào quả mít thì sẽ có tiếng kêu “bồm bộp” rất vui tai. Mỗi lần thấy ông cắt trái mít ra thành nhiều phần khác nhau, khéo léo lấy lá mướp lau sạch nhựa, em lại háo hức được thưởng thức cái vị ngọt quyến rũ, mùi thơm lựng của nó. Múi mít vàng như màu nghệ mật chứa trong lòng múi ngọt đậm và sánh như mật ong.

(Trần Khánh Quỳnh)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27 (Đề 2)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1:Cho câu kể sau: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

Em hãy chuyển câu kể trên thành câu khiến bằng một trong những cách sau:

- Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải,... vào trước một động từ.

- Thêm đi, thôi, nào,.... vào cuối câu.

- Thêm đề nghị, xin, mong,.... vào đầu câu.

Cách 1:

Nhà vua.............. hoàn gươm lại cho Long Vương!

Cách 2:

Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương....................

Cách 3:

............... nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

Câu 2

Chuyển câu kể thành câu khiến, rồi viết vào dòng trống ở cột phải:

Câu kể

Câu khiến

Nam đi học.

Thanh đi lao động.

Ngân chăm chỉ.

Giang phấn đấu học giỏi.

M: - Nam đi học đi!

- Nam phải đi học!

- Nam hãy đi học đi!

..........

..........

..........

a) Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.

b) Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.

c) Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.

Câu 3. Đặt câu khiến theo những yêu cầu dưới đây. Nêu rõ tình huống có thể dùng mỗi câu khiến ấy.

Yêu cầu

Câu khiến

Tình huống

a)Câu khiến có hãy ở trước động từ.

b) Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ.

c) Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.

M: Hãy giúp mình giải bài toán này với!

...........

-> Em không giải được bài toán, nhờ bạn giúp.

->..........

Câu 4: Hãy chọn viết theo một trong bốn đề bài sau:

1. Tả một cây có bóng mát.

2. Tả một cây ăn quả.

3. Tả một cây hoa.

4. Tả một luống rau hoặc vườn rau.

Đáp án

Câu 1: Cho câu kể sau: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

Em hãy chuyển câu kể trên thành câu khiến bằng một trong những cách sau:

- Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải, ... vào trước một động từ

- Thêm đi, thôi, nào ... vào cuối câu.

- Thêm đề nghị, xin, mong, ... vào đầu câu.

Cách 1:

Nhà vua hãy (nên, phải, đừng, chớ) hoàn gươm lại cho Long Vương!

Cách 2:

Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi! (thôi, nào)

Cách 3:

Xin (mong) nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!

Câu 2. Chuyển các câu kể thành câu khiến, rồi ghi vào chỗ trống:

Câu kể

Câu khiến

- Nam đi học.

- Thanh đi lao động

- Ngân chăm chỉ

- Giang phấn đấu học giỏi

M: Nam đi học đi!

- Nam phải đi học!

- Nam hãy đi học đi!

- Thanh nên đi lao động!

- Thanh hãy đi lao động!

- Thanh phải đi lao động ngay!

- Ngân phải chăm chỉ lên!

- Ngân hãy chăm chỉ nào!

- Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn!

- Giang phải phấn đấu học giỏi!

- Giang hãy phấn đấu học giỏi lên!

- Mong Giang phấn đấu học giỏi hơn!

Câu 3. Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau:

a) Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.

- Cho tớ mượn cây bút của cậu nhé!

- Làm ơn cho mình mượn cây bút của bạn một chút!

- Bạn cho tớ mượn cây bút của bạn chút nào!

b) Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.

- Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với Trang chút ạ!

- Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Trang ạ!

- Bác làm ơn cho cháu nói chuyện với bạn Trang ạ!

- Phiền bác chuyển mảy cho cháu nói chuyện với bạn Trang một chút ạ!

c) Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.

- Chú ơi, nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Hiền ở đâu ạ!

- Phiền chú chỉ giúp cháu nhà bạn Hiền ở đâu ạ!

Câu 4:

1. Tả một cây có bóng mát.

Quê hương! Hai tiếng gọi đó thật thân thương biết nhường nào! Quê hương đối với mỗi người có thể là cánh đồng rộng lớn thẳng cánh cò bay hoặc là dòng sông hiền hòa ôm ấp xóm làng trù phú... Còn đối với em quê hương chính là cây đa cổ thụ ở đầu làng.

Cây đa này không biết đã có ở đây từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em mới chỉ là một đứa bé, cây đã đứng sừng sững ở đây như một minh chứng lịch sử. Thân cây rất to, ba người bọn em nắm tay nhau ôm cũng không xuể. Cây cao với những cành cây tỏa ra tứ phía trông giống hệt như hàng chục cánh tay của những người khổng lồ.

Rễ cây lan rộng trên mặt đất, ngoằn ngoèo như những chú rắn hổ mang. Phần lớn rễ cây đã cắm sâu vào trong lòng đất để vừa làm bệ đỡ vừa hút chất dinh dưỡng nuôi cây.

Lá đa to hơn bàn tay người lớn một tẹo với những vân lá chạy từ cuống rồi lan ra toàn bộ bề mặt chiếc lá. Từ xa nhìn lại cây đa này trông chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ tỏa bóng che rợp cả một khoảng đất rộng. Đây cũng là nơi nghỉ mát của dân làng sau những buổi làm đồng mệt mỏi đồng thời cũng là nơi tụi trẻ con chúng em luôn chọn làm nơi đùa nghịch. Trưa hè oi bức mà được ngồi dưới gốc cây xanh hóng gió thì tuyệt biết mấy.

Những buổi chiều trước khi mặt trời bắt đầu ngả sang màu vàng cam tuyệt đẹp thì đây chính là địa điểm cho mọi trò chơi của tụi chúng em diễn ra. Nào là ô ăn quan, nhảy dây, đá bóng và rất nhiều trò chơi khác. Chẳng biết từ lúc nào mà hình ảnh cây đa đã on sâu vào tâm trí mỗi người dân quê em. Ai đi xa trở về làng việc đầu tiên họ làm chính là đưa mắt tìm kiếm hình ảnh cây đa quen thuộc.

Em rất yêu quý cây đa này. Cây vừa là người bạn vừa là người em chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.

2. Tả một cây ăn quả.

Khu vườn nhà em trồng rất loại cây ăn quả như vải, nhãn, ổi, na, mít,... Nhưng cây vải được trồng từ rất lâu từ thời ông nội đến nay vẫn sai trĩu quả khiến em rất yêu thích.

Cây vải nhà em cao hơn mái nhà, tán cây xòe rộng lan tỏa bóng mát mỗi khi mùa hè về. Tuy nhiên tán và cành cây của nó không lớn, khẳng khiu nhưng có độ dẻo dai rất cao nên khi leo lên đó không bị gãy. Thân cây vải xù xì, sờ vào cảm giác nham nhám và sần sùi. Chỉ cần một vòng tay của em là đã có thể ôm lấy thân cây vải một cách dễ dàng. Nó không có bộ rễ to đồ rộ và mọc tràn lan trên mặt đất. Rễ của cây vải mọc rất khiêm tốn, chỉ có một vài rễ ngoi lên mặt đất mà thôi.

Lá của cây vải có màu xanh thẫm, có hơi hướng giống với lá của cây nhãn. Mỗi khi mùa thu về lá của cây vải bắt đầu ngả màu và sang màu đông thì nó khô héo và rụng xuống cội. Đến khi mùa xuân đến thì những chiếc lá lại bắt đầu nhú lên, đâm chồi nảy lộc non. Chờ đến khi mùa hạ đến thì cành lá sum xuê và tỏa bóng mát rợp khắp. Cây vải có hoa màu trắng bé xíu chen chúc nhau giấu sau từng tán lá xanh.

Từng cụm từng cụm cứ khép kín vào nhau, khi có gió thổi qua thì những cánh hoa bé xíu mỏng manh lại rơi rụng xuống mặt đất. Chờ thời kì thụ phấn thì bắt đầu đơm quả bé tí xíu. Quả vải cứ thế lớn lên từng ngày. Vỏ của quả vải không trơn mịn mà sờ vào hơi nhám. Vải là loại quả đặc trưng của mùa hè, khi ăn hơi nóng so với những loại quả khác. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người mê mẩn quả vải này. Vì hương vị thơm lừng, cùi vải dày và ngọt lịm khiến người ăn không thể cưỡng lại được.

Mùa vải của gia đình em năm nào cũng có rất nhiều quả, từng chùm, từng chùm cứ chụm vào nhau trĩu cả cành. Có khi ba em phải buộc từng chùm vào lại với nhau vì sợ cành cây sẽ bị gãy. Cả nhà em ai cũng thích ăn vải. Khi mùa vải chín, mẹ thường hái những chùm quả to và tròn nhất đặt lên bàn thờ ông để tưởng nhớ công lao trồng và chăm sóc vải của ông. Mỗi lần nhìn cây vải em lại thấy nhớ ông nhiều vô kể.

3. Tả một cây hoa.

Trước sân nhà em có mảnh đất nhỏ. Ở đó, mẹ em trồng một khóm hoa nhài. Bốn mùa hoa nở mời gọi bướm ong lui tới.

Nhài mọc thành bụi. Thân gỗ nhỏ nhắn, phân làm nhiều cành. Thỉnh thoảng, em vẫn thấy mẹ tỉa bớt cành già đem giâm xuống đất. Một thời gian sau chồi non, lá non mọc lên. Vậy là có thêm một bụi hoa mới. Lá cây hình tròn hoặc hình trứng, một mặt nhẵn bóng, xanh tốt quanh năm. Hoa nhài màu trắng muốt, từng cánh, từng cánh nhỏ xíu tựa cánh hoa hồng xếp khéo léo lên nhau, tỏa hương thơm ngát. Hương hoa nhài đậm đà lan tỏa, nhất là về đêm. Loài hoa hiền dịu ấy âm thầm tỏa hương khi vạn vật say ngủ.

Mẹ em thường hái hoa nhài đem ướp trà uống cho thơm. Mỗi độ hoa nhiều, mẹ còn hái hoa đem phơi khô để dành dùng dần. Hoa nhài khô có thể pha trà hoặc nấu nước tắm, nước gội đầu đều rất tốt. Mẹ em chăm sóc khóm nhài rất cẩn thận. Người tỉa cành sâu, bón phân cho cây rất cẩn thận. Em cũng thường xuyên phụ tưới nước cho cây, vì thế hoa ngày càng xanh tốt. Hoa nở càng nhiều, hương hoa ngày càng nồng nàn, quyến rũ.

Chẳng biết từ lúc nào tình yêu mà mẹ dành cho loài hoa tinh khiết ấy lan truyền sang cả em và ba. Mỗi tối, sau khi ba em làm việc xong, em học bài xong hai cha con lại ngắm khóm hoa, hít thở không khí về đêm trong lành với hương hoa dịu êm lan tỏa. Những lúc như thế, mẹ em lại mỉm cười…

4. Tả một luống rau hoặc vườn rau.

Nói đến vườn rau, em làm sao quên được vườn rau của bác Năm bên cạnh nhà em. Vườn rau ấy lúc nào cũng đẹp một màu xanh tươi tốt.

Vườn rau của bác Năm chiếm một khoảnh đất khá rộng, nghe nói độ hai công. Bác trồng đủ các loại rau quả. Từ xa nhìn lại, vườn rau xanh mịn màng như một tấm thảm nhung. Bước chân vào vườn, em gặp ngay những luống cải bẹ xanh từng hàng thẳng tắp. Những cây cải nở to với những bẹ xanh mọng nước. Kế đó là những luống xà lách mơn mởn, xanh non, rồi những luống rau thơm, nào quế, ngò gai, nào diếp cả, cần tàu, cần nước, rau thơm… Từng hàng, từng “hàng chạy song song với nhau không hề thấy một cộng lá úa. Bên những luống hành, hẹ la những luống cà chua, đậu đũa. Những trái cà chua đỏ mọng nằm sát mặt đất. Những trái đậu đũa tòng teng trên những thang chà…

Vườn bác Năm còn có một cái ao nhỏ chằng chịt rau muống. Những cánh hoa màu trắng điểm những sọc tím rung rinh theo làn gió nhẹ. Trên mặt ao là một giàn bầu bí chằng chịt, quấn quýt bên nhau. Những đóa hoa màu vàng hòa lẫn với màu xanh’ của lá làm cho giàn bầu bí nổi bật hẳn lên. Những chú bướm nhởn nhơ bay trên cánh hoa tạo nền một cảnh-rất thơ mộng. Cuối vườn là những hàng mía, hàng chuối thẳng tắp đang thời kì phát triển. Đằng xa hơn là vườn cây trái, cành lá sum suê và sai nặng những quả.

Bác Năm luôn cặm cụi trong vườn tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ, bón phân… Vì thế, vườn rau luôn xanh tốt và quanh năm gia đình bác có cuộc sống sung túc nhờ vườn rau, vườn cây đem lại.. Em rất thích mảnh vườn của bác Năm. Những buổi đẹp trời, em thường sang thăm vườn của bác. Ngồi bên bờ ao, em dõi mắt nhìn đàn cá tung tăng bơi lội dưới nước hay nhìn đàn bướm bay lượn trên những cánh hoa mà tâm hồn cảm thấy thật thư thái, dễ chịu.

Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31

Đánh giá

0

0 đánh giá