Soạn bài Cảm xúc mùa thu - ngắn nhất Soạn văn 10

Tải xuống 3 2.3 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 10: Cảm xúc mùa thu mới nhất, tài liệu bao gồm 3 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn bài: Cảm xúc mùa thu (Thu hứng - Đỗ Phủ)

Bài giảng: Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

I. Kiến thức cơ bản
1. Tác giả
Đỗ Phủ (712 – 770) tự Tử Mỹ, người huyện Củng, nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Sống vào thời đất nước Trung Quốc triền miên trong cảnh loạn li, mặc dù Đỗ Phủ có làm
vài chức quan nhỏ trong một thời gian ngắn song gia đình ông cũng lâm vào tình cảnh
phiêu bạt, cơ cực. Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực lớn nhất, không chỉ của đời Đường, mà của
cả lịch sử thơ ca cổ Trung Quốc.
2. Bài thơ Thu hứng
Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt và cũng là tâm trạng buồn lo của nhà thơ. Nỗi lo
ấy bắt nguồn nỗi buồn của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá
của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân
phận của kẻ tha hương lưu lạc.
3. Đặc sắc nghệ thuật
Bài thơ này còn tiêu biểu cho một số đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường như: Nghệ thuật
"tả cảnh ngụ tình", nghệ thuật xây dựng các mối quan hệ đồng nhất và tương ứng.
II. Rèn kỹ năng
1. Có thể chia bài thơ thành hai phần (4 câu trên và 4 câu dưới).
Chia như vậy bởi hai phần này có tính độc lập nhất định (4 câu trên thiên nhiều hơn về tả
cảnh, 4 câu dưới lại thiên nhiều hơn về tả tình). Nội dung của bốn câu thơ trên là miêu tả
cảnh mùa thu ảm đạm và hiu hắt (cũng có một chút dữ dội nhưng chỉ làm cho cảnh thêm
sâu thẳm, hoang vu). Bốn câu thơ ở phần hai lại chủ yếu miêu tả cái tình của nhà thơ: nỗi
nhớ quê và nỗi niềm "dân nước".
2. Bốn câu thơ đầu là cảnh được nhìn trong tầm bao quát rộng và xa (rừng phong, núi
vu, kẽm vu, sóng dợn, mây trùm cửa ải,...) Thế nhưng đến bốn câu sau, không gian bị thu
hẹp lại (khóm cúc, con thuyền) rồi gần hơn nữa, nó "lặn" vào tâm hồn của nhà thơ. Sở dĩ
có sự vận động của không gian như thế là vì thời gian đang khép lại (chiều dần buông,
tầm nhìn bắt đầu thu hẹp). Và thêm nữa để nó phù hợp với sự vận động của tứ thơ (từ
cảnh đến tình).

3. Bốn câu thơ đầu là cảnh mùa thu - vừa tiêu điều, hiu hắt (Sương móc trắng xóa làm
tiêu điều cả rừng cây phong; Núi vu, kẽm vu hơi thu hiu hắt), lại vừa dữ dội (sóng vỗ Trư-
ờng Giang; trên cửa ải, mây sa mặt đất). Cảnh ấy vừa gợi nỗi buồn tê tái, vừa ngầm thể
hiện nỗi lo âu của nhà thơ (về sự không bình yên ở nơi biên ải).
Cảnh thu ở phần thứ nhất quả thật đã khởi hứng cho cái tình chan chứa ở những câu sau.
Hình ảnh khóm cúc, con thuyền khắc sâu vào nỗi nhớ quê hương. Câu thơ có lệ của hoa
nhưng dường như cũng là lệ của lòng người. Hai câu cuối là nỗi buồn nhớ người thân.
Thế nhưng bên cạnh đó nó còn là nỗi lo vì đất nước cha yên, là niềm cảm thông đối với
những người lính thú đang phải trấn giữ ở những nơi rét mướt xa xôi.
Bài thơ khởi hứng bằng "thu" và quả thực câu nào cũng nói đến mùa thu. Nhưng chỉ có
điều thật khó có thể phân biệt rạch ròi đâu là "thu tình" và đâu là "thu cảnh". Hay nói cách
khác, thu cảnh cũng chính là thu tâm (thu - hứng).
4. Câu thơ Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ (Khóm cúc nở hoa đã hai lần (làm) tuôn
rơi nước mắt ngày trước) là một câu thơ đa nghĩa, giàu hàm ý.
Chữ "lệ" ở trong câu thơ này quả thực rất khó phân biệt đó là lệ của người hay "lệ" của
hoa. Tuy nhiên có lẽ nên hiểu: Mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh lòng nhớ đến
quê hương. Những giọt nước mắt theo đó cũng cứ tự nhiên rơi không sao ngăn lại được.
Hình ảnh hoa cúc "nở rồi lại nở" vừa gợi ra sự trở đi trở lại của nỗi nhớ quê, vừa gợi ra
liên tưởng về những dòng lệ chứa chan ân tình của nhà thơ.
5. Đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và phần dịch
nghĩa, ta có mấy nhận xét sau:
- Ưu điểm
: Bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần của bài thơ. Bản
dịch có thể coi là khá đạt.
- Nhược điểm: Bản dịch còn có một số vênh lệch so với bản phiên âm:
+ Trong câu đầu, bản dịch thơ chưa chuyển tải được ý nghĩa của từ "điêu thương" - đây là
một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang
nghĩa rất mạnh - chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong.
+ Chữ "thẳm" trong câu ba (bản dịch) chưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm
hưởng thơ trầm xuống.

+ Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ "lỡng khai" - là một từ quan trọng của bản phiên âm - nhấn
mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ "cô" cha dịch được làm cho câu thơ cha thật sự
thể hiện được nỗi lòng của kẻ li hương.
 

Xem thêm
Soạn bài Cảm xúc mùa thu - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Cảm xúc mùa thu - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Cảm xúc mùa thu - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống