Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương - ngắn nhất Soạn văn 11

Tải xuống 7 2.4 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 11: Lưu biệt khi xuất dương mới nhất, tài liệu bao gồm 7 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn bài lưu biệt khi xuất dương

Bài giảng: Lưu biệt khi xuất dương

1. Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương mẫu 1
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1. Đọc phần tiểu dẫn để hiểu bối cảnh ra đời của bài thơ là do những ảnh hưởng từ
nước ngoài vào để hiểu cái nhiệt tình, hăm hở, “vượt biển Đông” của tác giả và các đồng
chí của mình (Những quyển Tân thư – sách bằng chữ Hán do các nhà cách mạng Trung
Quốc trước tác hoặc dịch từ tiếng Anh, tiếng Pháp nhằm truyền bá những tư tưởng dân
chủ tư sản, những thành tích duy tân của Nhật Bản; đất nước Trung Hoa “duy ngã độc
tôn” đang chuyển mình…)
Câu 2. Lẽ sống mới và khát vọng hành động của nhà chí sĩ Phan Bội Châu trong buổi ra
đi tìm đường cứu nước (Các em dựa trên cảm xúc của tác giả và những hình tượng nghệ
thuật trong bài thơ để giải đáp câu hỏi này).
- Hai câu đề:
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời.
+ Trước hết nó vẫn nói đến chí nam nhi, một quan niệm nhân sinh phổ biến dưới thời
phong kiến. (Trong xã hội trọng nam khinh nữ, được sinh ra là nam nhi làm niềm vinh
hạnh, nhưng đồng thời trọng trách cũng rất nặng nề) – Nam nhi phải làm nên chuyện lớn,
phải lập nên kì tích lớn lao, dám mưu đồ những việc lớn. Có thể thấy đây là một quan
niệm sống tích cực đã khích lệ được biết bao đấng nam nhi lập nên công tích, lưu danh
muôn đời.
Phạm Ngũ Lạo từng bày tỏ khát khao được tài giỏi, mưu lược như Gia Cát Lượng để giúp
vua, giúp nước ( mặc dù ông đã là tướng giỏi, có công chống giặc Nguyên Mông).
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
Hoặc những câu thơ của Nguyễn Công Trứ:
Chí làm trai nam, bắc, đông, tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển.

Tất cả đều xuất phát từ quan niệm như Phan Bội Châu đã nói “Làm trai phải lạ ở trên
đời”.
+ Dưới thời phong kiến người ra quan niệm tạo hóa sinh ra con người, chi phối số phận
con người vì vậy thường nảy sinh tư tưởng phó thác số mệnh cho trời định đoạt. Điểm
mới mẻ, táo bạo trong quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu là sự chủ động xoay
chuyển thời thế (Câu thơ “Há để càn khôn tự chuyển dời” là một câu hỏi tu từ biểu hiện
sự phủ định: Há để …. Không thể để…).
Đặt trong bối cảnh hiện tại, câu thơ của Phan Bội Châu ngụ ý nói đến mục tiêu hành
động của nam nhi là phải tìm con đường Cách mạng mang tới độc lập về cho đất nước.
- Hai câu thực:
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?
+ Trong cuộc đời này cần có ta. Không phải lối nói tự cao tự đại thiếu khiêm tốn mà đó là
cách tự thể hiện mình hết sức mới mẻ, đáng kính trọng. Ta đã gặp một cái tôi “ngất
ngưởng” giữa cuộc đời của Nguyễn Công Trứ nhưng nhà thơ nghiêng về phác thảo ột
chân dung, một phong cách sống – Còn ở đây, Phan Bội Châu thể hiện rất rõ cái tôi công
dân đầy tinh thần trách nhiệm gánh vác giang sơn, không chỉ riêng ông mà còn khích lệ
các trang nam nhi cần có ý thức đó (cuộc đời này cần có chúng ta “xúm vai vào xốc vác
cựu giang sơn “Bài ca chúc Tết thanh niên – Phan Bội Châu”).
+ Một đời người sống vì nước, ngàn năm sau tên tuổi sẽ được lưu.
Hai câu thơ cụ thể hóa lẽ sống của nam nhi: phải tự giác, chủ động, trước cuộc đời, phải
lưu danh thiên cổ. Tác giả khẳng định mình đồng thời thúc giục mọi người sống có ích
cho đời.
- Hai câu luận:
Non sông đã chết sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.
Tác giả gắn chí nam nhi vào hoàn cảnh thực tế của đất nước.
+ Khi đất nước có ngoại xâm, những người có lòng yêu nước thường hay đặt ra vấn đề
“vinh – nhục” (Các em nhớ lại một số câu văn trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc
Tuấn; “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu). Câu thơ của Phan Bội Châu,
thể hiện sâu sắc nỗi đau mất nước, ý thức về nỗi nhục của thân phận nô lệ, ngầm chứa sự

phản kháng, không cam chịu (sống thêm nhục).
+ Sách thánh hiền răn dạy đạo đức lễ nghĩa, nhất là đạo làm tôi phải trung với vua. Phan
Bội Châu cũng là tri thức nho học, cũng từng đọc sách thánh hiền nhưng ông đã có nhận
thức khác. Đất nước đã đổi thay, những ông vua tài giỏi, đức độ không còn, chỉ còn
những ông vua phản dân hại nước, “Thánh hiền đã vắng” trung quân một cách ngu muội
chẳng ích lợi gì. Sách thơ thức tỉnh ý thức hành động thiết thực, yêu nước là phải cứu
nước (ở một bài thơ khác, Phan Bội Châu khuyên thanh niên “Xếp bút nghiêng mà tu
dưỡng lấy tinh thần” – Bỏ lối học cũ để tu dưỡng tinh thần cứu nước).
Phan Bội Châu đã dám đối mặt với nền học vấn cũ bằng sự quyết liệt, táo bạo của một
nhà cách mạng đi tiên phong cho thời đại mới.
- Hai câu kết:
Muốn vượt biển Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
+ Những hình ảnh kì vĩ, lớn lao: “Biển Đông”, “Cánh gió”, “muôn tùng sóng bạc”, phù
hợp với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của chủ thể trữ tình.
+ Câu thơ cuối dịch nghĩa là “Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên” là một hình ảnh hào hùng
lãng mạn. Sóng của biển cả hay nhiệt huyết cứu nước dân trào chắp cánh cho ý chí vượt
đại dương tìm đường cứu nước thêm phần hăm hở, tự tin. Tư thế và khát vọng lên đường
của chủ thể trữ tình ở hai câu kết có một sức truyền cảm mạnh mẽ. Phan Bội Châu đã từ
bài thơ này mà khơi gợi được nhiệt huyết của cả một thế hệ.
3. Âm hưởng hào dùng, giọng thơ tâm huyết, sục sôi, là những yếu tố có sức lôi cuốn
người nghe, người đọc.
II. Luyện tập
1.Viết đoạn văn ngắn bình giảng hai câu cuối bài thơ (Các em xem phần gợi ý ở trên)
2.Có thể xem “Xuất dương lưu biệt” là bài thơ mở đầu xứng đáng cho một thời đại văn
học mới. - Bài thơ đã thể hiện những tư tưởng mới mẻ, táo bạo, phù hợp với xu thể của
thời đại. - Bài thơ mở đầu cho thơ văn tuyên truyền, vận động cách mạng.
2. Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương mẫu 2
2.1. - Câu 1Trang 5 SGK
Đọc Tiểu dẫn, chú ý bối cảnh lịch sử đất nước và những ảnh hưởng từ nước ngoài để hiểu
bài thơ.

Trả lời:
Văn học trung đại có loại thơ để nói chí, tỏ lòng ("Thi dĩ ngôn chí"). Bài thơ này cũng
bộc lộ trực tiếp chí khí, hoài bão của tác giả. Nó rất gần với Thuật hoài của Phạm Ngũ
Lão, Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ,... Điều đặc biệt là chính cuộc đời và sự nghiệp
của các tác giả đã minh chứng cho lí tưởng sống cao đẹp trong thơ. Thơ là gan ruột, là
tâm huyết của họ. Họ đã trải nghiệm tất cả những điều đó bằng chính cuộc đời của mình
trước khi biểu hiện trong văn chương.
Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là vào lúc tình hình chính trị trong
nước hết sức rối ren. Chủ quyền đất nước đã hoàn toàn mất vào tay giặc, phong trào vũ
trang chống thực dân Pháp theo con đường Cần vương đã thất bại không có cơ hội cứu
vãn, chế độ phong kiến đã cao chung, bao anh hùng, nghĩa sĩ cứu nước đã hi sinh... Tinh
hình đó đặt ra trước mắt các nhà yêu nước một câu hỏi lớn, đầy day dứt: phải cứu nước
bằng con đường nào?
Tiếp thu những tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày
càng mạnh qua con đường Trung Hoa, Nhật Bản và trực tiếp từ Pháp, từ các nước phương
Tây, trong hoàn cảnh con đường cứu nước đang bế tắc, các nhà nho ưu tú của thời đại
như Phan Bội Châu đã say sưa với một hướng đi mới bất chấp nguy hiểm, gian lao mong
tìm ra ánh bình minh cho Tổ quốc.
2.2. - Câu 2 Trang 5 SGK
Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi
ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào?
Trả lời:
Xuất dương lưu biệt là lẽ sống mới, là khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng
Phan Bội Châu trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.
a. Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ nói lên cái "chí làm trai":
Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời
.
Người xưa vốn không có quan niệm về thanh niên nói chung. Do tư tưởng "trọng nam
khinh nữ" trong xã hội phong kiến, "chí làm trai’ chỉ dành riêng cho các bậc trượng phu,
các đấng mày râu, không bao hàm phụ nữ. Hai câu thơ khẳng định một lẽ sống đẹp của
trượng phu. Phải lạ nghĩa là phải biết sống cho phi thường, hiển hách, phải dám mưu đồ
những việc kinh thiên, động địa, xoay chuyển "càn khôn", chứ không thể sống tầm

thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo số phận, chịu để con tạo xoay vần.
Cảm hứng và ý thơ của Phan Bội Châu gần gũi với lí tưởng nhân sinh của các nhà
nho thuở trước (Phạm Ngũ Lão: Công danh nam tử còn vượng nợ; Nguyễn Công Trứ:
Chí làm trai nam, bắc, đông, tây - Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể), nhưng nó táo bạo
hơn, quyết liệt hơn. Con người dám đối mặt với cả trời đất (càn khôn), cả vũ trụ để tự
khẳng định mình, vượt hẳn lên cái mộng công danh gắn với hai chữ hiếu, trung để vươn
tới những lí tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn và cao cả hơn nhiều. Lí tưởng sống ấy đã
tạo cho con người một tư thế mới, sánh ngang tầm vũ trụ.
b. Nếu như hai câu đầu là một mở đề thì hai câu thực kế tiếp triển khai cụ thể cái tư tưởng
về "chí làm trai" ấy.
"Chí làm trai" của Phan Bội Châu gắn với ý thức về cái "tôi”, nhưng không phải là cái
"tôi" cá nhân mà là một cái "tôi" công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời:
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai?
Cuộc thế trăm năm này cần phải có ta, không phải là để hưởng lạc thú mà là để cống
hiến cho đời, để đáng mặt nam nhi, để lưu danh thiên cổ. Câu thơ thứ nhất khẳng định dứt
khoát, đến câu thứ hai, tác giả chuyển sang giọng nghi vấn, nhưng cũng để nhằm khẳng
định quyết liệt hơn một khát vọng sống hiển hách, phát huy hết tài năng và chí khí cống
hiến cho đời, để tên tuổi còn lại mãi mãi về sau. Ý thơ được tăng cấp lên, đồng thời thêm
giọng khuyến khích, giục giã.
Trong những năm đầu thế kỉ XX, sau những thất bại liên tiếp của các phong trào đấu
tranh vũ trang chống thực dân Pháp, một nỗi thất vọng, bi quan đang đè nặng lên tâm hồn
những người Việt Nam yêu nước. Tâm lí buông xuôi, an phận, cam chịu cảnh "cá chậu
chim lồng" trong một bộ phận nhân sĩ không phải không có. Chính bởi thế mà Phan Bội
Châu muốn rung lên một hồi chuông để thức tỉnh mọi người, giục gọi thế hệ mình tiếp
tục con đường tranh đấu.
Câu thơ giàu cảm hứng lãng mạn bay bổng gắn với những hình tượng nghệ thuật kì vĩ,
trường tồn: Đất trời cao rộng (càn khôn), cuộc nhân sinh một đời người (trong khoảng
trăm năm) và cả tương lai nối dài phía sau (sau này muôn thuở), càng làm tăng đến vô
cùng sức mạnh của khát vọng và niềm tin.
c. Đến hai câu luận, cái "chí làm trai" oai hùng kia được gắn với hoàn cảnh thực tế xót xa
của nước nhà:

Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!
Câu 5 nói lên nỗi nhục mất nước, nỗi xót đau đốt cháy tâm can nhà thơ (Non sông đã
chết), đồng thời cũng khẳng định ý chí thép gang của những con người không cam chịu
sống cuộc đời nô lệ đắng cay (Non sông đã chết, sống thêm nhục). Ý chí ấy gần gũi với
tư tưởng yêu nước, với ý chí của người nghĩa sĩ nông dân trong thơ của Nguyễn Đình
Chiểu. Nhưng đến câu 6 thì tư tưởng của Phan Bội Châu đã vượt hẳn lên, mang những
sắc thái mới của tư tưởng thời đại.
Nêu cảm hứng yêu nước trong thơ văn cụ Đồ Chiểu còn mang nặng chữ hiếu, trung
thì đến Phan Bội Châu, nó đã khác. Cụ Phan đã dám đối mặt với cả nền học vấn cũ để
nhận thức một chân lí: Sách vở thánh hiền chẳng giúp ích gì trong buổi nước mất nhà tan,
nếu cứ khư khư ôm giữ lấy thì chỉ là ngu (tụng diệc 57) mà thôi. Tất nhiên, Phan Bội
Châu không phủ nhận cả nền học vấn Nho giáo, nhưng có được một ý tưởng như thế đã là
hết sức táo bạo đối với một người từng là môn đồ của nơi "cửa Khổng sân Trình" rồi.
Có được dũng khí và nhận thức sáng suốt đó trước hết phải kể đến tấm lòng yêu nước
nồng cháy mà ông đã thể hiện ở câu trên, đến khát vọng tìm con đường đi mới có thể đưa
nước nhà thoát ra khỏi cảnh khổ đau. Bên cạnh đó không thể không nói tới những ảnh
hưởng của luồng tư tưởng mới đang len lỏi vào đất nước này ngay từ mấy năm cuối thế kỉ
XIX mà Phan Bội Châu đã đón nhận qua những cuốn tân thư lưu truyền bí mật. Nhân vật
trữ tình ở đây hiện lên sừng sững, oai hùng với cái khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết
liệt của một nhà cách mạng đi tiên phong cho thời đại mới.
d. Bài thơ khép lại trong tư thế và khát vọng buổi lên đường của nhân vật trữ tình.
Các hình ảnh ở hai câu thơ cuối đều hết sức lớn lao: Biển Đông, cánh gió, muôn
trùng sóng bạc. Tất cả đều như hoà nhập với con người trong tư thế đang "bay lên" (chữ
nhất tề phi dịch là tiễn ra khơi quá êm ả, không thật sát). Hình ảnh kết thúc này thật lãng
mạn, hào hùng, con người dường như được chắp đôi cánh thiên thần, bay bổng trên thực
tại tối tăm, khắc nghiệt vươn ngang tầm vũ trụ bao la.
2.3. - Câu 3 Trang 5 SGK
Anh (chị) có nhận xét gì về hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác (đối
chiếu với phần dịch nghĩa)?
Trả lời:
So với nguyên tác, hai câu 6 và 8 dịch có đôi điều khác biệt:

- Câu 6: Nguyên tác: "Nguyện trục trường phong Đông hải khứ" - Mong muốn đuổi theo
ngọn gió dài đi qua biển Đông. Câu dịch thơ lại là: "Muốn vượt bể Đông theo cánh gió" -
đạp bằng gian khó để đạt được ước nguyện giải phóng dân tộc. Nhưng câu thơ dịch chỉ
chú ý đến "vượt bể Đông" mà không chú trọng đến ý thơ thể hiện được nhà thơ ý thức
được gian khó - ý thức được gian khó nhưng vẫn khao khát vượt qua "đuổi theo". Do đó
làm mất đi đôi chút lớn lao, mạnh mẽ, can trường của nhân vật trữ tình.
- Câu 8: Nguyên tác: "Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi" - ngàn đợt sóng bạc cùng bay
lên. Câu thơ dịch là: "Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi". Câu thơ dịch làm mất đi cái kì
vĩ, hào sảng của hình ảnh "nhất tề phi" - "cùng bay lên" đầy lãng mạn, hùng tráng.
2.4. - Câu 4 Trang 5 SGK
Theo anh (chị), những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?
Trả lời:
Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ.
- Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt của nhân vật trữ tình.
- Tư thế con người kì vĩ, đầy lãng mạn, sánh ngang tầm cùng vũ trụ.
- Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với mọi thử thách.
- Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.
 

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống