26 câu Trắc nghiệm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11

Tải xuống 8 8.1 K 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 8 trang gồm 26 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ Văn 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ Văn 11 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 8 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 26 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) có đáp án – Ngữ Văn lớp 11:

Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 có đáp án: Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN LỚP 11

TÌM HIỂU CHUNG VỀ BÀI THƠ CHẠY GIẶC

Câu 1: Nội dung chính của các câu thơ dưới đây là gì?

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

A. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược

B. Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh nước mất, nhà tan

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án:

Sáu câu thơ đầu: Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Giá trị hiện thực thể hiện trong bài thơ Chạy giặc là:

A. Bộc lộ nỗi đau mất nước

B. Bộc lộ lòng yêu nước

C. Tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án:

Giá trị hiện thực: Bài thơ đã tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Gía trị tư tưởng được thể hiện trong bài thơ Chạy giặc là:

A. Tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát

B. Thể hiện tình yêu thương nhân dân tha thiết

C. Bộc lộ lòng yêu nước, thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án:

Giá trị tư tưởng: Bộc lộ lòng yêu nước, thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Đáp án không phải nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Chạy giặc?

A. Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối

B.  Vận dụng sáng tạo hình ảnh, thành ngữ dân gian

C. Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm

D. Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc

Đáp án:

Giá trị nghệ thuật:

- Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối

- Hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm

- Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Bài thơ Chạy giặc còn có tên gọi khác là gì?

A. Chạy Mĩ

B. Chạy Pháp

C. Chạy Tây

D. Chạy loạn

Đáp án:

Chạy giặc còn có tên gọi khác là Chạy Tây.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Bài thơ Chạy giặc là của tác giả nào?

A. Cao Bá Quát

B. Nguyễn Khuyến

C. Nguyễn Đình Chiểu

D. Trần Tú Xương

Đáp án:

Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nội dung bài thơ Chạy giặc, bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Sau khi Pháp tấn công Đà Nẵng ngày 31/8/1858

B. Sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp tấn công ngày 17/2/1859

C. Sau khi kinh thành Huế bị thực dân Pháp tấn công ngày 17/2/1859

D. Sau khi Vĩnh Long bị thực dân Pháp tấn công ngày 17/2/1859

Đáp án:

Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nội dung tác phẩm, có người cho rằng bài thơ được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp tấn công ngày 17/2/1859.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Bài thơ Chạy giặc được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn trường thiên

C. Thất ngôn

D. Thất ngôn bát cú

Đáp án:

Thể thơ: Thất ngôn bát cú

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau:

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Đáp án:

Bài thơ Chạy giặc

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

PHÂN TÍCH BÀI THƠ CHẠY GIẶC

Câu 10: Hai câu thơ nào sau đây trong hài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ nét nhất sự hoảng hốt, ngơ ngác, mất phương hướng của nhân dân khi giặc Pháp xâm lược?

A. Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, / Một bàn cờ thế phút sa tay”

B. “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, / Mất ổ đàn chim dáo dác bay”

C. “Bến Nghé của tiền tan bọt nước / Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

D. “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng / Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

Đáp án:

Hai câu thơ thể hiện sự ngơ ngác, hoảng hốt, mất phương hướng của nhân dân khi giặc Pháp xâm lược:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
 Mất ổ đàn chim dáo dác bay”

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11:

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ đàn chim dáo dác bay”

 Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. Đảo ngữ

Đáp án:

- Nghệ thuật đảo ngữ: “bỏ nhà”, “mất ổ” được đảo lên đầu câu.

=> Tác dụng: nhấn mạnh nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân làng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Địa danh nổi tiếng nào được tác giả Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến trong bài thơ Chạy giặc?

A. Bến Nghé

B. Đồng Nai

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án:

Các địa danh nổi tiếng được nhắc đến:

+ Bến Nghé: Tên cũ của sông Sài Gòn; cũng là địa danh chỉ thành Gia Định, thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

+ Đồng Nai: địa danh chỉ phần đất miền đông Nam Bộ, cũng là tên một con sông chảy vào Nhà Bè, gần Sài Gòn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13:

“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này?"

Hai câu thơ bộc lộ tâm tư gì của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

A. Kêu gọi dân chúng không nên sợ giặc, phải quyết tâm đứng lên đánh đuổi quân thù.

B. Phê phán triều đình Huế không quan tâm đến việc bảo vệ người dân, đồng thời thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải sự xuất hiện của trang dẹp loạn để cứu nước.

C. Muốn ra tay cứu giúp dân chúng qua cơn lửa đạn.

D. Sự phẫn uất và bế tắc trước hiện thực

Đáp án:

Hai câu thơ tái hiện bức tranh hiện thực: quê hương ngập tràn bóng giặc nhưng triều đình không có một động thái nào. Từ đó bộc lộ tâm trạng phẫn uất, thất vọng đồng thời thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải sự xuất hiện của trang dẹp loạn để cứu nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Nối cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp:

A. Hai câu đề

B. Hai câu thực

C. Hai câu luận

D. Hai câu kết

  1. Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.
  2. Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.
  3. Giặc đến tàn phá cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.
  4. Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân.

Đáp án:

- Hai câu đề: Giặc đến tàn phá cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.

- Hai câu thực: Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân.

- Hai câu luận: Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.

- Hai câu kết: Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.

Câu 15: “Tan chợ vưa nghe tiếng súng Tây,”

“Súng Tây” là chỉ tiếng súng của ai?

A. Thực dân Pháp

B. Đế quốc Mĩ

C. Thực dân Anh

D. Tất cả đều sai

Đáp án:

Tây : chỉ thực dân Pháp

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Thời điểm khi diễn ra cuộc tàn sát của thực dân Pháp?

A. Tan học

B. Tan chợ

C. Tan ca

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Đáp án:

- Thời điểm: tan chợ

=> Nơi đông đúc, thời khắc hướng về sự đoàn viên, sum họp, quân quần.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Trong bài thơ Chạy giăc, hình ảnh nào lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam?

A. Bầy chim

B .Dân đen

C. Tan chợ

D. Súng Tây

Đáp án:

Âm thanh “súng Tây” lần đầu xuất hiện trong văn học, gợi sự tàn bạo, hủy diệt hàng loạt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Khi giặc đến, đất nước rơi vào tình thế như thế nào?

A. Trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù

B. Đang phòng thủ, chuẩn bị lực lượng chiến đấu

C. Tình thế bất ngờ, thất thế, mất chủ động

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án:

- Đất nước trong tình thế “Bàn cờ phút sa tay”

=> Tình thế bất ngờ, thất thế, mất chủ động

=> Giặc đến phá tan cuộc sống bình yên của nhân dân. Đất nước rơi vào tình trạng nguy kịch

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Ý kiến sau đây đúng hay sai?     

Có ý kiến cho rằng: “Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu sống dậy và hướng tới chúng ta những bài ca yêu nước. Điều này được thể hiện qua bài thơ Chạy giặc”

Đáp án:

- Ý kiến đúng

- Bài thơ Chạy giặc là một bài ca yêu nước chống xâm lăng. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm họa - Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ “Chạy giặc" bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ghi lại sự kiện bi thảm này. Đặc biệt qua hai câu kết, tác giả kêu gọi tha thiết tình yêu đất nước trong mỗi người để hành động chống lại kẻ thù xâm lược.

Câu 20: Bài thơ Chạy Tây là của tác giả nào?

A. Nguyễn Khuyến

B. Nguyễn Du

C. Nguyễ Bỉnh Khiêm

D. Nguyễn Đình Chiểu 

Câu 21: Tiếng " Tây" ở đây được hiểu là chỉ thế lực ngoại xâm nào ở nước ta thời điểm bấy giờ?

A. Giặc Pháp

B. Giặc Mĩ

C. Cả hai đều đúng

D. Cả hai đều sai

Câu 22: Cụm từ “lơ xơ chạy” trong câu “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy” được hiểu l à:

A.Chạy tất tả ngược xuôi.

B. Chạy một cách thất thần, không định hướng.

C. Xoay sở một cách vất vả để lo liệu việc gì.

D. Chạy vạy vất vả chỗ này chỗ khác.

Câu 23: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Cổ phong

D. Thất ngôn bát cú

Câu 24: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì qua hai câu thơ

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay

A. Đảo ngữ

B. Lặp 

C. Đảo ngữ, từ láy

D. Từ láy, nhân hóa

Câu 25: Qua hai câu thơ trên, tác giả đã diễn tả điều gì?

A. Tình cảnh nhân dân chạy giặc

B. Nỗi khổ của người dân trong cảnh nước mất nhà tan

C. Tố cáo tội ác của giặc xâm lược

D. Thái độ căm phẫn của tác giả trước cảnh đất nước, nhân dân tan tác

Câu 26: Cho hai câu thơ

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng?
Nỡ để dân đen mắc nạn này

Tác giả đã thể hiện thái độ gì qua hai câu thơ kết?

A. Thái độ đau buồn, xót thương cho thân phận người dân

B. Thái độ lo lắng cho đất nước khi giặc chiếm đóng.

C. Thái độ hoài nghi, băn khoăn trước tình cảnh của đất nước

D. Thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân

 

Xem thêm
26 câu Trắc nghiệm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 1)
Trang 1
26 câu Trắc nghiệm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 2)
Trang 2
26 câu Trắc nghiệm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 3)
Trang 3
26 câu Trắc nghiệm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 4)
Trang 4
26 câu Trắc nghiệm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 5)
Trang 5
26 câu Trắc nghiệm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 6)
Trang 6
26 câu Trắc nghiệm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 7)
Trang 7
26 câu Trắc nghiệm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) có đáp án 2023 – Ngữ Văn lớp 11 (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống