Soạn bài Chạy giặc - ngắn nhất Soạn văn 11

Tải xuống 5 2.3 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 11: bài Chạy giặc mới nhất, tài liệu bao gồm 5 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

undefined (ảnh 1)

                                                                       Soạn bài: Chạy giặc
1. Soạn bài: Chạy giặc (ngắn gọn) mẫu 1
Bố cục:
2 phần
- Phần 1 (Sáu câu đầu): Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm
lược.
- Phần 2 (Hai câu cuối): Tâm trạng, thái độ của tác giả.
Nội dung chính:
Bài thơ đã khắc họa khung cảnh hoang tàn, đau thương của đất nước khi giặc Pháp
đến xâm lược, đồng thời bày tỏ nỗi đau của nhà thơ trước hiện thực đó.
1.1. Câu 1 (trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược:
- Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây: họa xâm lăng ập đến bất ngờ lúc tan chợ, khi
ai nấy đã mệt mỏi sau một ngày dài.
- Một bàn cờ thế phút sa tay: nhà Nguyễn nhanh chóng sụp đổ, đất nước lâm vào
cục diện bi đát, không thể cứu vãn.
- Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy / Mất ổ đàn chim dáo dác bay: Hình ảnh thương tâm, trẻ
em là đối tượng yếu ớt không có khả năng tự vệ, chúng bỏ chạy trong hoảng loạn,
vô phương hướng.
- Bến Nghé của tiền tan bọt nước / Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây: những
miền đất đai trù phú sầm uất bậc nhất nay bị cướp phá, thiêu hủy.
=> Thảm cảnh nước mất nhà tan vô cùng thương tâm, hỗn loạn.
1.2. Câu 2 (trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Tâm trạng, tình cảm của tác giả trong cảnh thực dân Pháp xâm lược:
- Bàng hoàng, thảng thốt, ngơ ngác trước tai họa xâm lăng bất ngờ.
- Đau đớn, thương xót trước thảm cảnh nước mất nhà tan.
- Căm hận lũ cướp nước và bán nước.
1.3. Câu 3 (trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Thái độ của nhà thơ thể hiện qua câu hỏi tu từ đầy trăn trở trong hai câu kết:
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
=> Nỗi oán hận triều đình và tiếng kêu cứu của người dân chạy giặc.
2. Soạn bài: Chạy giặc (ngắn gọn) mẫu 2
2.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
2.1.1. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lược
Việt Nam.
Nhưng chúng đã gặp sự kháng cự của quân triều đình và nhân dân.
Thực dân Pháp quay sang tiến vào Sài Gòn, tràn tới sống Bến Nghé. Nhà thơ đã
chứng kiến cảnh nhân dân chạy loạn và viết bài Chạy giặc. Bài thơ thể hiện lòng
yêu nước nồng nàn của nhà thơ và nỗi đau của ông khi phải chứng kiến cảnh nước
mất nhà tan.
2.1.2. Mặc dù đôi mắt lúc đó đã mù loà, nhưng nỗi đau đớn của một người
dân mất nước, hàng ngày chứng kiến cảnh giặc Pháp tấn công và đánh chiếm
quê hương đã khiến Nguyễn Đình Chiểu hình dung, tưởng tượng thật rõ ràng
cảnh nước mất nhà tan.
Ông đã vẽ nên bức tranh đầy máu và nước mắt về một thời điểm lịch sử đen tối của
dân tộc. Bài thơ là bức tranh hiện thực những ngày đất nước rơi vào nạn xâm lăng
và cũng là tấm lòng của Đồ Chiểu đối với đất nước.
2.2. RÈN KĨ NĂNG
2.2.1. Chủ đề của bài thơ thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân, tinh thần
trách nhiệm đối với dân tộc của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Bài thơ tái hiện
cảnh đau thương của đất nước trong những ngày đầu giặc Pháp đánh chiếm Việt
Nam bằng một hệ thống hình ảnh giàu sức gợi. Hệ thống các chi tiết, hình ảnh
trong bài thơ có tính thống nhất cao. Tiếng súng Tây dội xuống dẫn đến cảnh
tượng thương tâm. Con người, chim chóc, thiên nhiên đều trong dáng vẻ tan tác,

xác xơ. Qua bức tranh hiện thực ấy, tác giả bộc lộ tấm lòng tha thiết của mình đối
với dân tộc.
2.2.2. Tuy bị mù lòa nhưng nhà thơ vẫn miêu tả rất sống động cảnh chạy giặc
thông qua một số hình ảnh cụ thể điều đó thể hiện tấm lòng tha thiết chân
thành của người viết.
Những hình ảnh tuy cụ thể nhưng mang tính khái quát hóa
rất cao. Với nỗi đau và niềm đau đáu tình quê hương đất nước nhà thơ đã cảm nhận
rất rõ và rất cụ thể nỗi đau của dân tộc. Những hình ảnh ấy không đơn giản là
những điều mắt thấy tai nghe mà nó là kết quả của một tình yêu đất nước thiết tha.
2.2.3. Nhân vật trữ tình đã thể hiện nỗi đau của một người dân đang đứng
trước cảnh nước mất nhà tan với những cung bậc và sắc thái khác nhau.
Hai câu đầu là lời kể, tái hiện lại một tình huống, nhưng đã ẩn chứa nỗi lòng nhà
thơ qua trong hình ảnh "bàn cờ phút sa tay". Tình hình đất nước đã rơi vào cảnh
nguy khốn. Nỗi lo lắng, sự chua xót, sự bàng hoàng thể hiện ở các từ ngữ "vừa
nghe", "phút sa tay". Nguy cơ nước mất, dân tộc mất tự do được khái quát ở hình
ảnh "bàn cờ thế phút sa tay".
Hai câu tiếp theo thể hiện nỗi đau, niềm thương của tác giả trước cảnh nhà tan qua
các hình ảnh "lũ trẻ lơ xơ chạy" và "đàn chim dáo dác bay" và cảnh hai con sống
Bến Nghé, Đồng Nai. Chỉ với những nét gợi tả trong hai cặp câu thơ ấy thôi, nhà
thơ đã khái quát phút giây đau thương của cả dân tộc Việt. Nhà thơ ấy tuy mù loà
nhưng nỗi đau của một người dân mất nước đã khiến ông có thể cảm nhận bằng
tưởng tượng nhưng rất chính xác cảnh tang thương của quê hương. Hai câu cuối là
nỗi trăn trở, sự trách móc của nhà hướng đến những người có trách nhiệm, là vua
tôi nhà Nguyễn, là những người có tài, có khả năng đánh giặc. Họ đi đâu để "dân
đen mắc nạn này".
2.2.4. Trước cảnh tang thương của đất nước nhà, tác giả cất tiếng cầu cứu tha
thiết:

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
Đây là một câu hỏi tu từ. Giọng điệu vừa đau xót, vừa trách móc, vừa day dứt. Tác
giả đã dùng từ "trang" để chỉ những người có trách nhiệm trong việc đánh giặc giữ
nước. Cách xưng hô ấy không đơn giản là thể hiện sự kính trọng của ông đối với
những người có trách nhiệm, có chí lớn, có tấm lòng với dân tộc. Ẩn chứa sau đó
còn là nỗi hoài nghi, sự trách móc chua xót, là niềm mong mỏi của nhân dân dành
cho những người có đủ sức đủ quyền và có trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc.
Chính từ "nỡ" ở câu kết đã thể hiện điều đó. Câu kết cũng chính là niềm mong mỏi
thống thiết của Đồ Chiểu và của nhân dân. Họ mong mỏi có những người có đủ
sức, đủ tài và đủ tâm đứng lên thực hiện nhiệm vụ đánh giặc giữ nước. Câu hỏi kết
thức bài thơ đã tạo nên âm hưởng thật thống thiết cho toàn bài thơ, đồng thời thể
hiện tấm lòng đau đáu nỗi niềm non nuớc của ông Đồ Chiểu.
2.2.5. Chạy giặc là bài thơ thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết của nhà Nho
mù Nguyễn Đình Chiểu.
Nhà thơ đã ghi lại thật xúc động những giây phút đau
thương của cả dân tộc và cất lời kêu gọi người có khả năng, có trách nhiệm đứng
lên cứu nước. Ông đã thức tỉnh lòng yêu nước thương nòi trong mỗi người dân
Việt. Là một thầy giáo, một thầy thuốc, một nhà thơ mù lòa, không thể trực tiếp
cầm súng, cầm giáo đánh giặc, Nguyễn Đình Chiểu đã dùng cây bút làm một thứ
vũ khí chiến đấu hiệu quả. Những trang văn trang thơ giàu lòng yêu nước của ông
đã đánh thức lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của người dân Việt Nam.
3. Soạn bài: Chạy giặc mẫu 3
3.1. Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Cảnh đau thương của đất nước được hiện lên qua những hình ảnh:
+ Lũ trẻ lơ xơ chạy
+ Đàn chim dáo dác bay.
+ Bến Nghé tan bọt nước.

+ Đồng Nai nhuốm màu mây.
=> Hình ảnh chân thực dân, lên khung cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự chết
chóc, tang thương của đất nước trong buổi đầu có thực dân Pháp xâm lược.
3.2. Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng và tình cảm của tác giả:
- Tâm trạng của tác giả: Đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan.
- Thái độ của tác giả: Căm thù giặc xâm lược. Mong mỏi có người hiền tài đứng
lên đánh đuổi thực dân, cứu đất nước thoát khỏi nạn này.
3.3. Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
Hai câu thơ kết đặt ra câu hỏi, không phải hỏi chung chung mà rất cụ thể. Trang
dẹp loạn là hỏi người có chức trách trước tình cảnh của đất nước, của nhân dân.
Nhưng sau đó, nhà thơ lại tố cáo họ: sự thờ ơ, vô trách nhiệm của họ để đất nước
rơi vào tình trạng “nước mất nhà tan”, nhân dân điêu linh, khổ sở. Câu hỏi cũng thể
hiện tình cảm xót xa của tác giả trước tình cảnh của nhân dân.
→ Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.
 

 

Xem thêm
Soạn bài Chạy giặc - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Chạy giặc - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Chạy giặc - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 3)
Trang 3
Soạn bài Chạy giặc - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 4)
Trang 4
Soạn bài Chạy giặc - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống