Soạn bài Chiếu cầu hiền - ngắn nhất Soạn văn 11

Tải xuống 8 3.2 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 11: Chiếu cầu hiền mới nhất, tài liệu bao gồm 8 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn bài: Chiếu cầu hiền

Bài giảng: Chiếu cầu hiền

1. Soạn bài lớp 11: Chiếu cầu hiền mẫu 1
1.1. Tóm tắt
Chiếu cầu hiền là tác phẩm viết theo thể chiếu. Ngô Thì Nhậm thay vua Quang
Trung viết nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các tri thức của triều đại cũ (Lê -
Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.
1.2. Bố cục
Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Khẳng định người hiền tài có sứ
mệnh phò tá cho thiên tử.
Phần 2 (tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Hoàn cảnh của đất nước
và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.
Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
1.3. Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Bài chiếu gồm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Khẳng định người hiền tài có sứ
mệnh phò tá cho thiên tử.
+ Phần 2 (tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Hoàn cảnh của đất nước
và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.
+ Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
Nội dung chính của một văn bản “cầu hiền”: chiêu mộ người hiền tài ra giúp sức
cho triều đình, đất nước.
1.4. Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
+ Đối tượng của bài chiếu: các sĩ phu Bắc Hà, tức các tri thức của triều đại cũ (Lê -
Trịnh).
+ Luận điểm đưa ra:
- Thời thế đã đổi thay, không thể lẩn tránh suốt đời được.

- Hoàng đế rất mong mỏi người tài ra giúp sức, biết quý trọng nhân tài.
- Hoàn cảnh đất nước buổi đầu đại định không thể không có sự giúp sức của hiền
tài.
Luận điểm đưa ra phù hợp với đối tượng, đánh đúng vào tâm lý, suy tư trăn trở
của người nghe.
+ Nghệ thuật lập luận: chặt chẽ, thuyết phục về cả lý và tình, ngôn từ vừa mềm
mỏng, chân thành lại vừa cứng rắn, mạnh mẽ.
1.5. Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
+ Tư tưởng của vua Quang Trung: có chủ trương đúng đắn, tư tưởng tiến bộ,
không nề hà quá khứ, xuất thân của những sĩ phu đời trước.
+ Tình cảm: Một lòng lo cho dân, cho nước, quý trọng người tài giỏi.
Ý nghĩa
Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà
Tây Sơn nhằm độc viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. Bài chiếu
được viết với nghệ thuật lập luận đặc sắc, thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự
nghiệp xây dựng đất nước.
2. Soạn bài lớp 11: Chiếu cầu hiền mẫu 2
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
2.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai, huyện
Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, xuất thân trong gia đình có truyền thống thơ văn. Ông đỗ
Tiến sĩ năm 1775, từng làm quan dưới triều Lê Cảnh Hưng. Sau ông theo giúp Tây
Sơn và được Nguyễn Huệ tin dùng.
Chiếu cầu hiền là tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cho loại văn bản nghị luận trung đại.
Trong tác phẩm này, người viết chú trọng đưa ra những lí lẽ sắc sảo, lời lẽ tâm
huyết và đầy sức thuyết phục để kêu gọi người hiền tài ra giúp Quang Trung xây

dựng và củng cố đất nước sau những năm nội chiến và nạn ngoại xâm liên miên.
Những lí lẽ mà Ngô Thì Nhậm đưa ra để kêu gọi người hiền tài đều là những lí lẽ
sắc sảo, hợp đạo lí.
2.2. RÈN KĨ NĂNG
2.2.1.
Hoàn cảnh ra đời của Chiếu cầu hiền
Năm 1788, Nguyễn Huệ đánh tan quân Thanh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là
Quang Trung. Khi lên ngôi, vua Quang Trung chú ý ngay đến việc tìm nhân tài ra
giúp nước. Ông giao cho Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền để kêu gọi người hiền
tài ra giúp nước. Mặc dù Lê Chiêu Thống đã mang quân Thanh vào giày xéo giang
sơn nhưng nhiều nhân sĩ Bắc Hà chưa thực sự ủng hộ việc lên ngôi của Nguyễn
Huệ. Ngô Thì Nhậm giúp Quang Trung viết Chiếu cầu hiền trong hoàn cảnh phức
tạp như vậy nên việc đưa ra những lí lẽ thuyết phục là điều rất quan trọng.
2.2.2. Ngay ở đoạn mở đầu tác giả đã đặt ra vấn đề: người hiền tài thì phải ra
giúp vua xây dựng đất nước, đó là ý trời như "sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc
Thần", không làm như vậy là trái ý trời.
Tác giả đã dùng lời của Khổng Tử để
xác nhận một lí lẽ rất xác đáng và có ý nghĩa quan trọng với mục đích cầu hiền của
bản chiếu. Bởi với các nhà nho, lời của Khổng Tử luôn luôn là đúng đắn. Vì thế
việc tác giả dùng lời Khổng Tử sẽ tạo nên sức thuyết phục cho lời "cầu hiền".
2.2.3. Đoạn 2a, tác giả chỉ rõ thái độ của nho sĩ Bắc Hà trước việc Nguyễn Huệ
đem quân ra Bắc diệt Trịnh:
ở ẩn, mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng, làm việc cầm
chừng, sống vô ích, một số người tự vẫn làm uổng phí tài năng... Trong lúc thời thế
suy vi, họ lánh đời để bảo toàn phẩm cách là đúng. Tác giả đã dùng những hình
ảnh hàm súc để chỉ thái độ của các nho sĩ, điều đó thể hiện sự tôn trọng của tác giả
đối với người hiền tài. Nhưng tác giả cũng chỉ ra rằng khi đất nước cần mà chỉ lo
sống yên phận là vô trách nhiệm, vô tích sự với xã hội. Có tài mà không ra giúp
đời thì sống cũng như chết (chết đuối trên cạn).

Sau khi chỉ ra điều đó, tác giả mới đưa ra lời kêu gọi. Lời kêu gọi cũng được thể
hiện dưới một hình thức rất độc đáo: tác giả dùng cách đặt câu hỏi theo thế lưỡng
đao buộc người nghe phải suy nghĩ lại. Cả hai giả thiết ông đưa ra đều không đúng
để khẳng định không có lí do gì người tài lại không ra giúp đời khi xã hội đã hết
loạn lạc và Quang Trung là một minh quân, có đủ tài và đức.
Ở đoạn 2b lời kêu gọi kiên quyết nhưng cũng rất khiêm nhường nhờ việc sử dụng
những từ ngữ như "đức hoa của trẫm chưa kịp thấm nhuần khắp nơi", "nơm nớp lo
lắng", "một cái cột... dựng nghiệp trị bình" và một loạt câu nghi vấn tu từ đã khiến
cho câu văn có thêm sức nặng.
Cuối đoạn, tác giả lại dùng lời của Không Tử để khẳng định nhân tài có rất nhiều.
Và vua Quang Trung đang mong mỏi và tin rằng họ sẽ ra giúp triều đình.
2.2.4. Con đường cầu hiền của Quang Trung rất rộng mở và đúng đắn. Ở đoạn
3, tác giả trình bày hai biện pháp cụ thể, chỉ rõ hai con đường và cách thức ra giúp
đời cho người tài. Tất cả các biện pháp tác giả đưa ra đều rất cụ thể và dễ thực
hiện. Người viết đã vạch ra và lí giải rõ ràng, cụ thể con đường để người tài ra giúp
vua một cách thuận tiện nhất. Cách làm này đã thể hiện thành ý và thái độ trọng
dụng người tài của vua Quang Trung.
2.2.5. Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để
chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng
thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung.
Vừa lên
ngôi những vua Quang Trung đã có một chính sách rất đúng đắn là trọng dụng
nhân tài. Bài kí có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội
dung:
Khẳng định vấn đề: người tài phải ra giúp nước mới hợp ý trời. Đó cũng là
điều Khổng Tử đã nói.
Thái độ của kẻ sĩ Bắc Hà đối với Tây Sơn: chưa nhiệt tình ủng hộ. Từ đó chỉ
ra tính chất của thời đại và vai trò của người hiền tài đối với đất nước.

Vạch ra các con đường để người hiền tài ra cống hiến cho đất nước
Từ khái quát vấn đề, giải quyết từng khía cạnh cụ thể của vấn đề và khẳng định,
cầu hiền một cách khẩn thiết là logic của bản chiếu. Điều đó đã làm nên sức thuyết
phục của văn bản đối với những nhà Nho còn đang ẩn dật chờ thời hoặc sống lánh
đời để bảo toàn danh phẩm cho riêng mình. Bản chiếu không chỉ là lời kêu gọi
người hiền ra giúp đời mà nó còn giúp cho những nho sĩ chưa hiểu thời cuộc, còn
ẩn dật, lánh đời hiểu hơn về vua Quang Trung, một vị minh quân.
3. Soạn bài lớp 11: Chiếu cầu hiền mẫu 3
3.1. Câu 1
Bài chiếu được chia làm ba phần:
- “Từng nghe … người hiền”: mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.
- “Trước đây, … gặp lúc buổi đầu cho trẫm ư?”: cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà
và nhu cầu của thời cuộc.
- còn lại: bố cáo chính sách cầu hiền và lời kêu gọi của Quang Trung.
=> Nội dung chính của một văn bản là chiếu cầu hiền:
Công văn hành chính thời phong kiến gồm có hai loại theo hướng từ dưới trình lên
hoặc từ trên ban xuống. Chiếu là thể loại do vua hoặc người thay mặt vua viết để
ban ra nhằm thực hiện chủ trương, chính sách nào đó.
3.2. Câu 2
- Đối tượng của bài chiếu: Đối tượng của bài chiếu chính là những sĩ phu Bắc Hà
- Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là:
+ Phần mở đầu: Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. Người hiền tài phải quy
thuận về với nhà vua.
+ Trong phần 2, tác giả nêu ra cách ứng xử của bậc hiền tài khi Tây Sơn ra Bắc Hà
tiêu diệt họ Trịnh
+ Phần cuối, tác giả nêu lên thái độ trọng nhân tài của Quang Trung. Đó là thái độ
hết sức khiêm nhường, chân thành và cũng rất quyết tâm. Nhà vua giãi bày tâm sự

của mình. Con đường cầu hiền của Quang Trung: tiến cử có 3 cách (tự mình dâng
thư tỏ bày công việc, các quan tiến cử, dâng thư tự cử).
- Cách lập luận rất chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, đủ sức thuyết phục, vừa đề cao
người hiền, vừa châm biếm, vừa ràng buộc vừa mở con đường cho người hiền. Lời
lẽ ý tứ giàu sức thuyết phục khi tác giả đứng trên quyền lợi của dân tộc, của đất
nước.
+ Tác giả đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không thể phủ nhận
được. Đặc biệt lời dẫn của Khổng Tử.
+ Tác giả đưa ra những sự kiện trên bằng cách vừa lấy ý tứ từ kinh dich và đều
mang tính ẩn dụ
+ Những lời lẽ chân thành, da diết trong chờ đợi và mong mỏi.
3.3. Câu 3
- Quang Trung là một vị vua có cái nhìn đúng đắn và xa rộng. Biết chân trọng
những kẻ sĩ, ngời hiền, biết hướng họ vào mục đích xây dựng quốc gia vững mạnh.
- Quang Trung là một vị vua hết lòng vì dân vì nước.
+ Lo củng cố xã tắc, chú ý tới muôn dân
+ Mọi tầng lớp nhân dân từ quan đến dân, từ quan nhỏ đến quan lớn đều có thể
dâng thư bày tỏ công việc. Đó chính là chính sách lấy dân làm trọng.
- Quang Trung là một vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ tiến bộ.
+ Phát hiện nhân tài bằng nhiều biện pháp.
+ Không phân biệt quan lại hay thứ dân.
+ Chân thành bày tỏ tấm lòng mình.
4. Soạn bài lớp 11: Chiếu cầu hiền mẫu 4
Câu 1 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)
- Phần mở đầu ( từ đầu… ý trời sinh ra người hiền vậy): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền
tài

- Phần nội dung (tiếp… vì mưu lợi mà phải bán rao): Lời kêu gọi người hiền và
những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước
- Phần kết (còn lại): Lời bố cáo
Nội dung chính: Chiếu cầu hiền là một văn kiện chủ quan trọng thể hiện chủ
trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây
dựng đất nước
- Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước
- Cho phép tiến cử người hiền
- Cho phép người hiền tiến cử
Câu 2 (Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Bài viết nhằm tới các sĩ phu Bắc Hà , nhằm kêu gọi nhân tài giúp nước
+ Mở đầu, lời nói khích lệ vai trò, sứ mệnh của người hiền, khiến cho những
người còn băn khoăn hoặc né tránh chưa muốn phục vụ cho quốc gia phải ngẫm
nghĩ
+ Tiếp đến là luận điểm thể hiện thái độ cầu thị, trọng người tài của Quang
Trung
- Bài có tính mẫu mực, thể hiện tính chặt chẽ và tính chất logic của luận điểm trong
sự thuyết phục khéo léo, bày tỏ thái độ khiêm tốn
- Các từ ngữ diễn tả không gian xã hội, nơi người hiền tài phụng sự: triều chính,
triều đường, dải đất văn hiến, trăm họ…
- Tác giả thuyết phục bằng cách dẫn lời Khổng Tử, lấy ý từ kinh dịch, mang tính
ẩn dụ
Câu 3 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Quang Trung là người biết trọng hiền tài, có tầm nhìn chiến lược, sâu rộng, biết
trọng kẻ sĩ và hướng họ vào phụng sự cho đất nước:
+ Quang Trung hết lòng lo cho dân cho nước

+ Ông ý thức được việc lấy dân làm trọng, nên mọi tầng lớp dân chúng đều có
thể dâng thư bày tỏ việc
+ Ông có hệ tư tưởng tiến bộ, dân chủ: phát hiện ra nhân tài bằng nhiều hình
thức, không phân biệt tầng lớp, chân thành khi bày tỏ tấm lòng.
 

 

Xem thêm
Soạn bài Chiếu cầu hiền - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Chiếu cầu hiền - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Chiếu cầu hiền - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 3)
Trang 3
Soạn bài Chiếu cầu hiền - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 4)
Trang 4
Soạn bài Chiếu cầu hiền - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 5)
Trang 5
Soạn bài Chiếu cầu hiền - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 6)
Trang 6
Soạn bài Chiếu cầu hiền - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 7)
Trang 7
Soạn bài Chiếu cầu hiền - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống