Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (tiết 2) mới nhất

Tải xuống 5 2.6 K 1
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án ngữ văn 10, tập 1 bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (tiết 2) mới nhất theo mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp
thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Ngữ văn lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ
được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Ngày soạn :……………………..

Ngày dạy:………………………

Tiết… Đọc văn.

KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM (tiết 2)

Bài giảng: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức:

 -  Nắm được những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.

  1. Kĩ năng:

 - Biết phân tích các giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam qua hệ thống dẫn chứng cụ thể. 

  1. Thái độ, phẩm chất

 - Hiểu được những giá trị to lớn của VHDG,  có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc.

 - Học tập tốt hơn phần VHDG trong chương trình.

  1. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B- PHƯƠNG TIỆN

- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

- HS:  SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

- GV kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

  1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp

Thứ (Ngày dạy)

Sĩ số

HS vắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

- Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào ? Hãy định nghĩa ngắn gọn và nêu ví dụ về từng thể loại.

  1. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

VHDG được coi là cuốn “Bách khoa toàn thư” của các dân tộc, là “khuôn vàng thước ngọc” cho văn học viết, là “dòng suối mát ngọt lành” cho mỗi người khi thưởng thức. Những điều đó chứng tỏ VHDG có những giá trị vô cùng to lớn, mang nhiều chức năng quan trọng trong việc phản ánh và phục vụ đời sống con người. Hãy tiếp tục tìm hiểu những giá trị cơ bản của văn học dân gian trong tiết học hôm nay.

      

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

- GV : Tóm tắt nội dung các giá trị của VHDG?

 

 

 

 

 

 

 

- GV : Tại sao nói VHDG là kho tri thức?

- GV: Tri thức dân gian là gì?

- GV định hướng: Tri thức dân gian là nhận thức, hiểu biết của nhân dân đối với cuộc sống quanh mình.

 

- GV: Vì sao VH dân gian được coi là kho tri thức vô cùng phong phú và đa dạng?

 

- GV gợi mở: Tri thức dân gian bao gồm những tri thức về các lĩnh vực nào? Của bao nhiêu dân tộc?

 

- VH dân gian thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm của ai? Điều đó có gì khác với giai cấp thống trị cùng thời? VD?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tri thức dân gian được trình bày ntn? VD?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mở rộng: Tuy nhiên nhận thức của nhân dân lao động không phải hoàn toàn và bao giờ cũng đúng.

 

VD:

+ Đi một ngày đàng học một sàng khôn;

 

+          Những người ti hí mắt lươn

Trai thường chốn chúa, gái buôn lộn chồng...

 

 

 

-  GV: Tính giáo dục của VH dân gian được thể hiện qua những khía cạnh nào? VD?

 

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau cách mấy núi xa cũng tìm

                              (Lâm Thị Mỹ Dạ)

- GV : Truyện “Tấm Cám”, “Thạch Sanh” để lại cho em những bài học gì sâu sắc ?

- HS phát biểu, liên hệ bản thân.

- GV: Giá trị thẩm mĩ to lớn của VH dân gian được biểu hiện ntn?

 

 

- GV: Kể tên một vài tác giả ưu tú có sự học tập VH dân gian?

+ Nhà văn, nhà thơ học được gì từ VHDG?

 

→    Nhà thơ: học giọng điệu trữ tình, xây dựng nhân vật trữ tình, sử dụng ngôn từ…( Nguyễn  Du, Hồ Xuân Hương, Tố Hữu…)

→    Nhà văn: học tập nghệ thuật xây dựng cốt truyện.

 

 

 

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Bài 1: Phân tích ảnh hưởng của ca dao dân ca trong đoạn thơ sau của Tố Hữu :

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh.

Mình đi mình lại nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa.

                                     (Việt Bắc)

 

 

 

 

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

* GV nêu yêu cầu:

- Sáng tác 2 - 4 câu thơ lục bát với đề tài tự chọn.

- HS làm việc cá nhân, trình bày kết quả.

III. Những giá trị cơ bản của VHDG

 

+ Kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.

 

+ Có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.

 

+ Có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.

 

1. VH dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc (giá trị nhận thức):

 

 

 

- VH dân gian ⭢ là tri thức về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội và con người⭢ phong phú.

 

⭢ Là tri thức của 54 dân tộc⭢ đa dạng.

 

 

 

- VH dân gian thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm tư tưởng của nhân dân lao động nên nó mang tính chất nhân đạo, tiến bộ, khác biệt và thậm chí đối lập với quan điểm của giai cấp thống trị cùng thời.

 

 VD: + Con vua thì lại làm vua

         Con sãi ở chùa thì quét lá đa

           Bao giờ dân nổi can qua

         Con vua thất thế lại ra quét chùa.

 

         + Đừng than phận khó ai ơi

    Còn da: lông mọc, còn chồi: nảy cây...

 

 

- Tri thức dân gian thường được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật⭢ hấp dẫn, dễ phổ biến, có sức sống lâu bền với thời gian.

 

 VD: Bài học về đạo lí làm con:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. VH dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người:

- Tinh thần nhân đạo:

 + Tôn vinh giá trị con người (tư tưởng nhân văn).

 + Tình yêu thương con người (cảm thông, thương xót).

 + Đấu tranh không  ngừng để bảo vệ, giải phóng con người khỏi bất công, cường quyền (Tấm Cám, Chử Đồng Tử, ..).

 

 

- Hình thành những phẩm chất truyền thống tốt đẹp:

 + Tình yêu quê hương, đất nước.

 + Lòng vị tha, đức kiên trung.

 + Tính cần kiệm, óc thực tiễn,...   

3. VH dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền VH dân tộc:

- Nhiều tác phẩm VH dân gian trở thành mẫu mực nghệ thuật để người đời học tập.

- Khi VH viết chưa phát triển, VH dân gian đóng vai trò chủ đạo.

- Khi VH viết phát triển, VH dân gian là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của VH viết, phát triển song song, làm cho VH viết trở nên phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

 

IV. Luyện tập

Bài 1: Ảnh hưởng của ca dao, dân ca trong đoạn thơ:

- Hình thức:

+ Thể thơ lục bát

+ Cặp đại từ xưng hô mình – ta...

 

- Nội dung : Nói về nghĩa tình cách mạng thủy chung son sắt – một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

 

* Yêu cầu:

- Hình thức: đúng thể thơ lục bát.

- Nội dung: tự chọn, nên viết về tình cảm, cảm xúc của cá nhân trước thiên nhiên, con người, cuộc sống xung quanh. Đề tài phải phù hợp lứa tuổi, chuẩn mực đạo đức chung.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

  1. Củng cố

- Các giá trị của văn học dân gian.

  1. Dặn dò

- Học bài cũ

- Chuẩn bị bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp).

Xem thêm
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (tiết 2) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (tiết 2) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (tiết 2) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (tiết 2) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (tiết 2) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống