Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Chiến thắng Mtao Mxây mới nhất

Tải xuống 7 5.6 K 22
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án ngữ văn 10, tập 1 bài Chiến thắng Mtao Mxây (Tiết 1) mới nhất theo mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Ngữ văn lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
 

Ngày soạn:…………………….

Ngày dạy:……...………………

Tiết ... Đọc văn.

Chủ đề: Tự sự dân gian Việt Nam

CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY

(Trích Đăm Săn - Sử thi Tây Nguyên)

Bài giảng: Chiến thắng Mtao Mxây

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức:

- Những hiểu biết khái quát về thể loại sử thi.

   - Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu

   với kẻ thù.

- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng (lưu ý phân biệt với sử thi thần thoại): xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi ; ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu ; phép so sánh, phóng đại.

  1. Kĩ năng:

 - Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.

 - Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.

  1. Tư duy, thái độ, phẩm chất :

 - Bài học này  giúp các em nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân : phấn đấu hy sinh vì danh dự, hạnh phúc yên vui của cộng đồng. Đây là ý nghĩa mãi mãi của sử thi Đăm Săn nói riêng và sử thi anh hùng nói chung.

  1. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, so sánh, tổng hợp.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

  1. Ổn định tổ chức lớp:

 

Lớp

Thứ (Ngày dạy)

Sĩ số

HS vắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ:

     - Trình bày những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam ? Lấy dẫn chứng minh họa.

  1. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Nếu người kinh tự hào vì có nguồn ca dao, tục ngữ phong phú; người thái có truyện thơ tiễn dặn người yêu làm say đắm lòng người; người mường trong những dịp lễ hội hay đám tang ma lại thả hồn mình theo những lới hát mo đẻ đất đẻ nước;...thì đồng bào tây nguyên cũng có những đêm ko ngủ, thao thức nghe các già làng kể khan sử thi đăm săn bên ngọn lửa thiêng nơi nhà rông. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về sử thi này qua đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây.

Hoạt  động GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về thể loại sử thi.

- Nêu định nghĩa thể loại sử thi dân gian Việt Nam? (kiểm tra tích hợp với bài “Khái quát VHDG Việt Nam’’).

 

- Dựa vào “Tiểu dẫn”, hãy nêu một số điểm cơ bản của sử thi dân gian Việt Nam.

- Điểm phân biệt hai loại sử thi dân gian Việt Nam?

 

- Hãy tóm tắt nội dung cơ bản của sử thi Đăm Săn?   

                     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                              

- Nêu vị trí đoạn trích?

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cho 1 học sinh đọc - hướng dẫn đọc diễn cảm: giọng điệu hào sảng, nhịp nhàng, âm tiết rõ nét.

- Giáo viên nhận xét, điều chỉnh cho học sinh về cách đọc. Có thể đọc mẫu một đoạn ngắn.

- Chú thích ở sách giáo khoa học sinh đã phải đọc kỹ khi chuẩn bị bài, giáo viên chỉ giải thích thêm khi cần thiết.

 

 

- Phân bố cục của đoạn trích?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nêu đại ý đoạn trích?

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: Phân tích hình ảnh Đăm Săn trong lúc khiêu chiến? (lời nói, tư thế, thái độ).

 

- So sánh với hình ảnh Mtao Mxây? (lời nói thái độ)

(các chi tiết tiêu biểu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nêu vấn đề :

- Cuộc giao chiến giữa 2 tù trưởng được mô tả qua những chặng nào?

- Vào cuộc chiến, ta luôn thấy sự đối lập giữa Mtao Mxây và Đăm Săn. Vậy sự đối lập đó cụ thể như thế nào?

- Lập bảng hệ thống để trả lời những câu hỏi trên.

                                                               

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhận xét khái quát hình ảnh Đăm Săn?

 

 

 

 

- Nhận xét đặc điểm câu văn ở các chi tiết trên?( từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu)

 

 

 

- GV: Chiến thắng của Đăm Săn mang lại những điều gì? Kết qủa ấy có ý nghĩa gì?

- HS trả lời.

 

 

 

 

- GV: Phân tích cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và nô lệ của Mtao Mxây để thấy được thái độ đối với cuộc chiến và người anh hùng? Họ đi theo ĐS có phải vì sợ chàng không?

- HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

- GV: Thái độ của dân làng Đăm Săn đối với chàng?

- HS thảo luận, trả lời.

- GV chuẩn xác kiến thức.

 

 

I. TÌM HIỂU CHUNG

1.  Thể loại

a. Khái niệm:

(Học sinh nêu kiến thức đã học ở bài trước)

- Là các tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn từ có vần, nhịp,xây dựng các hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn  ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

 

b. Một số đặc điểm:

- Là thành tựu của các dân tộc thiểu số Việt Nam (chưa tìm thấy sử thi của người Kinh)

- Có hai loại: sử thi thần thoại và sử thi anh hùng

 

 

2.Tóm tắt sử thi Đăm Săn:

- Đăm Săn về làm chồng hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị, trở thành một tù trưởng oai danh, giàu có.

- Các từ trưởng KênKên và Sắt lừa bắt Hơ Bhị về làm vợ. Đăm Săn đánh trả và chiến thắng. Bộ lạc của chàng trở lêb giàu mạnh hơn xưa.

- Đăm Săn chặt cây Sơ – múc (Cây thần vật tổ bên nhà vợ), làm cả hai vợ đều chết. Chàng lên trời xin thuốc cứu hai vợ thành công

- Chàng đi hỏi nữ thần mặt trời làm vợ nhưng bị từ chối. Trên đường trở về, Đăm Săn bị chết ngập trong rừng Sáp – đen.

- Hồn Đăm Săn biến thành con ruồi, bay vào miệng chị gái – nàng Hơ – Âng. Nàg có thai và sinh ra Đăm Săn cháu, tiếp tục sự nghiệp của Đăm Săn cậu.

 

 

 

3.Vị trí đoạn trích: (ở phần đầu tác phẩm)

- Bị Mtao Mxây lừa lúc vắng nhà,cướp phá buôn,cướp vợ Hơ Nhị.

- Đăm Săn tổ chức đánh trả.

- Đoạn trích kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. Đăm Săn chiến thắng, cứu được vợ và thu phục được dân làng của tù trưởng Mtao Mxây.

 

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc – chú thích đoạn trích

- Đọc đoạn trích (chọn đoạn giao tranh)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bố cục

- Phần 1: Từ đầu đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng”: Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng và cuộc đối đáp giữ Đăm Săn với nô lệ.

+ Tả cảnh nhà Mtao Mxây: Đăm Săn thách đấu, nói khích để Mtao MXây ra khỏi nhà.

+ Tả trận đánh giữa hai người.

+ Đăm Săn dẫn tôi tớ của mình và của Mtao Mxây về bản mở tiệc lớn, đánh chiêng ăn mừng chiến thắng.

 

- Phần 2: Còn lại: Cảnh ăn mừng sau chiến thắng và hình tượng Đăm Săn.

+ Hình ảnh oai hùng, dũng mãnh của người anh hùng Đăm Săn.

→    Đại ý: Miêu tả cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. Cuối cùng, Đăm Săn đã chiến thắng, trở thành tù trưởng giàu có và hùng cường đồng thời thể hiện niềm tự hào của dân làng về người anh hùng Đămsăn

 

 

 

III. PHÂN TÍCH

1. Hình ảnh Đăm Săn và Mtao Mxây trong cuộc chiến

- Nguyên nhân: ĐS khiêu chiến vì MM cướp vợ của chàng.

=> Trọng danh dự cá nhân, cộng đồng; gắn bó với hạnh phúc gia đình; bộ tộc.

 

a. Lúc khiêu chiến:

Đăm Săn

MTao – Mxây

- Đứng tại chân cầu thang nhà kẻ thù khiêu chiến: Ta thách nhà ngươi…

- Xuống! Xuống!

- Ta sẽ lấy cái sàn hiên…bổ đôi…

- Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi…

 

→    Một tư thế đàng hoàng, tự tin, chủ động, một thái độ dứt khoát, quyết liệt.

- Đứng tại nhà của mình: Ta không xuống đâu…

- Ngươi không được đâm ta…

- Ta sợ ngươi đâm ta…

- Dáng tần ngần do dự…

 

 

 

→    Một thái độ do dự, thiếu tự tin, nhát sợ trước Đăm Săn.

 

b. Lúc giao tranh:

 

Đăm Săn

Mtao Mxây

Hiệp 1

- Khiêu khích, thách Mxây múa trước.

- Bình tĩnh, thản nhiên.

 

-Múa khiên như trò chơi, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô, tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ (chủ quan, ngạo mạn)

Hiệp 2

- Đăm Săn múa trước: múa khiên vừa khoẻ, vừa đẹp (vượt đồi tranh, đồi lồ ô, chạy vun vút qua phía đông, phía tây...)

- Nhai được miếng trầu
 của vợ -> mạnh hơn.

 

 

- Hoảng hốt trốn chạy bước cao bước thấp (yếu sức)

 

- Chém trượt, chỉ trúng chão cột trâu

 

- Cầu cứu Hơ Nhị.

Hiệp 3

- Đăm Săn múa, đuổi đánh, đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng -> cầu cứu thần linh

- Chạy, vừa chạy vừa chống đỡ

 

Hiệp 4

- Được ông Trời mách kế.

- Đuổi theo

- Giết chết kẻ thù

- Vùng chạy cùng đường, xin tha mạng

- Bị giết

 

 

* Hình tượng Đăm Săn: mang vẻ đẹp dũng mãnh, kỳ vĩ, sức mạnh siêu phàm, tầm vóc thần linh - hội tụ sức mạnh cộng đồng. Đây cũng là ước mơ, khát vọng của cộng đồng có được người anh hùng chiến thắng mọi thế lực…

 

*Ngôn ngữ: giàu hình ảnh, từ ngữ có ấn tượng mạnh,động từ mạnh, nhịp điệu vừa cân đối vừa hào hùng.Phép trùng điệp, trùng lặp trong tổ chức câu. Phép phóng đại, so sánh ở mức độ kỳ vĩ với sức mạnh của thiên nhiên, thần linh…

 

* Ý nghĩa của cuộc giao tranh và chiến thắng của Đăm Săn

- Kết quả:

+ Giải thoát cho vợ (không được chú tâm miêu tả)

+ Thu phục nô lệ, của cải, mở rộng đất đai.

-  Ý nghĩa:

+ Trọng danh dự, bảo vệ hạnh phúc gia đình

+ Mang lại sự phồn thịnh, lớn mạnh cho cộng đồng

+  Khát vọng cuộc sống bình yên.

 

2. Cảnh ăn mừng chiến thắng và hình tượng Đăm Săn:

a. Thái độ của cộng đồng đối với cuộc chiến và người anh hùng:

- Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và nô lệ: 3 lần hỏi, 3 lần đáp (một nhà, tất cả các nhà, mỗi nhà)

+ Các nô lệ tự nguyện đi theo, mang theo của cải 

+ Tuân phục tuyệt đối với cá nhân anh hùng

→    Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng và cộng đồng : sau cuộc chiến, họ sống trong cùng một nhóm đông hơn, giàu mạnh hơn.

→    Lòng yêu mến, ngưỡng mộ người anh hùng, ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng - ý thức dân tộc.

- Dân làng Đăm Săn đối với chiến thắng của tù trưởng:

+Lời nghệ nhân: bà con xem…(điệp khúc) - tự hào, kiêu hãnh

+ Cảnh ăn mừng tưng bừng, tiệc tùng linh đình.

- Các tù trưởng khác cũng ngưỡng mộ, chúc mừng

Niềm vui mừng ,phấn khởi, tự hào,đấy là chiến thắng của chính họ. Ca ngợi tù trưởng anh hùng của mình.

 

 

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng.

- GV nêu câu hỏi nâng cao:

- Cuộc chiến đấu của Đăm Săn với khẳng định giành lại hạnh phúc gia đình nhưng lại có ý nghĩa cộng đồng ở chỗ nào?

- HS thảo luận, trả lời.

Với lối mô tả song hành, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh; bút pháp phóng đại,… Đam Săn hơn hẳn Mtao Mxây cả về tài năng, sức lực, phong độ, phẩm chất => Đam Săn chiến thắng được kẻ thù, làm nổi bật tầm vóc người anh hùng sử thi Đamsan.

Đòi lại vợ chỉ là cái cớ nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc dẫn đến chiến tranh mở rộng bờ cõi làm nổi uy danh của cộng đồng.

→ Thắng hay bại của người sẽ có ý nghĩa quyết định tất cả.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

  1. Củng cố:

- Hình tượng nhân vật Đăm Săn trong trận chiến đấu với Mtao Mxây.

- Đặc sắc nghệ thuật sử thi khi miêu tả cuộc chiến.

  1. Dặn dò

- Đọc lại đoạn trích, học thuộc các dẫn chứng tiêu biểu

- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

Xem thêm
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Chiến thắng Mtao Mxây mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Chiến thắng Mtao Mxây mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Chiến thắng Mtao Mxây mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Chiến thắng Mtao Mxây mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Chiến thắng Mtao Mxây mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Chiến thắng Mtao Mxây mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Chiến thắng Mtao Mxây mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống