Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 31 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.
Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều cả năm bản word có lời giải chi tiết
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 31
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31 (Đề 1)
Thời gian: 45 phút
I- Bài tập về đọc hiểu
Đi tìm quặng giữa ngày xuân
Đứng trên vỉa rừng, tôi nhìn xuống sông Đà. Dòng nước loang loáng chảy xuôi, sáng nay, như thêm rộng thêm tươi. Mưa phùn nhẹ nhàng bay, xóa nhòa những vết nhăn trên mặt sông. Mùa xuân đã về trên Tây Bắc. Những cánh hoa đầu mùa cũng bắt đầu khoe sắc xuân.
Chúng tôi xác định điểm khảo sát trên bản đồ, rồi men theo bờ sông, ngược dòng, lên tận ngọn nguồn một con suối. Đây là một vùng hoang vắng, phải phát lối mà đi. Những nhát búa đầu tiên trên những tảng đá đen sẫm làm rung chuyển cả một vùng. Chúng tôi phải mở đường xuyên mãi vào rừng, ngược mãi lên ngọn suối để nghiên cứu vùng đá có chứa quặng sắt. Vượt những vỉa đá nằm chắn ngang đường thật là gian khổ nhưng băng qua những thác khô còn khó khăn hơn: thác càng khô rêu càng ẩm, đường càng trơn. Người đi phải thận trọng từng bước để bảo vệ các máy móc mang theo.
Mải mê nghiên cứu, chúng tôi không ai chú ý đến thời gian. Những hòn cuội màu đỏ nâu, long lanh ánh thép, đang nằm dưới lòng suối thu hút tâm trí chúng tôi. Tôi sục tay xuống suối, nhặt một hòn cuội đặt vào tảng đá rồi dạng chân chèo, né mình quai búa. Ngọn lửa tóe ra, một mùi khét bốc lên
- Loại sắt tốt đấy!
Chúng tôi chuyền tay nhau ngắm nghía mảnh quạng, lòng hân hoan khó tả. Người ta thường nói “vui như Tết”. Cái vui Tết của chúng tôi lại là cái vui tìm được quặng vào giữa những ngày đầu xuân.
(Theo Vương Hồng)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Cảnh đẹp mùa xuân ở vùng Tây Bắc được miêu tả bằng những hình ảnh nào?
a- Dòng nước rộng hơn, tươi hơn; mưa phùn gợn những vết nhăn trên mặt sông; cánh hoa nở báo mùa xuân
b- Dòng nước loang loáng chảy xuôi; mưa phùn nhẹ nhàng bay; cánh hoa đầu mùa bắt đầu khoe sắc xuân.
c- Mưa phùn gợn những vết nhăn trên mặt sông; mùa xuân đã về trên Tây Bắc; cánh hoa nở khoe sắc xuân
Câu 2. Câu văn nào miêu tả rõ nhất khó khăn của đoàn địa chất trên đường đi tìm quặng?
a- Chúng tôi xác định điểm khảo sát trên bản đồ, rồi men theo bờ sông, ngược dòng, lên tận ngọn nguồn một con suối.
b- Chúng tôi phải mở đường xuyên mãi vào rừng, ngược mãi lên ngọn suối để nghiên cứu vùng đá có chứa quặng sắt
c- Vượt những vỉa đá nằm chắn ngang đường thật là gian khổ nhưng băng qua những thác khô còn khó khăn hơn: thác càng khô rêu càng ẩm, đường càng trơn.
Câu 3. Từ nào có thể thay thế cho từ hân hoan trong câu “Chúng tôi chuyền tay nhau ngắm nghía mảnh quặng, lòng hân hoan khó tả”?
a- Háo hức
b- Hồi hộp
c- Vui sướng
Câu 4. Bài văn muốn nói lên điều gì?
a- Miêu tả con đường đi tìm quặng và niềm vui của những người địa chất khi tìm thấy quặng
b- Miêu tả con đường đi tìm quặng và niềm vui của những người địa chất khi mùa xuân đến
c- Miêu tả vẻ đẹp cảnh vật vùng Tây Bắc và niềm vui của những người địa chất trên đường đi tìm quặng
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Tìm từ ngữ có tiếng in đậm và ghi vào chỗ trống:
- lanh / (M: long lanh) |
- nanh /…………. .…….. |
- lang / ……………….. |
- nang /………………….. |
- lẻo /…………………. |
- nẻo /……………………. |
- nỗi /………………….. |
- lỗi /…………………….. |
Câu 2. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau:
a) Trên bầu trời cao trong xanh, những cánh diều đang chao lượn
b) Ngay giữa vườn, trên tán cây mít, bầy chim sâu rủ nhau về làm tổ
c) Vào khoảng tháng hai, trên khắp các cành cây, lộc non lại đâm ra tua tủa.
Câu 3. Nối trạng ngữ ở cột trái với vế câu thích hợp ở cột phải rồi chép lại câu đã hoàn chỉnh:
(1) Trên đường phố |
(a) mặt trời nhô lên đỏ ửng cả một vùng |
(2) Trước cổng trường |
(b) khoảng trời trở nên trong vắt, cao lồng lộng |
(3) Xa xa, sau dãy núi còn mờ hơi sương |
(c) các bạn học sinh đã tập trung đông đủ |
(4) Trong khoảng đêm sâu thẳm |
(d) người và xe đi lại tấp nập |
(1)……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
(2)……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
(3)……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
(4)……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
Câu 4. Viết đoạn văn tả một vài đặc điểm ngoại hình hoặc hoạt động của một con vật nuôi trong nhà hoặc ở vườn thú mà em quan sát được
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
Đáp án
Phần I.
1.b 2.c 3.c 4.a
Phần II.
Câu 1. VD
- nanh vuốt (hoặc răng nanh, nanh nọc…)
- lang thang (khoai lang, thầy lang..) / nở nang (nể nang …)
- lỏng lẻo (leo lẻo , mách lẻo) / nẻo đường (khắp nẻo…..)
- lỗi lầm (mắc lỗi, hối lỗi..) / nỗi niềm (nỗi buồn, khốn nỗi…)
Câu 2.
a) Trên bầu trời cao trong xanh, những cánh diều đang chao lượn
b) Ngay giữa vườn, trên tán cây mít, bầy chim sâu rủ nhau về làm tổ
c) Vào khoảng tháng hai, trên khắp các cành cây, lộc non lại đâm ra tua tủa.
Câu 3. Giải đáp
a) Nối:
(1) – (d) (2) – (c)
(3) – (a) (4) – (b)
b) (1) Trên đường phố, người và xe đi lại tấp nập
(2) Trước cổng trường, các bạn học sinh đã tập trung đông đủ
(3) Xa xa, sau dãy núi còn mờ hơi sương, mặt trời nhô lên đỏ ửng cả một vùng
(4) Trong khoảng đêm sâu thẳm, khoảng trời trở nên trong vắt, cao lồng lộng
Câu 4. Tham khảo:
(1) Chú lợn này có chiếc mõm dài nom thật ngộ nghĩnh. Trên mõm có hai lỗ mũi lúc nào cũng ướt. Mõm lợn không ngớt cử động, lúc thì ủi phá, lúc táp thức ăn, lúc thì kêu eng éc. Hai tai lợn to bằng hai bàn tay em cụp xuống. Đôi mắt lúc nào cũng ti hí, chẳng mấy khi mở to. Thân lợn thon dài. Em thường cho nó ăn no nên bụng nó lúc nào cũng căng tròn. Khi ăn, chiếc đuôi cứ ngoe nguẩy ra chiều mừng rỡ. Thích nhất là lúc lợn ăn no, em chỉ cần gãi gãi vài cái vào lưng là chú ta lăn kềnh ra đất, phơi cái bụng trắng hếu trông thật ngộ…
(Theo Nguyễn Phương Quỳnh)
(2) Chị gà oai vệ bước đi giữa đàn con bé nhỏ. Đến một mô đất xốp, chị đưa đôi chân nứt nẻ bám đầy bụi đất ra bới bới, mồm “cục, cục” gọi con. Dưới chân chị, một con giun múp míp đang quằn quại. Lũ gà con tranh nhau xô tới, có con va vào nhau ngã lăn ra đất rồi lại đứng dậy giũ đôi cánh bé xíu, hối hả lao theo đàn. Lũ “quỷ con” quây quanh chân mẹ, tranh giành con giun béo. Gà mẹ bèn lấy mỏ và chân xé mồi ra từng mảnh nhỏ để phân phát cho các con. Ăn xong, gà mẹ dẫn đàn con đến bên một bát sanh đựng đầy nước. Làn theo mẹ, bầy gà con vục những chiếc mỏ xinh xinh vào bát nước, uống một cách con lành.
(Theo Hoàng Anh)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31 (Đề 2)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Quê ngoại
Nắng chiều ở quê ngoại
Óng ả vàng ngọn chanh
Lích chích trên cành khế
Tiếng chim trong lá xanh.
Những ngày ở quê ngoại
Tắm mát trên dòng dông
Rất nhiều hoa cỏ lạ
Thoang thoảng hương trên đồng.
Em đi trên bờ lúa
Lấp lánh những giọt sương
Một ngày thật êm ả
Hiền như cỏ ven đường.
Rồi mai về thành phố
Bao nhiêu là khói xe
Miên man em cứ nhớ
Quê ngoại với nắng hè.
(Theo Phạm Thanh Chương)
a) Bạn nhỏ trong bài thơ về quê ngoại trong mùa nào?
b) Bài thơ nhắc đến những loài cây nào ở quê ngoại?
c) Bài thơ còn nhắc đến những sự vật nào khác ở quê ngoại?
d) Bạn nhỏ cảm nhận vẻ đẹp của quê ngoại nhờ những giác quan nào?
e) Em hiểu hai câu thơ: “Nắng chiều ở quê ngoại. Óng ả vàng ngọn chanh.” như thế nào?
Câu 2: Gạch dưới các từ ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm trong mỗi câu sau:
a. Mặc dù sức khỏe yếu nhưng tôi vẫn xuống đồng cấy lúa cho kịp vụ xuân.
b. Tại sân trường tôi, ngày hội trại đang diễn ra long trọng.
c. Trong sân trường tôi, khu vực nào cũng thấy trẻ nô đùa vui vẻ.
d. Sau khu lớp học, sân tập luyện của đội bóng nhí của trường tôi được xây dựng khang trang.
Câu 3: Với các trang ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm sau, em hãy viết thành câu hoàn chỉnh.
a) Phía bên bờ sông, …
b) Ở cuối khu phố nhà em, …
c) Trong những khu chung cư gần nhà em, …
Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau và nói rõ bộ phận đó giữ chức vụ gì trong câu:
a. Ngoài đường, những chiếc lá bay lả tả.
b. Ở hiên trước, một cụ già trên 80 tuổi, râu tóc bạc phơ, đang ngồi sưởi nắng.
c. Mùa xuân đã về trên những bản làng người Dao.
Câu 5:Hãy viết một đoạn văn miêu tả có câu mở đoạn như sau:
“Cún là chú chó đáng yêu.”
Đáp án
Câu 1:
a. Bạn nhỏ trong bài thơ về quê vào mùa hè.
b. Bài thơ nhắc đến những loài cây ở quê ngoại đó là: cây chanh, cây khế, cây lúa.
c. Nắng chiều, chim chóc, dòng sông, hoa cỏ lạ, đồng lúa, giọt sương, cỏ ven đường.
d.
- Thị giác (bằng mắt): màu vàng óng ả, màu xanh,
- Thính giác (bằng tai): tiếng chim kêu trong cành lá xanh
- Khứu giác (bằng mũi): thoang thoảng mùi thơm của cỏ lạ
- Xúc giác (bằng tay, qua da): cảm nhận được sự mát mẻ từ dòng nước trên sông qua da.
e. Nắng chiều óng ả chiếu xuống ngọn cây chan khiến cho ngọn cây chanh như được nhuộm một màu vàng óng ả.
Câu 2:
a. Mặc dù sức khỏe yếu nhưng tôi vẫn xuống đồng cấy lúa cho kịp vụ xuân.
b. Tại sân trường tôi, ngày hội trại đang diễn ra long trọng.
c. Trong sân trường tôi, khu vực nào cũng thấy trẻ nô đùa vui vẻ.
d. Sau khu lớp học, sân tập luyện của đội bóng nhí của trường tôi được xây dựng khang trang.
Câu 3:
a) Phía bên bờ sông, dân chài í ới gọi nhau đi chợ sớm.
b) Ở cuối khu phố nhà em, cây hoa ngọc lan tỏa hương ngào ngạt.
c) Trong những khu chung cư gần nhà em, người ta mới trông thêm nhiều cây xanh.
Câu 4:
a. Ngoài đường, những chiếc lá bay lả tả.
- Ở đâu những chiếc lá bay lả tả?
b. Ở hiên trước, một cụ già trên 80 tuổi, râu tóc bạc phơ, đang ngồi sưởi nắng.
- Cụ già trên 80 tuổi, râu tóc bạc phơi, đang ngồi sưởi nắng ở đâu?
c. Mùa xuân đã về trên những bản làng người Dao.
- Mùa xuân đã về ở đâu?
Bộ phận in đậm trong các câu trên giữ chức vụ làm trạng ngữ.
Câu 5:
Cún là chú chó đáng yêu. Nó năm nay vừa tròn một tuổi. Thân hình Cún mập mạp to hơn cái phích nước. Cún có bộ lông màu xám. Đầu chú hình tam giác nổi bật với đôi mắt đen láy to chừng hạt nhãn. Chiếc mũi đen ươn ướt hay nghít ngửi. Đôi tai của Cún to bằng cái lá cam vểnh lên nghe ngóng khi có tiếng động lạ rồi lại cụp xuống lúc bình thường. Đôi chân ngắn nhưng chạy thoăn thoắt. Dưới bàn chân Cún có những móng vuốt sắc để rình bắt chuột cùng với bác Mèo. Em rất yêu Cún, em sẽ chắm sóc nó cẩn thận.
Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 34
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 35