Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự - ngắn nhất Soạn văn 10

Tải xuống 7 2.3 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 10 bài: Lập dàn ý bài văn tự sự mới nhất, tài liệu bao gồm 7 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

undefined (ảnh 1)

Soạn bài văn lớp 10: Lập dàn ý bài văn tự sự

1. Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự mẫu 1
1.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.1.1. Lập dàn ý bài văn tự sự là dựng nên bộ khung cho câu chuyện mà mình sẽ
viết hay sẽ kể.
1.1.2. Muốn lập được một dàn ý tốt cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, sự
kiện, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu thành cốt truyện.
1.2. RÈN KĨ NĂNG
1.2.1. Tìm hiểu đoạn trích bài Về truyện ngắn "Rừng xà nu" của Nguyên Ngọc để
nắm được vấn đề hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
a) Trong văn bản, nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ,
chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu.
b) Qua lời kể của tác giả, có thể rút ra bài học: Để chuẩn bị viết một văn bản tự sự,
cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện, suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật
cùng các sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nên cốt truyện.
Những dự kiến này giúp cho quá trình lập dàn ý được rõ ràng hơn và dàn ý cũng cụ
thể, chi tiết hơn.
1.1.2. Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân về kết thúc truyện Tắt
đèn của Ngô Tất Tố, lập dàn ý cho bài văn tự sự theo gợi ý sau:
a) Trường hợp 1:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.
Thân bài: Kể lại câu chuyện theo 2 sự việc chính.
 Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ (Chị
Dậu đã gặp người cán bộ cách mạng trong tình huống nào? Người cán bộ đã
làm gì để giác ngộ chị Dậu? Chị Dậu đã giác ngộ cách mạng như thế
nào?...). Trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám – 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân
lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo (Từ việc
giác ngộ cách mạng, chị Dậu đã tham gia hoạt động khởi nghĩa ra sao? Chị
Dậu đã cùng các nông dân khác cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật
như thế nào?...).
Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào? Em suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành
động của chị Dậu?
b) Trường hợp 2:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.
Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.
 Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra, chị Dậu đã nhận thức về cuộc
kháng chiến này như thế nào?
 Tuy sống trong vùng địch hậu, chịu sự kiểm soát của địch nhưng chị Dậu
vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ,... (Sống
trong vùng địch hậu, chị Dậu gặp những khó khăn gì? Tại sao chị Dậu vẫn bí
mật nuôi giấu cán bộ? Những sự việc nào chứng tỏ lòng căm thù giặc và tinh
thần cách mạng của chị Dậu?...),
Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào? Nêu suy nghĩ của em về hành động của
chị Dậu.
1.2.3. Cách lập dàn ý một bài văn tự sự
Bước 1: Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc
vấn đề sau đó phác thảo qua cốt truyện.
Bước 2: Từ đề tài, chủ đề của câu chuyện, người viết phải tưởng tượng, sáng tạo ra
những nét chính hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và
số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.Bước 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí
do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ
của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật...
Bước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.
1.2.4. Dựa vào câu nói của Lê-nin (Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ
những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến
thắng vẻ vang nhất) để kể về câu chuyện với đề tài: Một học sinh có bản chất tốt,
nhưng do một hoàn cảnh nào đó xô đẩy dẫn đến phạm sai lầm nhưng đã kịp thời
tỉnh ngộ.
Có thể xây dựng cốt truyện như sau:
 An (học sinh) vốn là một người hiền lành trung thực.
 Sau khi cha mẹ bỏ nhau, An chán nản, bị kẻ xấu lôi kéo nên đã phạm sai lầm
đáng tiếc (chơi bời lêu lổng, lấy cắp xe đạp, học hành bê trễ...).
 An ân hận, dằn vặt nhưng mặc cảm không dám đến lớp.
 An được thầy giáo chủ nhiệm giúp đỡ và bảo lãnh cho trở lại trường.
 An đã cố gắng vươn lên và trở lại con người xưa.
Học sinh dựa vào cốt truyện này để xây dựng dàn ý: yêu cầu tưởng tượng thêm các
chi tiết về hoàn cảnh: lời nói, hành động tâm trạng của An; các nhân vật phụ (bạn
bè của An, những kẻ xấu và người thầy giáo...).
1.2.5. Lập dàn ý cho câu chuyện kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình bạn, tình
thày trò...
Lập dàn ý bài văn tự sự về chủ đề thầy cô
Tham khảo dàn ý sau đây (câu chuyện về tình bạn).
(A) Mở bài:
 Hỏi và Tùng gần gũi thân thiết với nhau từ nhỏ. Họ học cùng lớp với nhau.
 Câu chuyện diễn ra khi ở lớp xảy ra liên tiếp những vụ mất tiền.
(B) Thân bài: Kể vắn tắt vài vụ mất tiền mà không tìm thấy nguyên do (trong đó Hải là
người mất nhiều nhất).
 "Một mất mời ngờ", không khí của lớp trở lên căng thẳng.
 Cuộc truy tìm thủ phạm bế tắc, mâu thuẫn trong lớp xảy ra.
 Hải nghi ngờ tất cả mọi người trong đó có Tùng. Họ đã to tiếng và không
còn chơi với nhau.
 Nhờ sự can thiệp của các thầy cô giáo, lớp đã tìm ra thủ phạm (là một học
sinh lớp khác).
(C) Kết thúc:
 Không khí lớp trở lại bình thường.
 Hải xin lỗi Tùng trước lớp. Họ lại thân thiết như xa.
2. Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự mẫu 2
2.1. Hình thành ý tưởng, dự kiến, cốt truyện
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Trong văn bản nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ, thai
nghén truyện ngắn Rừng xà nu. Qua lời kể của Nguyên Ngọc, ta có thể rút ra quá
trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện như sau:
- Suy nghĩ về cách đặt tên nhân vật: Đề hay Tnú.
- Hình thành ý tưởng về một hình tượng gợi dẫn xuyên suốt truyện: bắt đầu và kết
thúc bằng cảnh rừng xà nu.
- Dự kiến, tưởng tượng về diễn biến truyện, quan hệ giữa các nhân vật; tình yêu
của Dít với Tnú; chi tiết chính làm bùng nổ tính cách nhân vật: vợ và con bị đánh
chết ngay trước mắt Tnú; sự xuất hiện tất yếu của các nhân vật khác (ông cụ Mết -
cội nguồn, bé Heng – tương lai kế tiếp) và những chi tiết đặc sắc diễn ra theo mạch
kể.
- Hình dung, không gian, thời gian nghệ thuật của truyện: truyện một đời được kể
trong một đêm.Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Qua lời kể của tác giả, có thể rút ra bài học: để chuẩn bị viết một văn bản tự sự, cần
hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện, suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật cùng
các sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nên cốt truyện.
2.2. Lập dàn ý
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Gợi ý:
- Nhan đề của hai câu chuyện có thể là:
+ Chị Dậu phá kho thóc Nhật (đề 1).
+ Chị Dậu bí mật nuôi giáu cán bộ (đề 2).
- Dàn ý có thể được dựng như sau:
Bố cục

Đề 1: Chị Dậu phá kho thóc Nhật Đề 2: Chị Dậu bí mật nuôi giấu
cán bộ
*Mở bài
Rời nhà tên quan cụ, trong lòng tràn đầy căm phẫn nhưng phân vân không biết phải làm gì, may mắn thay chị
Dậu gặp được một cán bộ Cách mạng. Lòng căm hận bọn người giàu có thống trị sâu sắc đến mức, chị Dậu quyết định gia nhập đội ngũ cách mạng. Chị cảm nhận việc nuôi giấu cán bộ.
*Thân bài
- Tinh thần giác ngộ của quần chúng ngày một dâng cao...
- Bọn Nhật càng xiết chặt sự áp bức...
- Trước cảnh người chết đói đầy đường, lãnh đạo cách mạng quyết
định phát động quần chúng phá kho thóc của Nhật
- Nhiều lần địch càn quét vẫn không tìm ra tung tích cán bộ.
- Cho đến khi có kẻ chỉ điểm, bọn chúng bắt chị Dậu tra tấn dã man.Kết
bài
- Hành động của chị Dậu đã có phương hướng...
- Chị là tấm gương tiêu biểu của người lao động tự cứu mình...
- Nhờ giác ngộ lí tưởng cách mạng,
chị Dậu trở thành người chiến sĩ
kiên cường trên mặt trận đấu tranh
giải phóng đất nước...
Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Các bước lập dàn ý diễn ra theo trật tự như sau:
- Chọn đề tài
- Xác định chủ đề
- Dự kiến cốt truyện: từ đề tài, chủ đề, phác ra những nét chính của cốt truyện, xây
dựng các nhân vật chính, nhân vật phụ, tưởng tượng và gắn kết các sự việc chính.
- Lập dàn ý theo ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Khi lập dàn ý cần chú ý đến
khung cảnh thiên nhiên, tâm lí nhân vật, quan hệ giữa các nhân vật.
1.3. Luyện tập
Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Có thể xây dựng cốt truyện như sau:
- Nam (học sinh) vốn là một học sinh chăm ngoan.
- Sau khi chuyển đến nơi ở mới (TP Hồ Chí Minh) cách xa bố mẹ Minh ảnh hưởng
cuộc sống tại đó.
- Trong một lần bị bạn bè rủ rê nên đã tham gia tụ tập đánh nhau, bỏ học đi chơi,
uống rượu, bia…
- Nam ân hận, buồn chán không có ai tâm sự
- Nam được thầy cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ.
- Nam cố gắng vươn lên và trở thành con người xưa.
Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Dàn ý:
a. Mở bài- Minh và An gần gũi thân thiết với nhau từ nhỏ. Họ học cùng lớp với nhau
- Câu chuyện diễn ra khi trên lớp xảy ra liên tiếp các vụ mất tiền.
a. Thân bài
- Kể vắn tắt vài vụ mất tiền mà không tìm hiểu thấy nguyên do (trong đó Minh là
người mất nhiều tiền nhất)
- Không khí lớp trở nên căng thẳng, mọi người đều nghi ngờ cho nhau.
- Mâu thuẫn trong lớp xảy ra.
- Minh ghi ngờ tất cả mọi người trong đó có An. Họ đã to tiếng và không còn chơi
với nhau.
- Nhờ sự can thiệp của các thầy cô giáo, lớp đã tìm ra thủ phạm là một học sinh lớp
khác.
c. Kết bài
- Không khí lớp trở lại bình thường.
- Minh xin lỗi An. Họ lại thân thiết như xưa.

Xem thêm
Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 3)
Trang 3
Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 4)
Trang 4
Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 5)
Trang 5
Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 6)
Trang 6
Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống