Lập phương trình mặt cầu

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bài tập Lập phương trình mặt cầu Toán lớp 12, tài liệu bao gồm 5 trang, tuyển chọn 9 bài tập Lập phương trình mặt cầu đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Tài liệu Lập phương trình mặt cầu gồm các nội dung chính sau:

I. Phương pháp giải

- Tóm tắt lý thuyết ngắn gọn

II. Ví dụ minh họa

- Gồm 9 bài tập vận dụng có lời giải chi tiết giúp học sinh tự rèn luyện cách giải các bài tập Lập phương trình mặt cầu

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

LẬP PHƯƠNG TRÌNH MẶT CẦU

I. Phương pháp giải

Phương trình mặt cầu (S)  tâm I(a,b,c) bán kính R:       

(x-a)2+(y-b)2+(z-c)2=R2

Phương trình: x2+y2+z2+2Ax+2By+2Cz+D=0, với điều kiện A2+B2+C2-D>0 là mặt cầu (S) có tâm (-A;-B;-C) và bán kính

R=A2+B2+C2-D

Chú ý:

1) Tâm đường tròn I(x,y,z) ngoại tiếp tam giác ABC trong không gian:

IA=IB=ICI(ABC)

2) Tâm I(x,y,z) của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD là điểm cách đều 4 đỉnh:

IA=IB=IC=IDIA=IBIA=ICIA=IDAI2=BI2AI2=CI2AI2=DI2

II. Ví dụ minh họa

Bài toán 1. Lập phương trình mặt cầu trong các trường hợp sau:

a) Có tâm I(5;-3;7) và có bán kính R=5.

b) Có tâm I(4;-4;2) và đi qua gốc toạ độ.

Giải

a) Phương trình mặt cầu tâm I(a;b;c), bán kính R:

(x-a)2+(y-b)2+(z-c)2=R2

nên phương trình mặt cầu cần tìm là: (x-5)2+(y+3)3+(z-7)2=25

b) Phương trình mặt cầu tâm I(a;b;c), bán kính R:

   (x-a)2+(y-b)2+(z-c)2=R2

Mặt cầu tâm I(4;-4;2) đi qua gốc toạ độ nên có bán kính R=IO=16+16+4=6

Vậy phương trình mặt cầu: .(x-4)2+(y+4)2+(z+2)2=36

Bài toán 2. Lập phương trình mặt cầu trong các trường hợp sau:

a) Đi qua điểm \[A(2; - 1; - 3)\] và có tâm \[I(3; - 2;1)\].

b) Nhận đoạn AB làm đường kính với \[A(6;2; - 5),B( - 4;0;7)\].

Giải

a) Phương trình mặt cầu tâm \[I(a;b;c)\], bán kính R:

    \[{(x - a)^2} + {(y - b)^2} + {(z - c)^2} = {R^2}\]

Mặt cầu có tâm \[I(3; - 2;1)\] và đi qua điểm \[A(2; - 1; - 3)\]

nên bán kính \[R = IA = 3\sqrt 2 \], do đó phương trình mặt cầu:

    \[{(x - 3)^2} + {(y + 2)^2} + {(z - 1)^2} = 18\].

b) Mặt cầu nhận AB làm đường kính nên tâm I là trung điểm của AB, do đó \[I(1;1;1)\] và có bán kính

    \[R = \frac{{AB}}{2} = \frac{1}{2}\sqrt {100 + 4 + 144}  = \sqrt {62} \]

Phương trình mặt cầu: \[{(x - 1)^2} + {(y - 1)^2} + {(z - 1)^2} = 62\].

hay: \[{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x - 2y - 2z - 59 = 0\]

Bài toán 3. Lập phương trình mặt cầu:

a) Đi qua ba điểm \[A(0;8;0),B(4;6;2),C(0;12;4)\] và có tâm nằm trên \[mp(Oyz)\].

b) Có đường tròn lớn là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC với \[A(0; - 2;1),B( - 1;0;1),C(0;0; - 1)\].

Giải

a) Tâm I của mặt cầu nằm trên \[mp(Oyz)\] nên \[I(0;b;c)\].

Ta có \[IA = IB = IC\] nên \[\left\{ \begin{array}{l}I{A^2} = I{B^2}\\I{A^2} = I{C^2}\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{(8 - b)^2} + {c^2} = {4^2} + {(6 - b)^2} + {(2 - c)^2}\\{(8 - b)^2} + {c^2} = {(12 - b)^2} + {(4 - c)^2}\end{array} \right.\]

Giải ra đựơc \[b = 7\] và \[c = 5\].

Do đó \[I(0;7;5)\], \[R = IA = \sqrt {0 + 1 + 25}  = \sqrt {26} \].

Phương trình mặt cầu tâm \[I(a;b;c)\], bán kính R:

          \[{(x - a)^2} + {(y - b)^2} + {(z - c)^2} = {R^2}\]

Vậy mặt cầu có phương trình: \[{x^2} + {(y - 7)^2} + {(z - 5)^2} = 26\].

b) Gọi \[I(x;y;z)\] là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Ta có:

 \[\begin{array}{l}\overrightarrow {AB}  = ( - 1;2;0),\\\overrightarrow {AC}  = (0;2; - 2),\\\overrightarrow {AI}  = (x;y + 2;z - 1)\end{array}\]

\[ \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right] = ( - 4;2; - 2)\]

Nên \[I \in (ABC)\]

\[\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right]\overrightarrow {AI}  = 0\\ \Leftrightarrow 2x - y + z - 3 = 0\end{array}\]

Ta có \[\left\{ \begin{array}{l}A{I^2} = B{I^2}\\A{I^2} = C{I^2}\\I \in (ABC)\end{array} \right.\]

\[\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 2x + 4y =  - 3\\y - z =  - 1\\ - 2x + y - z =  - 3\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y =  - \frac{1}{4}\\z = \frac{3}{4}\end{array} \right.\end{array}\]

Nên tâm \[I\left( {1; - \frac{1}{4};\frac{3}{4}} \right)\] và bán kính \[R = AI = \sqrt {\frac{{33}}{8}} \]

Vậy PT mặt cầu là \[{(x - 1)^2} + {(y + \frac{1}{4})^2} + {(z - \frac{3}{4})^2} = \frac{{33}}{8}\].

Bài toán 4. Lập phương trình mặt cầu:

a) Có bán kính bằng 2, tiếp xúc với mặt phẳng \[(Oyz)\] và có tâm nằm trên tia Ox.

b) Có tâm \[I(1;2;3)\] và tiếp xúc với \[mp(Oyz)\].

Giải

a) Vì tâm I của mặt cầu nằm trên tia Ox và mặt cầu tiếp xúc với \[mp(Oyz)\] nên điểm tiếp xúc phải là O, do đó bán kính mặt cầu là \[R = IO = 2\] và \[I(2;0;0)\].

Phương trình mặt cầu tâm \[I(a;b;c)\], bán kính R:

           \[{(x - a)^2} + {(y - b)^2} + {(z - c)^2} = {R^2}\]

Vậy mặt cầu có phương trình: \[{(x - 2)^2} + {y^2} + {z^2} = 4\].

b) Vì mặt cầu có tâm \[I(1;2;3)\] và tiếp xúc với \[mp(Oyz)\] nên bán kính R của mặt cầu bằng khoảng cách từ I tới \[mp(Oyz)\].

Do đó \[R = \left| {{x_1}} \right| = 1\].

Mặt cầu có phương trình: \[{(x - 1)^2} + {(y - 2)^2} + {(z - 3)^2} = 1\].

Bài toán 5. Cho \[A(1;2; - 4),B(1; - 3;1),C(2;2;3),D(1;0;4)\]. Lập phương trình mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD.

Giải

Gọi \[I(a;b;c)\] là tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện

\[\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}IA = IB\\IA = IC\\IA = ID\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A{I^2} = B{I^2}\\A{I^2} = C{I^2}\\A{I^2} = D{I^2}\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - y + z =  - 1\\x + 7y =  - 2\\ - 2x + 8y =  - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x =  - 2\\y = 1\\z = 0\end{array} \right.\end{array}\]

Do đó \[I( - 2;1;0)\] và \[R = IA = \sqrt {26} \].

Phương trình mặt cầu tâm \[I(a;b;c)\], bán kính R: \[{(x - a)^2} + {(y - b)^2} + {(z - c)^2} = {R^2}\]

Vậy \[(S):{(x + 2)^2} + {(y - 1)^2} + {z^2} = 26\].

Bài toán 6. Lập phương trình các mặt cầu đối xứng của mặt cầu

\[(S):{x^2} + {y^2} + {z^2} + 4x + 8y - 2z - 4 = 0\].

a) Qua \[mp(xOy)\]

b) Qua \[mp(yOz)\]

Giải

Mặt cầu \[(S):{x^2} + {y^2} + {z^2} + 4x + 8y - 2z - 4 = 0\] có tâm \[I( - 2; - 4;1),R = 5\].

a) Gọi \[(S')\] là mặt cầu đối xứng của \[(S)\] qua \[mp(xOy)\] thì có tâm

    \[I'( - 2; - 4; - 1)\] và \[R' = R = 5\] nên có phương trình:

    \[(S'):{(x + 2)^2} + {(y + 4)^2} + {(z + 1)^2} = 25\].

b) Gọi \[(S'')\] là mặt cầu đối xứng của \[(S)\] qua \[mp(yOz)\] thì

    \[(S'')\] có tâm \[I''(2; - 4;1)\] và \[R'' = R = 5\] nên có phương trình:

    \[(S''):{(x - 2)^2} + {(y + 4)^2} + {(z - 1)^2} = 25\].

Bài toán 7. Cho điểm \[A(3;0;0),B(0;4;0)\]. Lập phương trình mặt cầu có tâm là hình chiếu H của gốc O lên đường thẳng AB và bán kính \[R = \frac{1}{2}\].

Giải

Lập phương trình mặt cầu (ảnh 1)

Ta có A thuộc trục Ox, B thuộc trục Oy.

Trong tam giác AOB: \[A{O^2} = AH.AB\]

\[ \Rightarrow AH = \frac{{O{A^2}}}{{AB}} \Rightarrow \frac{{AH}}{{AB}} = \frac{{O{A^2}}}{{A{B^2}}} = \frac{9}{{25}}\]

Do đó \[\overrightarrow {AH}  = \frac{9}{{25}}\overrightarrow {AB}  = \left( { - \frac{{27}}{{25}};\frac{{36}}{{25}};0} \right)\]

\[ \Rightarrow H\left( {\frac{{48}}{{25}};\frac{{36}}{{25}};0} \right)\]

Vậy phương trình mặt cầu cần tìm: \[{\left( {x - \frac{{48}}{{25}}} \right)^2} + {\left( {y - \frac{{36}}{{25}}} \right)^2} + {z^2} = \frac{1}{4}\].

Bài toán 8. Cho điểm \[A(1; - 1;2)\] và \[B(2;0;1)\]

Tìm quỹ tích các điểm M sao cho \[M{A^2} + M{B^2} = 3\].

Giải

Gọi \[M(x;y;z)\].

Ta có: \[M{A^2} + M{B^2} = 3\]

\[ \Leftrightarrow {(1 - x)^2} + {( - 1 - y)^2} + {(2 - z)^2} + {(2 - x)^2} + {y^2} + {(1 - z)^2} = 3\]

\[ \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} + {z^2} - 3x + y - 3z + 4 = 0\].

\[ \Leftrightarrow {(x - \frac{3}{2})^2} + {(y + \frac{1}{2})^2} + {(z - \frac{3}{2})^2} = \frac{3}{4}\].

Vậy quỹ tích các điểm M là mặt cầu có tâm \[I(\frac{3}{2}; - \frac{1}{2};\frac{3}{2})\] và bán kính \[R = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\].

Bài toán 9. Cho tứ diện với các đỉnh \[A(2;0;0),B(0;4;0),C(0;0;6),D(2;4;6)\]. Tìm tập hợp các điểm M trong không gian sao cho \[\left| {\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB}  + \overrightarrow {MC}  + \overrightarrow {MD} } \right| = 4\].

Giải

Gọi \[M(x;y;z)\], suy ra:

\[\begin{array}{l}\overrightarrow {MA}  = ( - x + 2; - y; - 2),\\\overrightarrow {MB}  = ( - x; - y + 4; - z),\end{array}\],

\[\begin{array}{l}\overrightarrow {MC}  = ( - x; - y; - z + 6),\\\overrightarrow {MD}  = ( - x + 2; - y + 4; - z + 6)\end{array}\].

Ta có: \[\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB}  + \overrightarrow {MC}  + \overrightarrow {MD}  = ( - 4x + 4; - 4y + 8; - 4z + 12)\]

Nên \[\left| {\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB}  + \overrightarrow {MC}  + \overrightarrow {MD} } \right| = 4\]

\[ \Leftrightarrow 16.[{(x - 1)^2} + {(y - 2)^2} + {(z - 3)^2}] = 16\]

Vậy tập hợp của M là mặt cầu \[{(x - 1)^2} + {(y - 2)^2} + {(z - 3)^2} = 1\].

 

      

 

Xem thêm
Lập phương trình mặt cầu (trang 1)
Trang 1
Lập phương trình mặt cầu (trang 2)
Trang 2
Lập phương trình mặt cầu (trang 3)
Trang 3
Lập phương trình mặt cầu (trang 4)
Trang 4
Lập phương trình mặt cầu (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống