Ngày soạn………………
Ngày dạy: ………………
Tiết…. Đọc văn.
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM (tiết 1)
Bài giảng: Tổng quan văn học Việt Nam
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của VHVN và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
- Vận dụng để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về văn học VN.
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học được học, từ đó có lòng say mê với VHVN.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy.
B- PHƯƠNG TIỆN
- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Lớp |
Thứ (Ngày dạy) |
Sĩ số |
HS vắng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
- GV tổ chức trò chơi:
Chia lớp thành 4 nhóm, nhóm nào kể được nhiều nhất và nhanh nhất các tác phẩm VHDG, VH chữ Hán, VH chữ Nôm đã đọc và học trong chương trình THCS nhóm đó sẽ chiến thắng
( thời gian 5 phút)
- GV nhận xét, cho điểm. Từ đó dẫn dắt HS vào bài mới:
Nhà thơ Huy Cận từng ca ngợi những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam:
Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững
Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa
Trong mà thực sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hòa.
Người Việt Nam hiên ngang bất khuất, trước họa ngoại xâm thì “người con trai ra trận, người con gái ở nhà nuôi cái cùng con”, thậm chí “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, tất cả nhằm mục đích “đạp quân thù xuống đất đen”. Bởi người Việt Nam vốn yêu hòa bình, luôn khát khao độc lập, tự do. Bên cạnh ý chí độc lập, thẳm sâu trong tâm hồn người Việt cũng mang tố chất nghệ sĩ. Lớp cha trước, lớp con sau tiếp nối không ngừng sáng tạo làm nên một nền VHVN phong phú về thể loại, có nhiều tác giả và tác phẩm ưu tú.
Ở cấp học trước, các em đó được tiếp xúc, tìm hiểu khá nhiều tác phẩm VHVN nổi tiếng xưa nay. Trong chương trình Ngữ Văn THPT, các em lại tiếp tục được tìm hiểu về bức tranh nền VH nước nhà một cách toàn diện và có hệ thống hơn. Tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài văn học sử có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt : Tổng quan VHVN.
Hoạt động của GV và HS |
Kiến thức cần đạt |
||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới - Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam?
-GV: Hãy cho biết bố cục bài “Tổng quan VHVN” gồm mấy phần? Mỗi phần nêu lên những vấn đề gì của văn học?
- HS: Ngoài phần đặt vấn đề “ Trải qua… tinh thần ấy” bài “ Tổng quan…” được chia làm 3 phần lớn: + Các bộ phận hợp thành của VHVN + Quá trình phát triển của VH viết VN + Con người VN qua VH - GV : Phần đặt vấn đề giới thiệu điều gì? - HS đọc phần I (Sgk-5) - GV yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thiện bảng kiến thức (phiếu học tập kèm theo) các bộ phận hợp thành của VHVN?
- HS làm việc theo nhóm 4, hoàn thiện phiếu học tập -GV: Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam được chia làm mấy thời kì?
-Văn học viết VN: 3 thời kì + Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) + Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945. + Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến cuối thế kỉ XX. - Thời kì VH Trung Đại có đặc điểm gì nổi bật? Lấy dẫn chứng minh họa cụ thể? - Vì sao văn học từ thế kỉ X đến hết XIX chịu sự ảnh hưởng của VH Trung Quốc? ảnh hưởng như thế nào? - Kể tên tác giả, tác phẩm tiêu biểu?
- Em có suy nghĩ gì về sự phát triển VH Nôm của VHTĐ?
(Sự phát triển của văn học Nôm gắn liền với những truyền thống lớn nhất của VHTĐ đó là yêu nước, tinh thần nhân đạo,tính hiện thực, đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa phát triển cao).
- Tại sao VHVN từ đầu thế kỉ XX đến nay lại được gọi là văn học hiện đại?
(Phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hóa. Mặt khác những luồng tư tưởng tiến bộ của văn hóa phương Tây đã thay đổi cách cảm, cách nghĩ, cách nhận thức, cách nói của con người Việt Nam). - Sự đổi mới ấy được biểu hiện cụ thể ra sao? Lấy dẫn chứng minh họa?
- Tản Đà: Mười mấy năm xưa ngọn bút lông Xác xơ chẳng bợn chút hơi đồng Bây giờ anh đổi lông ra sắt Cách kiếm ăn đời có nhọn không?
- Buổi giao thời: cũ – mới tranh nhau, Á - Âu lẫn lộn: Bài “ Ông đồ”( Vũ Đình Liên).
- Trích nhận định của Lưu Trọng Lư: “Phương Tây bây giờ đã đi đến chỗ sâu nhất trong hồn ta…”.
- GV: Những thành tựu đạt được của văn học thời kì này?
|
- HS theo dõi phần tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi. - Cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của văn học Việt Nam.
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam. 1. Văn học dân gian 2. Văn học viết
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam. 1. Văn học trung đại ( X - hết XIX) - Bối cảnh xã hội phong kiến, văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng phương Đông (đặc biệt Trung Quốc) - Hình thức: + Chữ Hán + Chữ Nôm a. Văn học chữ Hán - Chữ Hán du nhập vào VN từ đầu công nguyên. - VH viết VN thực sự hình thành vào thế kỉ X khi dân tộc ta giành được độc lập. - Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: + Lí Thường Kiệt: Nam quốc sơn hà. + Trần Quốc Tuấn: Hịch tướng sĩ. + Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập,... + Nguyễn Du: Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành… + Nguyễn Dữ: Truyền kì mạn lục…
b. Văn học chữ Nôm - Chữ Nôm là loại chữ ghi âm tiếng Việt dựa trên cơ sở chữ Hán do người Việt sáng tạo ra từ thế kỉ XIII. - VH chữ Nôm: + Ra đời vào thế kỉ XIII. + Phát triển ở thế kỉ XV (tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Trãi- Quốc âm thi tập, Lê Thánh Tông- Hồng Đức quốc âm thi tập,...) + Đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX (tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Du – Truyện Kiều, Đoàn Thị Điểm – Chinh phụ ngâm, Thơ Nôm – Hồ Xuân Hương,...). -Ý nghĩa của chữ Nôm và VH chữ Nôm: + Chứng tỏ ý chí xây dựng một nền VH và văn hóa độc lập của dân tộc ta. + Ảnh hưởng sâu sắc từ VH dân gian nên VH chữ Nôm gần gũi và là tiếng nói tình cảm của nhân dân lao động. + Khẳng định những truyền thống lớn của VH dân tộc (CN yêu nước, tính hiện thực và CN nhân đạo). + Phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa của VH trung đại. 2.Văn học hiện đại( từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX) - Ảnh hưởng từ văn hóa, văn học Phương Tây.
- Về tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp.
- Về hình thức: chữ quốc ngữ (chữ Hán - Nôm thất thế).
- Về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại-> tphẩm VH đi vào đời sống nhanh hơn, mqhệ giữa độc giả- tác giả mật thiết hơn.
- Về thể loại: xuất hiện thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói…
- Về thi pháp: xuất hiện hệ thống thi pháp mới. + VH Trung Đại: ước lệ, tượng trưng, khuôn mẫu (Truyện Kiều – Nguyễn Du), tính phi ngã. + VH Hiện Đại: tả thực, chi tiết (Chí Phèo – Nam Cao), tính bản ngã (cái tôi được đề cao – Xuân Diệu: Ta là một..)
- Thành tựu nổi bật: +VH yêu nước và cách mạng gắn liền với công cuộc gpdtộc. + Thể loại: phong phú, đa dạng.
|
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành
GV yêu cầu HS lập bảng so sánh văn học dân gian và văn học viết.
HS làm việc theo nhóm, từng nhóm trình bày kết quả.
|
Văn học dân gian |
Văn học viết |
Thời gian |
Ra đời rất sớm (công xã nguyên thủy), con người chưa có chữ viết, cách cảm cách nghĩ còn hồn nhiên |
Thế kỉ X phát triển, được ghi lại bằng chữ viết( Hán, Nôm, Quốc ngữ).
|
Khái niệm |
Là sáng tác tập thể của nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác, thể hiện tiếng nói tình cảm chung của cộng đồng. |
Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấuấn của tác giả.
|
Tác giả |
Tập thể nhân dân lao động |
Cá nhân trí thức |
Phương thức sáng tác và lưu truyền |
Tập thể và truyền miệng trong dân gian (kể, hát, nói, diễn) |
Viết, văn bản, đọc, sách, báo, in ấn, tủ sách, thư viện… |
Chữ viết |
Không có chứ viết. Sau này dung chữ quốc ngữ ghi chép sưu tầm văn học dân gian |
Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ |
Đặc trưng |
Tập thể, truyền miệng, dị bản, thực hành trong sinh hoạt cộng đồng |
Tính cá nhân, mang dấu ấn cá nhân sáng tạo. |
Hệ thống thể loại |
Tự sự dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…), trữ tình dân gian (ca dao), sân khấu dân gian (chèo, rối…) |
Từ X - XIX (VHTĐại): VH chữ Hán (văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu), VH chữ Nôm (thơ, văn biền ngẫu).
Từ đầu XX đến nay (VHHĐ):VH viết bằng chữ quốc ngữ: tự sự , trữ tình, kịch. |
GV yêu cầu HS lập bảng về văn học viết Việt Nam.
HS làm việc theo nhóm, từng nhóm trình bày kết quả.
VĂN HỌC VIẾT |
||
Văn học chữ Hán |
Văn học chữ Nôm |
Văn học chữ quốc ngữ |
- Ra đời từ thời Bắc thuộc, phát triển từ thế kỉ X. - Chịu ảnh hưởng Trung Hoa nhưng vẫn đậm bản sắc hiện thực, tài hoa, tâm hồn và tính cách Việt Nam. - Đọc theo âm Hán Việt.
|
- Chữ ghi âm tiếng Việt từ chữ Hán do người Việt tạo ra từ thế kỉ XIII. - Phát triển, xuất hiện nhiều tác giả, tác phẩm có giá trị. |
- Chữ quốc ngữ ghi âm tiếng Việt bằng hệ thống chữ cái La-tinh. - Phát triển từ đầu thế kỉ XX tạo thành văn học hiện đại Việt Nam. |
Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng
GV nêu bài tập : Sắp xếp các tác phẩm văn học dưới đây theo hai bộ phận (riêng bộ phận văn học viết xếp theo 3 cột) : Truyện Kiều, Những ngôi sao xa xôi, Đại cáo bình Ngô, Qua Đèo Ngang, Nhật kí trong tù, Tấm Cám, Thánh Gióng, Sọ dừa, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa…
Văn học dân gian |
Văn học viết |
||
Văn học chữ Hán |
Văn học chữ Nôm |
Văn học chữ quốc ngữ |
|
|
|
|
|
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
- Nêu các bộ phận hợp thành và quá trình phát triển của VHVN.
- Một số điểm khác giữa văn học trung đại – văn học hiện đại.
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.