Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - ngắn nhất Soạn văn 10

Tải xuống 6 2.3 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 10 bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ mới nhất, tài liệu bao gồm 6 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn văn lớp 10: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Bài giảng: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

A. Soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ mẫu 1
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về khái niệm hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa mọi người
trong xã hội. Giao tiếp có ở mọi nơi, mọi lúc, có thể ở dạng lời nói nhưng
cũng có khi tồn tại ở dạng viết. Giao tiếp cũng có thể được tiến hành bằng
nhiều phương tiện "ngôn ngữ" khác như: cử chỉ, điệu bộ, hành động, nét
mặt, các phương tiện kĩ thuật (tất cả được gọi là các hành vi siêu ngôn
ngữ). Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất, phổ biến nhất và hiệu quả
tối ưu nhất vẫn là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người trao
đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, thái độ, quan hệ... để tổ chức xã hội hoạt
động.
2. Các quá trình của hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp có hai quá trình:
Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói, văn bản. Quá trình này do
người nói hoặc người viết thực hiện.
Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn bản do người nghe hoặc
người đọc thực hiện.
Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong quan hệ tương tác
với nhau. Trong khi giao tiếp, người nói (viết) có thể vừa là người tạo lập
nhưng cũng lại vừa là người tiếp nhận lời nói (văn bản) bởi các vai giao
tiếp luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp,
chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau.
3. Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp có sự tham gia của nhiều nhân tố. Các nhân tố này
vừa tạo ra chính hoạt động giao tiếp lại vừa chi phối tới hoạt động giao
tiếp. Các nhân tố đó là:
a) Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết, nói với ai, viết cho ai?

b) Hoàn cảnh giao tiếp: Nói, viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?
c) Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì, về cái gì?
d) Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì?
e) Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói viết như thế nào, bằng phương
tiện gì?
II. RÈN KĨ NĂNG
1. a) Hoạt động giao tiếp trong văn bản ghi lại cuộc đối thoại giữa
vua Nhân Tông và các bô lão.
Các nhân vật giao tiếp ở đây có vị thế xã
hội khác nhau: Vua là người lãnh đạo cao nhất của đất nước còn các vị bô
lão là những đại diện tiêu biểu cho các tầng lớp nhân dân. Sự khác biệt về
vị thế ấy dẫn tới sự khác nhau trong ngôn từ giao tiếp: các bô lão dùng
những từ tôn kính để nói với đức vua (bệ hạ, xin, thưa); trong khi đó vua
Nhân Tông lại dùng nhiều câu tỉnh lược phần chủ ngữ.
b) Khi người nói (người viết) dùng từ ngữ để tạo ra lời nói (văn bản)
nhằm biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm của mình, thì người nghe
(người đọc) tiến hành hoạt động nghe (đọc) để giải mã từ ngữ rồi lĩnh hội
nội dung văn bản đó. Trong hoạt động giao tiếp, nhất là giao tiếp trực tiếp,
người nói người nghe liên tục đổi vai nói cho nhau (người nói thành
người nghe và ngược lại). Nguyên tắc ấy gọi là nguyên tắc luân phiên
lượt lời.
* Chú ý: Trong giao tiếp cũng có những trường hợp không tuân thủ theo
quy tắc này (trường hợp người lớn mắng trẻ con vì mắc lỗi, đứa trẻ chỉ
nghe và không đáp lại hoặc trường hợp hai người cãi nhau,... - những lúc
ấy thường xảy ra hiện tượng tranh cướp lượt lời).
c) Hoạt động giao tiếp nói trên diễn ra tại điện Diên Hồng. Khi ấy đất
nước ta đang bị giặc Nguyên Mông xâm lược. Quân và dân nhà Trần
đang phải tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.
Hội nghị Diên Hồng là cuộc nghị bàn của vua Trần với các bô lão trong
cả nước về kế sách chống lại giặc thù.

d) Nội dung giao tiếp là thảo luận về tình hình đất nước và bàn bạc về kế
sách đối phó với giặc Nguyên - Mông. Nhà vua vừa thông báo tình hình
vừa hỏi ý kiến các bô lão về cách đối phó với giặc. Các bô lão thì đồng
thanh nhất trí chọn "đánh" là kế sách duy nhất chống thù.
e) Mục đích của cuộc giao tiếp là bàn bạc để thống nhất phương kế đối
phó với quân thù. Hội nghị kết thúc bằng một sự thống nhất rất cao, vì thế
cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.
2. a) Nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp này là tác giả của
cuốn SGK (người viết) và học sinh lớp 10 (người đọc).
Người viết tuổi
cao, có nhiều vốn sống, có trình độ hiểu biết sâu rộng (nhất là về văn học),
hầu hết là những người đã từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn
học. Người đọc, trái lại còn ít tuổi, có vốn sống và trình độ hiểu biết chưa
cao.
b) Hoạt động giao tiếp này được tiến hành một cách có tổ chức, có kế
hoạch. Nó được tiến hành trong bối cảnh chung của nền giáo dục quốc
dân.
c) Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học. Đề tài là những nét "Tổng
quan văn học Việt Nam".
Nội dung giao tiếp trên gồm những vấn đề cơ bản là:
Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam;
Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam;
Một số nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam.
d) Sự giao tiếp (thông qua văn bản) nhằm mục đích:
Cung cấp một cái nhìn tổng quan về những vấn đề cơ bản của văn
học Việt Nam (xét từ phía người tạo lập văn bản).
Tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam
theo tiến trình lịch sử thông qua việc học các văn bản. Đồng thời
cũng qua đó rèn luyện và nâng cao các kĩ năng nhận thức, đánh giá

các hiện tượng văn học và kĩ năng tạo lập văn bản (xét từ phía
người nghe, người tiếp nhận).
e) Văn bản sử dụng rất nhiều các thuật ngữ chuyên ngành văn học. Câu
văn phức tạp, nhiều thành phần nhưng rất mạch lạc và chặt chẽ. Về mặt
cấu trúc, văn bản có kết cấu mạch lạc, rõ ràng; các đề mục lớn, nhỏ; các
luận điểm,... đều được đánh dấu và trình bày sáng rõ.
B. Soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ mẫu 2
1. Câu 1 (trang 14-15 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
a, Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao
tiếp là: Vua Trần và các bô lão.
- Các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ: Vua (bề trên) – tôi (bề dưới).
- Cương vị của nhân vật giao tiếp cũng có sự khác nhau:
+ Vua là người lãnh đạo tối cao của nhà nước.
+ Các bô lão đại diện cho các tầng lớp nhân dân.
b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai
(vai người nói, vai người nghe) cho nhau như sau:
- Vua hỏi hai lần, các bô lão đáp hai lần.
- Cụ thể: Vua trình bày mối hiểm nguy đất nước bị quân Mông Cổ dòm
ngó và hỏi cách xử lí. Các bô lão đề nghị đánh. Vua hỏi lại: “Nên hòa hay
nên đánh?” Các bô lão khẳng định: “Đánh! Đánh!”.
c. Hoàn cảnh giao tiếp:
- Địa điểm: điện Diên Hồng.
- Thời gian: Vào thế kỉ XIII, khi giặc Nguyên - Mông đang đe dọa xâm
chiếm bờ cõi nước ta.
- Sự kiện lịch sử: Quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ
hai.
d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung:
- Bàn bạc, thảo luận về sách lược đối phó với kẻ thù.

- Vua đưa ra tình hình cụ thể: thế giặc rất mạnh, nhưng các bô lão vẫn
quyết tâm đánh.
e. Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích:
- Bàn bạc đưa ra được sách lược đối phó với kẻ thù.
- Mọi người đều quyết tâm đánh giặc, cuộc giao tiếp đã đạt được mục
đích.
2. Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
a. Các nhân vật giao tiếp:
- Người viết SGK: có nhiều vốn sống (có thể là đã lớn tuổi), có trình độ
hiểu biết sâu rộng về văn học.
- Người tiếp nhận SGK: giáo viên, học sinh lớp 10 trên phạm vi toàn
quốc.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch
theo nội dung chương trình đào tạo. Nó được tiến hành trong bối cảnh
chung của nền giáo dục quốc dân.
c. Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là kiến thức
về Văn học.
- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.
- Các vấn đề cơ bản:
+ Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam.
+ Tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử văn học.
+ Con người Việt Nam qua văn học.
d. Mục đích của hoạt động giao tiếp:
- Xét từ phía người viết: Cung cấp những tri thức tổng quan về nền văn
học Việt Nam.
- Xét từ phía người tiếp nhận: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt
Nam.
e. Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ: Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa
học Ngữ văn.

Cách tổ chức văn bản: kết cấu thành các phần mục mạch lạc, rõ ràng; các
đề mục lớn, nhỏ; các luận điểm,… đều được đánh dấu và trình bày sáng
rõ.
 

Xem thêm
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 3)
Trang 3
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 4)
Trang 4
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 5)
Trang 5
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống