Soạn bài Thương vợ - ngắn nhất Soạn văn 11

Tải xuống 17 1.6 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 11: Thương vợ mới nhất, tài liệu bao gồm 17 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn bài lớp 11: Thương vợ

Bài giảng: Thương vợ

1. Soạn bài: Thương Vợ mẫu 1
1.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị
Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Tú Xương có cá tính sắc sảo,
phóng túng, khó gò vào khuôn sáo trường quy, nên dù có tài nhưng tám
lần thi vẫn chỉ đỗ tú tài. Tú Xương sinh vào giai đoạn giao thời, xã hội có
nhiều thay đổi. Xã hội phong kiến già nua chuyển mình trở thành xã hội
thực dân phong kiến. Hàng ngày những điều ngang tai trái mắt cứ đập
vào mắt ông, gây phản ứng trong tâm trạng. Và thể hiện thành hai nội
dung lớn trong thơ ông: trữ tình và trào phúng.
Thương vợ được cấu tạo làm bốn phần theo kết cấu đề, thực, luận, kết với
kết cấu chặt chẽ, đây là một bài thơ Nôm thành công cả về ngôn ngữ và
hình ảnh thơ. Ngôn ngữ Nôm bình dân, hình ảnh thơ gần gũi với dân gian
và đời sống. Câu đề và câu thực là suy nghĩ của nhà thơ về sự vất vả nhọc
nhằn kiếm sống của người vợ, qua đó thể hiện sự cảm thông và trân
trọng.
Câu luận ngợi ca đức hy sinh của người vợ. Câu kết là tiếng chửi đời cay
nghiệt của một con người bị cuộc sống biến thành vô tích sự. Bài thơ
ngợi ca đức hy sinh của những người phụ nữ và sự cảm thông thấu hiểu
của người chồng. Ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng với tài năng và
tấm lòng, Tú Xương đã tạo nên một bài thơ sâu sắc, chứa đựng những giá
trị nhân văn bền vững. Qua bài thơ này, Tú Xương đã xây dựng hình
tượng nghệ thuật đẹp về người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh, chịu
thương chịu khó hết lòng vì gia đình.
1.2. RÈN KĨ NĂNG
1.2.1. Hình ảnh người vợ hiện lên trong bốn câu thơ đầu là một người
phụ nữ đảm đang tần tảo sớm hôm nuôi chồng, nuôi con.
Nhà thơ đã
lự
a chọn những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc để thể hiện nỗi vất vả của vợ và

sự cảm thông của mình đối với sự vất vả của người vợ. Đó là những từ
"quanh năm", "mom sông", "lặn lội thâm cò", "eo sèo mặt nước", "nuôi
đủ", với các thành ngữ "một duyên hai nợ", "năm nắng mười mưa", hình
thức đối "năm con - một chồng"
Hình ảnh người vợ lặng lẽ làm việc nuôi chồng nuôi con với một đức hy
sinh vô cùng lớn lao là hình tượng nổi bật trong bài thơ.
1.2.2. Câu hai có sắc thái tự trào sâu sắc khi tác giả đặt người chồng
vào một bên đòn gánh trên đôi vai người vợ và bên kia là năm con.
Người chồng là một bên của gánh nặng lo toan ấy. Dường như đó là lời
tự trách chua cay. Vì gia đình, vì người chồng có quá nhiều nhu cầu ấy
mà người vợ vất vả hơn. Người chồng vô tích sự chẳng những không
giúp vợ nuôi con mà còn làm cho gánh nặng gia đình của người vợ nặng
hơn rất nhiều.
1.2.3. Câu 5 - 6:
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Câu thơ khắc họa hình ảnh bà Tú trong mối quan hệ với chồng con. Hình
thức như là lời độc thoại nội tâm của bà Tú nhưng thực ra chính là lời của
ông Tú. Điều đó thể hiện rõ ông hiểu nỗi vất vả của vợ, cảm thông và trân
trọng bà Tú đến nhường nào.
Hai thành ngữ xuất hiện trong hai câu thơ đều có nghĩa diễn tả sự vất vả
của người phụ nữ phải nuôi chồng nuôi con. Và cũng ở đây, một lần nữa,
người chồng thể hiện sự trân trọng đối với người vợ. "âu đành phận",
"dám quản công" không phải là sự cam chịu của người vợ mà đó là lời
của nhân vật trữ tình - người chồng. Hình ảnh người vợ cứ lặng lẽ làm
việc nuôi chồng nuôi con với một đức hy sinh vô cùng lớn lao đã là hình
tượng nổi bật trong bài thơ. Hai câu thơ đã khắc họa đức tính nổi bật của
bà Tú đó là đức hy sinh, chịu thương chịu khó, cả đời sẵn sàng vì chồng
con. Bà Tú là hình tượng đẹp về người phụ nữ Việt Nam.

1.2.4. Bài thơ kết thúc bằng câu chửi. Ai chửi? Tất nhiên theo mạch
cảm xúc của bài thơ thì đây là lời của nhân vật trữ tình.
Từ cảm thông
đến "Thương vợ" mà giận mình, giận đời. Người đàn ông, người chồng,
con người có nhân cách ấy, trước vất vả nhọc nhằn của người vợ đã cất
lên lời chửi. Như tự chửi mình nhưng là chửi đời. Chửi "thói đời ăn ở
bạc" đã biến những ông chồng không thành kẻ hư hỏng thì cũng thành
người vô tích sự. Đó là câu chửi đời và cũng là lời tự trách mình của một
nhà Nho có nhân cách. Ông trách mình là người chồng hờ hững, nhưng
bài thơ với những tâm sự sâu sắc đã chứng tỏ ông chẳng hề hờ hững chút
nào.
1.2.5. Bài thơ thể hiện tình cảm trân trọng, lòng biết ơn của ông Tú
đối với người vợ tần tảo sớm hôm của mình.
Tự nhận là một người
chồng vô tích sự, song ông Tú là một người chồng biết tự trọng, một
người biết cảm thông chia sẻ và thấu hiểu nỗi vất vả của người vợ. Điều
đó đã giúp Tú Xương đóng góp cho văn học Việt Nam một hình tượng
đẹp về người phụ nữ phương Đông. Ngôn ngữ dung dị, đời thường, sử
dụng nhiều yếu tố dân gian, với tài năng và tấm lòng, Tú Xương đã tạo
nên một bài thơ hay có giá trị nhân văn sâu sắc.
2. Soạn bài: Thương Vợ mẫu 2
2.1. Câu 1: Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu
- Hai câu đầu đã giới thiệu được hình ảnh bà Tú gắn với công việc mưu
sinh.
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
+ Công việc là buôn bán. Thời gian làm việc là "quanh năm", là ngày này
qua ngày khác, năm này qua năm khác. Mom sông là vùng đất nhô ra
sông, nơi đầu sóng ngọn gió.
--> Đây là hình ảnh gợi lên hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một
không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn.

- Trên cái nền không gian và thời gian ấy, cuộc mưu sinh đầy khó khăn
của bà Tú hiện lên rất rõ:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Hình ảnh thân cò là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho phụ nữ trong xã hội
xưa. Có điều, Tú Xương vừa tiếp thu ca dao nhưng vừa có những sáng
tạo độc đáo. Dùng từ thân cò làm ý thơ mang tính khái quát cao hơn, nó
giúp gợi lên cả một số kiếp, nỗi đau thân phận. Có lẽ vì thế mà tình
thương của Tú Xương dành cho bà Tú trở nên sâu sắc hơn. Bên cạnh đó,
từ láy lặn lội, eo sèo được đảo lên trước làm nổi bật hình ảnh lam lũ, vất
vả của bà Tú.
2.2. Câu 2: Đức tính cao đẹp của bà Tú
Vẻ đạp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu
toàn với chồng con:
Nuôi đủ năm con với một chồng
Từ đủ trong nuôi đủ vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Oái oăm hơn,
câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với cả
gánh nặng bên kia (năm con). Câu thơ cho thấy Tú Xương ý thức rõ lắm
nỗi lo của vợ và sự khiếm khuyết của mình nữa.
Ở bà Tú sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh, thể hiện ở việc bất
chấp gian khó, chạy vạy buôn bán để nuôi chồng con. Song dường như
những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình luận tiếp:
Năm nắng mười mưa dám quản công
Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã có hàm nghĩa chỉ sự gian lao,
vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn nổi bật được
đức chịu thương, chịu khó hết lòng vì chồng con của bà Tú. Nhưng với bà
Tú đó lại là niềm hạnh phúc của một người vợ vì gia đình. Tú Xương đã
thay vợ mình nói lên điều này.

2.3. Câu 3: Lời "chửi" trong hai câu thơ cuối là lời Tú Xương tự rủa mát
mình
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cùng như không.
Hai câu cuối chỉ ra hai nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ: ấy là mình
và thói đời. Sự hờ hững của ông cũng là một biểu hiện của thói đời ấy.
Đó cũng là biểu hiện của việc vận dụng khẩu ngữ, lời ăn, tiếng nói của
dân gian để khắc họa hình ảnh bà Tú – một người phụ nữ của gia đình,
của xã hội. Lời chửi ẩn sâu trong tâm khảm sự thương yêu và có cả ngậm
ngùi, chua xót đến đắng lòng.
Trong xã hội trọng nam khinh nữ, việc một nhà nho như Tú Xương
không những nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách mình một cách
thẳng thắn, đó chính là một biểu hiện trong nhân cách nhà thơ qua tiếng
chửi trong bài thơ.
2.4. Câu 4: Nỗi lòng của nhà thơ
Nỗi lòng thương vợ của Tú Xương được thể hiện thành công qua bài thơ.
Tựa đề Thương vợ chưa thể hiện được đầy đủ tình thương của nhà thơ đối
với vợ cũng như chưa toát lên được nhân cách của nhà thơ. Tú Xương
không chỉ thương vợ mà còn biết ơn vợ, không chỉ lên án thói đời mà còn
tự trách mình. Điều đó chứng tỏ tấm lòng của nhà thơ đối với bà Tú.
2.5. Luyện tập
Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian
trong bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương.
"Thương vợ" là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một
cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.
- Về hình ảnh: Trong ca dao, hình ảnh con cò có khá nhiều ý nghĩa: có
khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó;
có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động với nhiều bất trắc
thua thiệt. Như thế, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa.

Song dường như ứng vào nhân vậ cụ thể là bà Tú thì nó lại càng gợi sự
xót xa, tội nghiệp nhiều hơn. Hơn thế nữa so với từ "con cò" trong ca dao
thì từ "thân cò" của Tú Xương mang tính khái quát cao hơn, do vậy mà
tình yêu thương của Tú Xương cũng thấm thía và sâu sắc hơn.
- Về từ ngữ: thành ngữ "năm nắng mười mưa" được vận dụng một cách
rất sáng tạo. Cụm từ "nắng mưa" chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số
lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với "nắng,
mưa" tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó vừa nói lên sự vất vả,
gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng
con của bà Tú.
2.6. Tư liệu tham khảo
a. Về tác giả
"... Có khi tôi đã thấy giật mình cho Tú Xương, khi tôi giả tỉ thơ Tú
Xương không có cái khía trữ tình, cái hơi lãng mạn của nó, mà lại chỉ rặt
những "Cống hỉ - mét xì - Thôi thôi lạy mợ xanh căng lạy...". Thật tôi
thấy chối tai đấy. ở ai thế nào tôi không hay, nhưng ở tôi, khi mà Tú
Xương cứ hiện thực chỉ có như vậy thôi, cái gốc hiện thực ấy mà không
có cái ngọn trữ tình, cái tán lãng mạn ấy, thì Tú Xương cũng tắt gió trong
tôi từ lâu rồi và đã bay ra khỏi tôi lúc nào không biết chừng.
Cho nên ai muốn nói gì đến Tú Xương thì cứ nói ra, tôi đều coi trọng (...)
nhưng tôi vẫn cho rằng thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và
trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân
trái. Tú Xương lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực.
Chủ đạo cho đà thơ là ở chân phải và Tú Xương đã băng được mình thơ
tới chúng ta bằng nước bước lãng mạn trữ tình."
(Nguyễn Tuân, Văn nghệ tháng 5, 1961)
b. Về tác phẩm
"Thái độ của Tú Xương đối với vợ là "vuốt râu nịnh vợ con bu nó" thật
cởi mở, hồn nhiên, đầy tình nghĩa. Đã có mấy ai trên trần gian, cổ kim

Đông Tây này như Tú Xương yêu vợ, quý vợ, đùa với vợ bằng cách đưa
vợ ra mà làm văn tế sống! Văn tế kể lai lịch, chân dung, đức hạnh, nghề
nghiệp của vợ như thế này, vợ nghe không nở ruột, nở gan sao được:
Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ,
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ!
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám cho
rằng béo rằng gầy
Người ung dung, tính hạnh khoan hòa, chỉ một bệnh
hay gàn hay dở
Đầu sông, bãi bến, đua tài buôn chín bán mười.
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào rơi nói thả.
(Văn tế sống vợ)
Tú Xương làm thơ, mà thơ với Tú Xương cũng là một thứ đùa vui, âu
yếm vợ cho khuây khỏa nỗi vất vả quanh năm.
Tú Xương cảm nhận sâu sắc công ơn của vợ đối với bố con ông, đặc biệt
là với ông. Tú Xương ghi công vợ thật rạch ròi, chu đáo, không chút mập
mờ:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Có người nhận xét rằng: Tú Xương cũng là một "thứ con đặc biệt" của vợ,
tự nhận mà không chút ngượng ngùng sĩ diện. Và càng thấy vợ vất vả bao
nhiêu với bố con, Tú Xương càng thấy mình là đoảng, là vô tích sự bấy
nhiêu! Trong cơn hối hận chả có cách gì tạ lại công ơn của vợ, Tú Xương
chỉ buột một lời tự chửi. Chửi cái anh chồng vô tích sự là mình. Chửi
luôn cả thói đời bạc bẽo đã đẻ ra cái loại chồng đoảng như mình nốt. Một
tiếng chửi mà để lại nhân cách, nhân phẩm là vậy:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!..."
.
Nguyễn Đình Chú

(Thơ văn Tú Xương, Sđd, tr.29-30)
"... Một người vợ cần cù lam lũ như vậy, hy sinh nhẫn nại như vậy hỏi có
người chồng nào bạc đãi, hắt hủi; hoặc nữa, còn dám không chung tình?
Cho nên trong những lúc hãn hữu, ông trót vui anh vui em, trót làm phiền
lòng vợ, nhà thơ không thể không thốt ra những câu có vẻ đùa cợt nhưng
chính thật chân thành:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không!.
(Thương vợ)
Người phụ nữ dũng cảm ấy luôn luôn bị chồng châm biếm, nhưng cách
châm biếm của Tú Xương đối với vợ là một cách biểu lộ niềm âu yếm
thiết tha, lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ:
Có một cô gái, nuôi một thầy đồ.
Quần áo rách rưới, ăn uống xô bồ.
Cơm hai bữa: cá kho rau muống,
Quà một chiều: khoai lang lúa ngo.
Sao dám khinh mình: thầy đâu thầy vậy,
Chẳng biết trọng đạo, cô lốc cô lô.
Cứ mỗi dịp Tú Xương chế giễu tình trạng thất nghiệp của mình, cứ mỗi
bận nhà thơ nói đến cái nghèo túng hoặc lối ăn chơi của mình là mỗi bận,
mỗi dịp nêu công đức của vợ, để ông đề cao vợ:
Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ,
Đem chuyện trăm năm giở lại bàn.
Hay là:
Tiền bạc phó cho con mụ kiếm,
Ngựa xe chẳng có lúc nào ngơi.
Hoặc:
Sách đèn phó mặc đàn con trẻ
Thưng đấu nhờ trông một mẹ mày.

Người đàn bà chung thủy kiểu mẫu đó luôn luôn gắn bó với chồng trên
từng hành động, từng ý nghĩa, từng lo âu và từng hy vọng.
Ông đi thi chăng? Bà lo sắm sửa giấy bút, lo chạy tiền lưng gạo bị:
Tiễn chân, cô mất hai đồng chẵn
Sờ bụng, thầy không một chữ gì!...
Làm sao mà không cảm động lúc thi xong, bảng thi sắp yết, bà đi cúng, đi
bói xem kỳ này chồng có được lấy đỗ không? Trong thủ tục mê tín kia có
bao hàm cả một tấm lòng tận tụy:
Sáng đi lễ Phật còn kỳ này kỳ nữa là xong;
Đêm dậy vái trời, qua mồng bốn mồng năm cho chóng.
Làm sao không xót xa, khi trong cơn mê man của bệnh đau trầm trọng,
nửa đêm chợt tỉnh dậy, nhìn với ra sân qua khe cửa hở, nhà thơ thấy bà
Tú đặt bàn thờ, đèn nhang nghi ngút, đang lầm rầm khấn vái cầu trời cho
chóng vượt qua được cơn tai nạn:
Im im thâu đêm, lại thằng này,
Bệnh đâu có bệnh lạ lùng thay!
Thuốc thang nghĩ lại chua mà đắng,
Đường mật xem ra ngọt hóa cay!
Lắm bệnh bạn bè đi lại ít,
Nặng nhọc họ mạc hỏi han dầy
Chỉ bền một nén tâm hương nguyện,
Thuốc thánh bùa tiên, ắt chẳng chầy!.
Mặt khác, người phụ nữ đó không phải chỉ biết có làm ăn quần quật suốt
ngày, không phải chỉ có biết "lặn lội thân cò" và "eo sèo mặt nước",
người đó còn có một trình độ văn hóa nhất định, một trình độ nhận thức
nhất định và đặc biệt có một năng khiếu tối thiểu về thưởng thức văn
chương. Người vợ hiền đó còn tham gia vào công việc sáng tác của chồng.
Phạm Thị Mẫn là người trước ai hết đã thuộc lòng tất cả thơ văn của Trần
Tế Xương. Chính bà là người chủ yếu trong việc dạy lại thơ văn đó cho

các con bà sau khi nhà thơ mất. Cũng có khi nhà thơ nửa đùa nửa thật hỏi
ý kiến vợ về một bài ông mới sáng tác:
Viết vào giấy dán ngay lên cột.
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay?
Thưa rằng hay thực là hay,
Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài!
Xưa này em vẫn chịu ngài!
(Tết dán câu đối)
(Trần Thanh Mại - Tú Xương, con người và nhà thơ. Nxb Văn học, Hà
Nội, 1961, tr.108-112)
Bài văn mẫu
Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương
Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng,
có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà.
Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người
yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt). Dòng trữ
tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình
thuần khiết, thấm thía. Hai kiệt tác “Sông Lấp” và “Thương vợ” tiêu biểu
cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương.
Bài thơ sau đây là bài “Thương vợ” của Tú Xương:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vẵng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”

Trần Tế Xương lận đận trong thi cử, đi thi đến lần thứ tám mới đậu được
cái tú tài. Ông học giỏi nhưng phải cái ngông quá, thật ra thái độ ngông
của ông là một cách ông phản kháng lại chế độ thi cử lạc lậu, quan trường
“ậm ọc” lúc bấy giờ. Mà đậu được cái tú tài thì rồi cũng làm “quan tại
gia” thôi. Hồi đó phải đậu cử nhân mới được bổ tri huyện. Thế là bà Tú
gần như phải nuôi chồng suốt đời. Ông Tú chỉ còn biết đem tài hoa của
mình mà ghi công cho bà Tú:
“Quanh năm buôn bán ở mom sống,
Nuôi đủ năm con với một chồng”.
Từ “mom” thật là hay, vừa thấy được nỗi gian truân của bà Tú buôn bán
quanh năm bên bờ sông Vị, vừa thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với
việc buôn bán khó nhọc của vợ. Từ “mom” là tổng hợp nghĩa của các từ
ven, bờ, vực, thềm, thành một từ sáng tạo của nhà thơ làm giầu thêm cho
tiếng Việt. Bà Tú buôn thúng bán bưng quanh năm ở “mom sông” mà
nuôi chồng, nuôi con:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
Câu thơ chỉ mấy con số khô khốc thế vậy mà tế toái lắm đó! “Nuôi đủ
năm con” là vì con, phải nuôi, nên đếm ra để mà nuôi. Nhưng còn chồng
thì một chồng chứ mấy chồng, cớ sao lại cũng phải đếm ra “một chồng”?
Là vì chồng cũng phải nuôi, mà bà Tú với cái gánh trên vai nuôi năm đứa
con đã là vất vả, lại thêm một ông Tú trong nhà nữa thì gánh nặng gấp đôi.
Thời đó mà nuôi một ông Tú, lại là Tú Xương nữa thì nhiêu khê lắm.
Nhưng bà Tú được an ủi là vì ông Tú, cái con người tưởng như chỉ biết
bông đùa, cười cợt đó lại để tâm đến từng bước chân của bà trên đường
lặn lội buôn bán:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Có thể nói lòng thương vợ của nhà thơ dào dạt lên trong hai câu thơ này.
Hình ảnh lặn lội thân cò được tác giả mô phỏng theo một biểu tượng
trong thi ca dân gian để nói về người phụ nữ lao động:
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh tạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”
Nếu như từ “lặn lội” được đảo ra phía trước chủ ngữ để nhấn mạnh sự vất
vả của bà Tú, thì từ “eo sèo” gợi lên âm thanh hỗn tạp (tiếng kì kèo mặc
cả, tiếng cãi cọ tranh giành) của “buổi đò đông”. Hai tình huống đối lập
thật hay: “vắng” và “đông”. Người phụ nữ gánh hàng lặn lội trên quãng
đường vắng thật là khổ. Mà đến chỗ “đò đông” thì thật là đáng sợ! Nghĩa
là nhìn từ phía nào, nhà thơ cũng thương vợ, tình thương thấm thía, cảm
động.
Sang hai câu luận, tác giả chuyển sang diễn tả nội tâm của bà Tú, lời thơ
như lời độc thoại của người vợ:
“Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Nhân dân ta thường nói “vợ chồng là duyên nợ”. Nhà thơ Tú Xương đã
chỉ từ ghép “duyên nợ” thành hai từ đơn: “duyên – nợ”. “Duyên” thì
thiêng liêng rồi vì đã có sự tham gia của đấng vô hình (ông Tơ bà
Nguyệt), còn “nợ” thì đã thành trách nhiệm nặng nề. “Một duyên hai nợ”
đã diễn tả được sự vận động trong tâm trí của bà Tú. “Một duyên hai nợ
âu đành phận” là bà Tú đã thuận theo lòng trời và thuận theo lòng người
(tấm lòng của chính bà!). Nói gọn lại là bà Tú đã chấp nhận! Và chấp
nhận cuộc hôn nhân duyên nợ này, bà chấp nhận một ông đồ nho ngông
“tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, bà chấp nhận vị quan “ăn lương
vợ” nên bà đâu “dám quản công”:
“Năm nắng mười mưa dám quản công”
Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành
“năm nắng mười mưa”. Phải nói những con số trong thơ Tú Xương rất có

thần. Ta đã thấm thía với hai số năm – một trong câu thừa đề (Nuôi đủ
năm con với một chồng). Giờ đây là sự linh diệu của những con số một –
hai và năm – mười trong câu luận. “Một duyên hai nợ” đối với “Năm
nắng mười mưa”, cho thấy gian khổ cứ tăng lên, bà Tú chịu đựng hết.
Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để
“nuôi đủ năm con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình.
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề.
“Cha mẹ thói đời…” thì đã thành lời xỉ vả mình. Thật ra là một cách ông
Tú nhún mình để cho công trạng của bà Tú nổi lên, chứ Tú Xương đâu
phải là người “ăn ở bạc”. Ăn chơi sa đà thì có, “hờ hững” nữa, thì nhà thơ
đã thành thật nói rồi, chứ bạc tình, bạc nghĩa thì không. Gang thép với
cường quyền mà nhũn với vợ như thế thì thật là con người đáng kính.
Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã thể
hiện được hình ảnh người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng
nuôi con. Bà Tú có những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
xưa.
Bao nhiêu công trạng trong gia đình, ông Tú giành cho bà Tú, ông chỉ
nhận về cho mình một chữ “không”. Nhưng bình tâm mà xét thì ông Tú
cũng xứng với bà Tú vì trên đất nước gian lao và vất vả này có hàng triệu
người như bà Tú, nhưng chỉ có một bà Tú là được vào cõi thơ, cõi bất tử!
3. Soạn bài: Thương vợ mẫu 3
Bố cục
Phần 1 (sáu câu thơ đầu): Hình ảnh bà Tú qua con mắt nhìn của nhà thơ
Tú Xương.
Phần 2 (hai câu thơ còn lại): Lời tự trách, tự giễu của nhà thơ.
3.1. Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Hình ảnh bà Tú:

+ Quanh năm: sự kiên nhẫn, chịu thương chịu khó.
+ Công việc của bà Tú: buôn bán ở mom sông.
+ Nuôi đủ năm con với một chồng: gánh vác cả gia đình.
+ Thân cò: số phận bé nhỏ, truân chuyên, vất vả.
+ Eo sèo: phải chịu nhiều lời kêu ca, kì kèo, phải nhẫn nhịn đủ đường.
3.2. Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Đức tính cao đẹp của bà Tú:
+ Lặn lội thân cò khi quãng vắng: chịu thương, chịu khó, tần tảo sớm
hôm.
+ Năm nắng mười mưa dám quản công: chịu nhiều vất vả nhọc nhằn
nhưng vẫn giữ trọn đạo nghĩa vợ chồng, âm thầm, không than vãn.
3.3. Câu 3 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của chính nhà thơ, đó là lời nhà
thơ trách đời bạc bẽo, cũng là lời tự trách chính mình đã khiến bà Tú phải
chịu thêm khó nhọc.
3.4. Câu 4 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện một cách chân thanh,
giản dị, không hoa mĩ, cầu kì.
- Qua đó, ta thấy được tấm lòng của nhà thơ dành cho vợ, đồng thời thấy
được nhân cách cao đẹp, lòng tự trọng của một nhà nho, một người
chồng.
3.5. Luyện tập
Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian:
+ Hình ảnh con cò: biểu tượng cho những số phận nhỏ bé, vất vả, phải
chịu kiếp sống truân chuyên, trắc trở.
+ Thành ngữ “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa”
→ Một duyên hai nợ: Lời than vãn số phận bất công thay cho vợ mình
của nhà thơ.

→ Năm nắng mười mưa: Khắc họa dáng vẻ tảo tần, phẩm chất chịu
thương chịu khó của bà Tú.
Ý nghĩa
Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động,
chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài
thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành,
lời thơ giản dị mà sâu sắc.
3. Soạn bài: Thương Vợ mẫu 3
3.1. Bố cục
- Có thể chia thành: Đề, thực, luận, kết
- Hoặc chia như sau:
+ 6 câu thơ đầu: Hình ảnh bà Tú
+ 2 câu cuối: Nỗi lòng của tác giả
3.2. Hướng dẫn
Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Hình ảnh bà Tú qua bốn câu
thơ đầu
- Công việc: Buôn bán
- Địa điểm: ở mom sông
- “Quanh năm”: Suốt cả năm, từ năm nay đến năm khác, không trừ ngày
nào, dù mưa hay nắng.
- Hình ảnh ẩn dụ “thân cò”, trong không gian thời gian “khi quãng vắng”,
tính chất công việc “lặn lội”: Gợi nên không gian heo hút, rợn ngợp, chứa
đầy âu lo, nguy hiểm và nỗi vất vả đơn chiếc của bà Tú.
- Từ “eo sèo”, “đò đông” gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước
của những người bán hàng nhỏ. Sự cạnh tranh đến mức sát phạt nhau, lời
qua tiếng lại với nhau. Hình ảnh “đò đông” còn ẩn chứa những sự bất trắc
không ngờ.

Hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp
bênh, khó khăn. Sự vất vả, đơn chiếc, bươn trải trong cảnh chen chúc làm
ăn của bà Tú
Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đức tính cao đẹp của bà Tú
- Bà Tú là người đảm đang tháo vát, chu đáo với chồng con “Nuôi đủ
năm con với một chồng”
- Bà Tú là người giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó, hết lòng vì
chồng con: “Năm nắng mười mưa dám quản công”
Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Lời chửi trong hai câu cuối là lời của nhà thơ Tú Xương
- Ý nghĩa của lời chửi là tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng
thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ
thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám
thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của
mình. Từ đó cho thấy ông là một người có nhân cách đẹp
Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nỗi lòng của nhà thơ
- Tình cảm yêu thương, quý trọng những nỗi vất vả, hi sinh của người vợ
dành cho mình
- Tự trách mình là một người chồng nhưng lại “ăn lương vợ”. Trong câu
“nuôi đủ năm con với một chồng” cho thấy người chồng không khác gì
một đứa con dại, vẫn phải nuôi lớn, chăm nom.
- Lời chửi trong hai câu kết là Tú Xương đang tự chửi mát mình nhưng
lạ
i mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời”, đã khiến bà Tú phải
khổ. Từ đó cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với người vợ của mình
3.3. Luyện tập (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)
- Về hình ảnh: Tú Xương đã vận dụng hình ảnh “con cò” trong ca dao
thành hình ảnh “thân cò” có phần xót xa, tội nghiệp hơn. Hình ảnh “thân
cò” còn có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và nỗi
đau thân phận.

- Về từ ngữ: thành ngữ "năm nắng mười mưa" được vận dụng một cách
rất sáng tạo. Cụm từ "nắng mưa" chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số
lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với "nắng,
mưa" tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó vừa nói lên sự vất vả,
gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng
con của bà Tú.
 

Xem thêm
Soạn bài Thương vợ - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Thương vợ - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Thương vợ - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 3)
Trang 3
Soạn bài Thương vợ - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 4)
Trang 4
Soạn bài Thương vợ - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 5)
Trang 5
Soạn bài Thương vợ - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 6)
Trang 6
Soạn bài Thương vợ - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 7)
Trang 7
Soạn bài Thương vợ - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 8)
Trang 8
Soạn bài Thương vợ - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 9)
Trang 9
Soạn bài Thương vợ - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 17 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống