Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu , tài liệu bao gồm 5 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây
1000 CÂU HỎI MỆNH ĐỀ ĐÚNG – SAI
ÔN TẬP LÝ THUYẾT HÓA HỌC
THI THPT QUỐC GIA 2020
Hướng dẫn: màu đỏ là sau, gạch chân là nguyên nhân sai.
1) Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2nO2 (n ≥ 2).
2) Thông thường các este ở thể lỏng, nhẹ hơn nước và rất ít tan trong nước.
3) Este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit có cùng số nguyên tử cacbon.
4) Este nặng hơn nước và rất ít tan trong nước.
5) Este thường có mùi thơm dễ chịu.
6) Este là những chất lỏng hoặc chất rắn ở nhiệt độ thường.
7) Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
8) Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp
thực phẩm, mỹ phẩm.
9) Thủy phân este trong môi trường axit luôn thu được axit cacboxylic và ancol.
10) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và anđehit fomic.
11) Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có mùi
thơm của chuối chín.
12) Đốt cháy một este no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1: 1.
13) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
14) Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ –OH trong nhóm –COOH
của axit và H trong nhóm –OH của ancol.
15) Vinyl axetat không điều chế được trực tiếp từ axit và ancol tương ứng.
16) Vinyl axetat phản ứng với dd NaOH sinh ra ancol etylic.
17) Thuỷ phân benzyl axetat thu được phenol.
18) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.
19) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
20) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
21) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
22) Phenol phản ứng được với nước brom.
23) Phenol phản ứng được với dung dịch NaHCO3.
24) Chất béo là este của glixerol và các axit béo.
25) Hiđro hoá hoàn toàn triolein thu được tristearin.
26) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
27) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
28) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
29) Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
30) Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
31) Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
32) Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
33) Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
34) Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
35) Triolein có công thức phân tử là C57H106O6.
36) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là 0,1%.
37) Phân tử saccarozơ do 2 gốc α–glucozơ và β–fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi
38) Ở nhiệt độ thường, glucozơ, fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn kết tinh dễ tan trong nước và
dung dịch của chúng đều hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.2
39) Xenlulozơ là hợp chất cao phân tử thiên nhiên, mạch không phân nhánh do các mắt xích –glucozơ
tạo nên.
40) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
41) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.
42) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
43) Glucozơ và fructozơ đều bị khử bởi AgNO3 trong dung dịch NH3.
44) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;
45) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác;
46) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
47) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.
48) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
49) Mỗi mắt xích C6H10O5 có ba nhóm OH tự do nên xenlulozơ có công thức cấu tạo là
[C6H7O2(OH)3]n.
50) Xenlulozơ tác dụng được với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc thu được xenlulozơ trinitrat được dùng
làm thuốc súng.
51) Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc -glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết -1,4-glicozit.
52) Phân tử xenlulozơ không phân nhánh mà xoắn lại thành hình lò xo.
53) Hiđro hoá hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic
54) Phản ứng thuỷ phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
55) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
56) Saccarozơ bị hoá đen trong H2SO4 đặc.
57) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
58) Saccarozơ, amilozơ và xenlulozơ đều cho được phản ứng thủy phân.
59) Tinh bột và xenlulozơ đều có công thức là (C6H10O5)n nên chúng là đồng phân của nhau.
60) Xenlulozơ được tạo bởi các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bởi liện kết α - 1,4-glicozit.
61) Thủy phân đến cùng amilopectin, thu được hai loại monosaccarit.
62) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
63) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh..
64) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ.
65) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
66) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin.
67) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
68) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
69) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được
một loại monosaccarit duy nhất.
70) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được Ag.
71) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sorbitol.
72) Cho xenlulozơ vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra.
73) Trong phản ứng tráng gương, glucozơ đóng vai trò chất oxi hóa
74) Xenlulozơ trinitrat có chứa 16,87% nitơ
75) Xenlulozơ triaxetrat là polime nhân tạo
76) Thủy tinh hữu cơ plexiglas có thành phần chính là poli(metyl metacrylat)
77) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
78) Saccarozơ làm mất màu nước brom.
79) Fructozơ có phản ứng tráng bạc.
80) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở.
81) Saccarazơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.
82) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân.
83) Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau. 3
84) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
85) Glucozơ, fructozơ đều có phản ứng tráng bạc.
86) Glucozơ làm mất màu nước brom.
87) Lực bazơ của anilin yếu hơn lực bazơ của metylamin.
88) Amin thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
89) Tất cả amin đều là chất khí, mùi khai, dễ tan trong nước.
90) Amin là hợp chất hữu cơ tạp chức, được hình thành khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3
bằng gốc hiđrocacbon.
91) Amin no đơn chức mạch hở có công thức chung là CnH2n+1N.
92) Amin C3H9N là amin béo, có đồng phân amin bậc 1, 2, 3.
93) Tất cả amin đều có tính bazơ, đều làm quỳ tím hoá xanh.
94) Anilin là amin thơm, có tính bazơ yếu hơn NH3.
95) Anilin (C6H5NH2) tan ít trong nước.
96) Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
97) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
98) Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
99) Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các
-amino axit.
100) Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng.