Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - ngắn nhất Soạn văn 11

Tải xuống 5 1.5 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 11: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức mới nhất, tài liệu bao gồm 5 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

undefined (ảnh 1)

 Soạn bài lớp 11: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

1. Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức mẫu 1
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả: Nguyễn An Ninh (1899 -1943).
- Là nhà báo, nhà văn, nhà yêu nước đầu thế kỉ XX.
- Từ một trí thức Tây học, ông đến với chủ nghĩa Mác và những người cộng sản.
- 1908 bị bắt đày đi Côn Đảo.
- Sự nghiệp và tên tuổi của ông gắn liền với những buổi diễn thuyết.
- Phê phán đạo Khổng – đề cao tinh thần học hỏi văn hoá châu Âu.
- Văn phong khúc chiết, trong sáng, có độ sâu về tư duy văn hoá, tràn đầy nhiệt huyết yêu
nước gần gũi với đời sống và con người lao động.
2. Tác phẩm
- Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là tác phẩm tiêu biểu cho thể văn
chính luận, một thể văn coi trọng lí luận, trình bày những vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng
lớn. Ngay ở nhan đề, bài báo đã chỉ ra vai trò quan trọng và thiêng liêng của tiếng Việt, đó
là: Nguồn giải phóng của dân tộc.
- Bài báo có bố cục chặt chẽ, khoa học thể hiện khả năng tư duy lôgíc của một nhà báo
hoạt động chính trị; vì vậy, nó vừa có sự hấp dẫn của báo chí, vừa có tính thuyết phục, tư
tưởng của một bài diễn thuyết chính trị.
- Mở đầu bài viết, tác giả phê phán một số người do thiếu hiểu biết, thích khoe khoang
nên đã vô tình “từ bỏ văn hoá cha ông và tiếng mẹ đẻ”.
- Phần tiếp theo, tác giả thuyết minh cho tư tưởng nòng cốt của bài viết: Tiếng mẹ đẻ là
nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức. Với lối viết ngắn gọn, súc tích, tác giả đã chỉ ra
một cách cụ thể ý nghĩa của tiếng mẹ đẻ, đồng thời khẳng định và chứng minh rằng:
Tiếng Việt rất giàu có…
- Phần kết thúc, tác giả trình bày vai trò hướng đạo của giới trí thức trong việc phát triển
ngôn ngữ dân tộc, quan niệm của mình về mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước
ngoài. Cốt lõi của quan điểm đó là : học tiếng nước ngoài trên tinh thần tiếp thu lựa chọn
tinh hoa để làm giàu có hơn cho ngôn ngữ nước mình.

II. Đọc – hiểu văn bản
A. Nội dung
1. Phê phán những kiểu học đòi “Tây hoá”
- Bập bẹ xem vài ba tiếng Tây trong lời nói: Làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là
người kém văn hoá.
- Lối sống lai căng từ kiến trúc đến lời ăn tiếng nói. Đó là biểu hiện từ bỏ văn hoá dấu
hiệu mất gốc => Mất nước
2. Giá trị và vai trò của tiếng nói trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
- Tiếng nói rất quan trọng với vận mệnh dân tộc
“tiếng nói ……thống trị”
“tiếng nói là tinh thần của dân tộc… từ chối quyền tự do”
=> Tiếng nói được bảo tồn và phát triển thì nó là nhịp cầu tri thức giúp tiếp xúc nền văn
minh, khoa học thế giới, mở mang dân trí.
- Dẫn chứng để chứng tỏ tiếng nước mình không nghèo nàn
+ Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo
+ Tại sao dịch những tác phẩm Trung Quốc mà không viết tác phẩm tương tự.
=> Ngôn ngữ nghèo hay người dùng bất tài.
3. Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước mình với ngôn ngữ
nước ngoài
- Bên cạnh việc tôn vinh tiếng mẹ đẻ, tác giả còn thấy được vai trò của ngoại ngữ. Người
học phải biết một ngoại ngữ để cho đồng bào tiếp cận tri thức nhân loại, đồng thời góp
phần bồi đắp làm giàu cho tiếng mẹ đẻ.
B. Nghệ thuật
- Luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận sắc sảo.
C. Ý nghĩa văn bản
- Từ mối tương quan giữa tiếng mẹ đẻ và nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, bài viết
đã thể hiện lập trường dân tộc và yêu nước của Nguyễn An Ninh. Ngày nay, tư tưởng ấy
vẫn còn nguyên giá trị.

III. Tổng kết
- Bài viết bàn về hiện tượng lai căng ngoại ngữ lúc đó và khẳng định tiếng Việt ta rất giàu
có, cần được bồi đắp cho phong phú.
- Qua bài viết, tác giả thể hiện cái nhìn khoa học, khách quan mang đậm tinh thần dân tộc.
- Giọng điệu nhẹ nhàng đầy sức thuyết phục.
2. Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức mẫu 2
2.1. Hướng dẫn
Câu 1 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Nguyễn An Ninh phê phán nhiều hành vi trong thói học đòi “Tây hóa”:
- Thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn diễn dạt cho mạch lạc bằng tiếng nước mình, cóp
nhặt và thể hiện những cái tầm thường của phong hóa châu Âu trong khi mù tịt về văn
hóa ấy.
- Tạo nên những ngôi nhà có kiến trúc và trang trí lai căng.
- Từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ.
Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng lớn lao với vận mệnh dân tộc: “Tiếng nói là
người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải
phóng các dân tộc bị thống trị”.
Câu 3 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Nhận định tiếng “nước mình” không nghèo nàn, tác giả căn cứ vào các dẫn chứng và lí lẽ.
- Lí lẽ: Khẳng định nhiều người An Nam chỉ biết những từ thông dụng và chính họ còn
nghèo vốn từ An Nam hơn cả những người phụ nữ, nông dân An Nam; do sự bất tài của
con người.
- Dẫn chứng: Lấy ngôn ngữ của Nguyễn Du chứng minh cho sự giàu có của tiếng Việt;
người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc.
Câu 4 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ “nước
mình”:
- Học tiếng nước ngoài để làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.

- Ngôn ngữ là kênh để giúp giới trí thức nước ta hiểu châu Âu, tiếp cận tri thức châu Âu
và truyền bá cho đồng bào mình.
Câu 5 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị, câu nói “Nếu người An Nam hãnh
diện… vấn đề thời gian” đúng nhưng chưa đủ vì để giải phóng dân tộc cần có cuộc cách
mạng toàn diện trên mọi mặt trận, trong đó đặc biệt phải có đấu tranh vũ trang đánh đuổi
kẻ thù khỏi bờ cõi.
2.2. Tóm tắt
Bài nghị luận Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là tác phẩm thể
hiện lòng tự hào dân tộc, nhiệt tình bảo vệ và xây dựng nền văn hóa Việt Nam của
Nguyễn An Ninh.
Mở đầu bài viết, tác giả phê phán một số người do thiếu hiểu biết, thích học đòi lối
sống “Tây hóa”. Họ bập bẹ năm ba tiếng Tây để làm cho oai nhưng thực chất họ làm tổn
thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hoá. Đó là biểu hiện của dấu hiệu mất
gốc văn hóa.
Phần tiếp theo, tác giả tác giả khẳng định tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân
tộc bị áp bức đồng thời chứng minh rằng: Tiếng Việt rất giàu có. Đó là tiếng nói hằng
ngày của những con người lao động bình thường, là những tác phẩm văn thơ bất hủ của
Nguyễn Du...
Phần kết thúc, tác giả nhấn mạnh quan điểm: nên học tiếng nước ngoài để thu nhận
kiến thức và không khinh rẻ, từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Học tiếng nước ngoài chính là một cách
làm giàu thêm cho ngôn ngữ nước mình.
2.3. Bố cục
- Phần 1 ((Từ đầu đến "người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng"): Nêu hiện tượng
học đòi Tây hóa.
- Phần 2 (Tiếp theo đến "hay sự bất tài của con người?"): Vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với
sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Phần 3 (còn lại): Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước mình với nước ngoài.
2.4. Nội dung chính
- Tiếng nói là tài sản quý giá của dân tộc, phải biết bảo vệ nó và làm cho nó ngày càng
phát triển.
- Tiếng mẹ đẻ còn là nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức.
- Tầm nhìn chiến lược của Nguyễn An Ninh về vai trò và tiếng nói dân tộc.
 

 

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống