Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 25 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.
Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều cả năm bản word có lời giải chi tiết
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 25
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 (Đề 1)
Thời gian: 45 phút
I- Bài tập về đọc hiểu
Mèo Mẹ và Đại Bàng
Mèo Mẹ cùng đàn con đang dạo chơi vui vẻ. Mặt trời mùa xuân tỏa xuống ấm áp và cái gia đình bé ấy rất hạnh phúc.
Đột nhiên, không rõ từ đâu, một con chim Đại Bàng khổng lồ xuất hiện. Nhanh như chớp, nó lao từ trên cao xuống và quắp lấy một chú mèo con. Nhưng khi Đại Bàng chưa kịp bay lên, Mèo Mẹ đã túm chặt lấy nó. Con chim dữ bèn buông Mèo Con ra để chống lại Mèo Mẹ. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, một mất, một còn.
Đôi cánh tay khỏe, cái mỏ cứng, đôi chân chắc với những móng nhọn cong dài đã tạo cho Đại Bàng ưu thế lớn: nó cào toạc da và mổ lòi một mắt Mèo Mẹ. Song Mèo Mẹ vẫn anh dũng bám chặt lấy Đại Bàng bằng những móng vuốt của mình và cắn rách cánh phải của nó.
Từ lúc ấy, chiến thắng đã nghiêng về phía Mèo Mẹ. Song Đại Bàng vẫn còn rất khỏe mà Mèo Mẹ thì đã thấm mệt. Tuy vậy, nó vẫn cố thu hết sức, khéo léo nhảy lên và đánh Đại Bàng ngã lăn ra đất. Ngay lập tức, Mèo Mẹ cắn đứt đầu Đại Bàng, và rồi không để ý tới những vết thương mang trên mình, Mèo Mẹ bắt đầu liếm đứa con bé bỏng vừa bị thương bởi móng vuốt của Đại Bàng.
(Theo U-sin-xki)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Mèo Mẹ cùng đàn con đang dạo chơi vui vẻ thì có chuyện gì xảy ra?
a- Một con chim Đại Bàng khổng lồ xuất hiện bay ở trên cao
b- Chim Đại Bàng khổng lồ lao xuống quắp một chú mèo con
c- Bỗng phát hiện ra lạc mất một chú mèo con
Câu 2. Chi tiết nào mô tả ưu thế lớn của Đại Bàng?
a- Đôi cánh khỏe, mỏ cứng, đôi chân chắc với móng nhọn cong dài
b- Lao từ trên cao xuống, quắp lấy một chú Mèo Con
c- Bám chặt lấy Mèo Mẹ bằng móng vuốt của mình
Câu 3. Hai chi tiết nào dưới đây cho thấy Mèo Mẹ chiến đấu quyết liệt với Đại Bàng để bảo vệ con mình?
a- Bị cào toạc da và mổ lòi một mắt vẫn bám chặt lấy Đại Bàng, dùng móng vuốt cắn rách cánh phải của nó
b- Dùng đôi cánh tay khỏe, cái mỏ cứng, đôi chân chắc với những móng nhọn cong dài để chiến đấu quyết liệt
c- Cố dồn hết sức, khéo léo nhảy lên và đánh Đại Bàng ngã lăn ra đất, rồi cắn đứt đầu con Đại Bàng hung ác.
Câu 4. Nhờ đâu Mèo Mẹ chiến thắng Đại Bàng?
a- Nhờ lòng yêu thương con, dũng cảm bất chấp nguy hiểm
b- Nhờ có sức mạnh kiên cường và sự khôn khéo
c- Nhờ nhanh nhẹn và mưu trí tìm ra cách đánh Đại Bàng
II- bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Điền vào chỗ trống:
a) d hoặc gi
…ân ta gan….ạ anh hùng
Trẻ làm đuốc sống,…à xông lửa đồn
Chân toạc máu chân dồn đuổi…ặc
Tay chém thù, tay sắc như gươm!
Củ khoai, củ sắn thay cơm
Khoai bùi trong…ạ sắn thơm trong lòng.
(Theo Tố Hữu)
b) ên hoặc ênh
Quê em có dòng k…xanh
Nước về đồng ruộng dập d…. sóng xao
Mặt trời tỏa nắng tr…cao
Soi gương mặt nước dạt dào n….thơ.
(Theo Mai Hương)
Câu 2.
a) Gạch dưới chủ ngữ trong mỗi câu kể dưới đây và cho biết chủ ngữ đó do danh từ hay cụm danh từ tạo thành (ghi vào chỗ trống)
(1) Trần Quốc Toản là người anh hùng trẻ tuổi được nhà vua rất yêu quý.
Chủ ngữ do ………………..tạo thành
(2) Chị Võ Thị Sáu là người nữ anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi nhất nước ta.
Chủ ngữ do ………………..tạo thành
(3) Lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga là Vla-đi-mia I –lích Lê nin
Chủ ngữ do ………………..tạo thành
b) Đặt câu kể Ai là gì? với các từ ngữ sau làm chủ ngữ
(1) Quê hương
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
(2) Việt Nam
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
(3) Bác Hồ kính yêu
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 3.
a) Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ dũng cảm
(1) Có sức mạnh phi thường, không ai có thể cản nổi
(2) Có tinh thần dám đương đầu với hiểm nguy để làm những việc nên làm
(3) Kiên trì chống chọi đến cùng, không chịu lùi bước
b) Điền từ anh hùng hoặc anh dũng, dũng cảm vào chỗ trống thích hợp trong các câu sau:
(1) Người chiến sĩ giải phóng quân ấy đã….hi sinh trong chiến dịch tổng tiến công giải phóng miền Nam.
(2) Những người chiến sĩ giải phóng quân đã nêu cao truyền thống …..của dân tộc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
(3) Lòng……….. của người chiến sĩ cách mạng đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.
Câu 4.
a) Những đoạn văn nào dưới đây mở bài theo lối gián tiếp? (Khoanh tròn chữ số đầu đoạn văn)
(1) Mở bài tả cây phượng
“Tu hú kêu
Tu hú kêu
Hoa gạo nở
Đầy ước mơ hi vọng…”
Cứ mỗi khi nghe thấy giai điệu bài hát “ Mùa hoa phượng nở” là lòng em lại xao xuyến nhớ tới cây phượng vĩ trong sân trường em.
(2) Mở bài tả cây gạo
Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim
(3) Mở bài tả cây bàng
Tôi sống trong một ngõ nhỏ gắn bó suốt thời thơ ấu. Nơi ấy có bao cảnh vật thân quen đã in đậm trong tôi: bờ rào tre với những chú chuồn chuồn ớt đỏ chót, bức tường vôi hoen ố, xỉn màu đã tróc vữa, rặng dâm bụt chi chít những nụ hoa với trò chơi bán hàng…Nhưng gắn bó với tôi hơn tất cả là cây bàng đầu ngõ.
b) Viết đoạn mở bài theo cách gián tiếp cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây bóng mát, cây ăn quả..) mà em thích.
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Đáp án
Phần I.
1.b 2.a 3. a,c 4.a
Phần II.
Câu 1.
a)
Dân ta gan dạ anh hùng
Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn
Chân toạc máu chân dồn đuổi giặc
Tay chém thù, tay sắc như gươm!
Củ khoai, củ sắn thay cơm
Khoai bùi trong dạ sắn thơm trong lòng.
b)
Quê em có dòng kênh xanh
Nước về đồng ruộng dập dềnh sóng xao
Mặt trời tỏa nắng trên cao
Soi gương mặt nước dạt dào nên thơ.
Câu 2.
a)
(1) Trần Quốc Toản là người anh hùng trẻ tuổi được nhà vua rất yêu quý.
Chủ ngữ do danh từ tạo thành
(2) Chị Võ Thị Sáu là người nữ anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi nhất nước ta.
Chủ ngữ do cụm danh từ tạo thành
(3) Lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga là Vla-đi-mia I –lích Lê nin
Chủ ngữ do cụm danh từ tạo thành
b) VD:
(1) Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên
(2) Việt Nam là một đất nước tươi đẹp
(3) Bác Hồ kính yêu là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam
Câu 3.
a) (2)
b) (1) anh hùng (2) anh hùng (3) dũng cảm
Câu 4.
a) (1), (3)
b) VD:
- Mở bài tả cây hoa hồng ở ban công:
Một buổi sáng, ông em vừa cười vừa nói với cả nhà: “Đố mọi người biết: Hôm nay nhà ta có cái gì mới?”. Mẹ em đoán có chú chim bồ câu mới nở, bố em nghĩ đến cô gà mái mơ đẻ trứng. Em chưa kịp nghĩ ra điều gì thì ông đã vẫy tay bảo mọi người cùng ra ban công. Thì ra, cay hoa hồng mà chị Tám đem từ Đà Lạt về tháng trước nay đã dâng tặng mọi người một bông hoa đỏ thắm
- Mở bài tả cây bàng ở sân trường:
Moái trường tiểu học thân yêu đã gắn bó với em biết bao kỉ niệm. Nơi ấy có thầy cô – những người mẹ hiền đã thương yêu, dìu dắt em khôn lớn, nơi đó có những cô bạn tinh nghịch nhưng tốt bụng, đáng yêu. Và đặc biệt,nơi ấy có cây bàng sừng sững giữa sân trường như người bạn tri kỉ của em.
- Mở bài tả cây hoa đào:
Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng, mang một ý nghĩa riêng. Hoa mai mang đến cho mảnh đất phương Nam một sắc vàng đằm thắm ấm nồng. Hoa ban mang một màu trắng giản dị, tinh khiết cho người dân vùng núi cao Tây Bắc. Với người dân miền Bắc, hoa đào là biểu tượng của ngày Tết ấm áp, là hình ảnh của mùa xuân sum họp tràn trề yêu thương và hạnh phúc.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 (Đề 2)
Thời gian: 45 phút
Bài 1. Viết bài văn tả một cây hoa theo gợi ý sau:
1. Mở bài: Giới thiệu (hoặc tả bao quát) cây hoa do em chọn tả (VD: Cây gì, trồng ở đâu, từ bao giờ (nếu biết)? …)
2. Thân bài:
- Thoạt nhìn có gì nổi bật?
Tả từng bộ phận của cây: VD: Rễ cây, gốc cây, vỏ cây, thân cây thế nào? Cành cây, chiếc lá ra sao (màu sắc, hình dáng, đặc điểm ,…)? Khi trời nắng, cây thế nào? Khi trời mưa cây ra sao?...
Tả hoa: hoa có màu gì, đài hoa, cánh hoa, nhuỵ hoa, hương thơm (nếu có…)
- Có thể miêu tả một vài yếu tố liên quan đến cây (VD: gió, chim chóc ong bướm…)
3. Kết bài: Nêu ích lợi của cây hoặc cảm nghĩ của em về những nét đẹp, vẻ độc đáo của cây; liên tưởng đến sự việc hay kỉ niệm của em gắn với cây, …
Bài 2: Đọc bài “Cây mai tứ quý” SGK TV4 tập 2 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Cây mai tứ quý có điểm gì khác mai vàng?
2. Nêu ý chính của mỗi đoạn văn cso trong bài:
a. Đoạn 1: Tả gì ?
b. Đoạn 2: Tả gì ?
c. Đoạn 3: Nêu cảm xúc…
3. Thế nào là xum xuê?
4. Em hiểu thế nào về cụm từ “một màu xanh chắc bền” trong câu văn “Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền”?
a. Màu lá của mai tứ quý quanh năm biếc xanh, tươi tốt như không chịu ảnh hưởng của thời tiết đổi thay.
b. Lá mai tứ quý chắc bền quanh năm dù mưa nắng, gió bão.
c. Màu lá của mai tứ quý bền, khó phai.
5. Ở đoạn văn cuối, tác giả muốn nói điều gì?
a. Cảm phục trời đất, thiên nhiên diệu kì đã ban tặng cho con người quá nhiều thứ kì diệu.
b. Nâng niu vẻ đẹp lộng lẫy của mai vàng, trân trọng cái đẹp vững bền của mai tứ quý.
c. Cả hai ý nêu trên.
6. Đoạn văn mở đầu có mấy câu kể Ai thế nào? Viết lại các câu đó và dùng gạch dọc xác định chủ ngữ và vị ngữ
7. Thêm bộ phận vị ngữ để được câu kể Ai là gì?
Mai tứ quý............................................................................................................................
8. Trong bài văn, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cây mai tứ quý?
Nêu ví dụ cụ thể.
Dặn dò: HS làm bài vào vở “Luyện Tiếng Việt”. Riêng câu 4,5 bài 2 HS chỉ ghi chữ cái đứng trước đáp án đúng (A, B hoặc C)
Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29