Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Lập dàn ý bài văn tự sự mới nhất

Tải xuống 4 1.1 K 1
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án ngữ văn 10, tập 1 bài Lập dàn ý bài văn tự sự mới nhất theo mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Ngữ văn lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
 

Ngày soạn :..........................

Ngày dạy:............................

Tiết ... Làm văn.

     LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ

           (Tự học có hướng dẫn)

 

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức:

- Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.

- Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự.

  1. Kĩ năng:

- Kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tự sự

  1. Tư duy, thái độ, phẩm chất:

Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung. Ý thức tự học.

  1. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng.

- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

- GV kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

  1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp

Thứ (Ngày dạy)

Sĩ số

HS vắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
  2. Bài mới

 

Hoạt động 1. Khởi động

Trước khi nói điều gì, các cụ ta ngày xưa có dạy “Ăn có nhai, nói có nghĩ”, nghĩa là đừng vội vàng trong khi ăn và phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi nói. Làm một bài văn cũng vậy, phải có dàn ý, có sự sắp xếp các ý, các sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Để thấy rõ vai trò của dàn ý, chúng ta tìm hiểu bài lập dàn ý bài văn tự sự.

 

 

 

Hoạt động  của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

- Gọi HS đọc VD (sgk - 44)

 

- GV hướng dẫn hs tìm hiểu ngữ liệu theo gợi ý SGK.

 

- GV: Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về điều gì?

 

- Quá trình ấy diễn ra như thế nào?

 

 

 

 

 

 

- Qua lối kể của nhà văn em học tập được điều gì trong quá trình hình  thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?

 

 

 

 

 

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

 

- Gọi HS đọc y/c sgk

- GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho 3 đề bài trong sgk (đề 1-2 phần lý thuyết+ BT 2(45).

 

- GV : chia 3 tổ, mỗi tổ làm một đề, gọi 3 HS lên trình bày bảng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV : Qua BT em hãy trình bày cách lập dàn ý cho bài văn tự sự ?

- GV hướng dẫn, HS phát biểu.

- Yêu cầu cụ thể của từng phần?

 

 

GV gọi hs đọc ghi nhớ.

 

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

 

 

 

 

 

GV hướng dẫn hs làm BT tại lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A. Lý thuyết

I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện.

1. Khảo sát ngữ liệu( SGK - 44)

- Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn “ Rừng xà nu”.

+ Bắt đầu hình thành ý tưởng từ một sự việc có thật, 1 nguyên mẫu có thật ( cuộc khởi nghĩa của anh Đề)

+ Đặt tên nhân vật cho có không khí của rừng núi Tây Nguyên (Tnú)

+ Dự kiến cốt truyện: “ bắt đầu bằng 1 khu rừng xà nu” và “ kết thúc bằng 1 cảnh rừng xà nu”.

+ Hư cấu nhân vật Dít, Mai, cụ Mết

+ Xây dựng tình huống điển hình: mỗi nhân vật phải có nỗi đau riêng bức bách dữ dội.

+ Xây dựng chi tiết điển hình: Đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống ngay trước mặt Tnú.

 

2. Kết luận chung

- Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện.

- Tiếp theo là phải huy động trí tưởng tượng để hư cấu một số nhân vật, sự việc và đặc biệt là mối quan hệ giữa các nhân vật và các sự kiện ấy.

- Phải xây dựng được tình huống, chi tiết điển hình để câu chuyện có thể phát triển 1 cách logic và giàu kịch tính.

- Cuối cùng là việc lập dàn ý→ 3 phần: MB, TB, KB.

 

II. Lập dàn ý

1. Khảo sát ngữ liệu

Đề 1: Nhan đề: Ánh sáng

- MB:

+ Chị Dậu hớt hải chạy về phía làng mình trong đêm tối.

+ Chạy về tới nhà trời đó khuya, chị thấy 1 người lạ đang nói chuyện với chồng.

 

- TB:

+ Người khách lạ là cán bộ Việt Minh tìm đến hỏi thăm tình cảnh gia đình chị Dậu.

+ Từng bước giảng giải cho gia đình chị Dậu nghe vì sao dân mình khổ, muốn hết khổ phải làm gì? Nhân dân xung quanh vùng họ đã làm được gì? Như thế nào?

+ Người khách lạ ấy thỉnh thoảng ghé thăm gia đình anh Dậu, mang tin mới, khuyến khích chị Dậu.

+ Chị Dậu  vận động những người xung quanh và dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện, phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo.

 

- KB: Chị Dậu và bà con xóm làng chuẩn bị mừng ngày tổng khởi nghĩa.

+ Chị Dậu đón cái Tí trở về.

 

2. Nhận xét.

- Trước khi lập dàn ý cần suy nghĩ để chọn đề tài, xác định chủ đề của bài viết.

- Từ đề tài, chủ đề người viết phải tưởng tượng và phác ra những nét chính của cốt truyện.

- Tiếp đó phác ra 3 phần của dàn ý: MB, TB, KB.

- Dựa vào dàn ý, cần suy nghĩ tìm các yếu tố cấu thành 1 bài văn như: sự việc xảy ra, tâm trạng nhân vậy, quan hệ giữa các nhân vật, cảnh TN...

 

* Ghi nhớ (sgk-46)

 

B. Luyện tập

BT1(46) Nhan đề: Sau cơn giông.

 

- MB: Mạnh ngồi một mình ở nhà vỡ cậu đang bị đỡnh chỉ học tập.

 

- TB:

+ Mạnh nghĩ về những khuyết điểm, việc làm của mình trong những lúc yếu mềm. Đó là trốn học đi chơi lêu lổng với bạn, chuyến đi ấy chẳng mang lại kết quả gì.

+ Gần 1 tuần bỏ học, bài học không nắm được, Mạnh bị điểm xấu liên tiếp và hạnh kiểm yếu trong HK I.

+ Nhờ có sự nghiêm khắc của bố mẹ cộng với sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, Mạnh đó nhận ra lỗi lầm của mình.

+ Chăm chỉ học hành, tu dưỡng mọi mặt.

+ Kết quả cuối năm Mạnh đạt HS tiên tiến.

 

- KB:

+ Suy nghĩ của Mạnh sau lễ phát thưởng.

+ Bạn rủ đi chơi xa, Mạnh đã từ chối khéo.

 

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

  1. Củng cố: Vai trò của việc lập dàn ý trong quá trình làm văn 
  2. Dặn dò

- Học bài cũ và  hoàn thành bài tập.

- Soạn bài  : Uy – lít - xơ trở về.

 

Xem thêm
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Lập dàn ý bài văn tự sự mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Lập dàn ý bài văn tự sự mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Lập dàn ý bài văn tự sự mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Lập dàn ý bài văn tự sự mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống