Giải Hóa học 9 Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

2.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học lớp 9 Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ lớp 9.

Giải bài tập Hóa học lớp 9 Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Bài tập( trang 108 SGK Hóa học 9)

Bài 1 trang 108 SGK Hóa học 9: Dựa vào dữ kiện nào trong số các dữ kiện sau đây để có thể nói một chất là vô cơ hay hữu cơ ?

a) Trạng thái (rắn, lỏng, khí);

b) Màu sắc;

c) Độ tan trong nước ;

d) Thành phần nguyên tố.

Lời giải:

Dựa vào thành phần nguyên tố để xác định một hợp chất là vô cơ hay hữu cơ.

Đáp án d)

Bài 2 trang 108 SGK Hóa học 9: Chọn câu đúng trong các câu sau:

a) Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.

b) Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.

c) Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.

d) Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.

Lời giải:

Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.

Đáp án c)

Bài 3 trang 108 SGK Hóa học 9: Hãy so sánh phần trăm khối lượng của cacbon trong các chất sau : CH4, CH3Cl, CH2Cl2 CHCl3.

Lời giải :

Cách 1: Tính %MC trong từng chất rồi so sánh

Áp dụng công thức:

%MC=MCMA.100%

+ Trong CH4:

MCH4=12+4.1=16g/mol

%MC=1216.100%=75%

+ Trong CH3Cl:

MCH3Cl=12+3.1+35,5=50,5g/mol

%MC=1250,5.100%=23,7%

+ Trong CH2Cl2:

MCH2Cl2=12+2.1+2.35,5=85g/mol

%MC=1285.100%=14,1%

+ Trong CHCl3:

MCHCl3=12+1+3.35,5=119,5g/mol

%MC=12119,5.100%=10,04%

Vậy thành phần phần trăm khối lượng C trong các chất sắp xếp theo thứ tự CH4 > CH3Cl > CH2Cl2 > CHCl3

Cách 2: Phân tử các chất chỉ có 1 nguyên tử C nhưng phân tử khối tăng dần nên thành phần phần trăm khối lượng C trong các hợp chất được sắp xếp CH4 > CH3Cl > CH2Cl2 > CHCl3

Bài 4 trang 108 SGK Hóa học 9: Axit axetic có công thức C2H4O2. Hãy tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong axit axetic.

Lời giải :

Khối lượng mol của axit axetic là: M = 12.2 + 1.4 + 16.2 = 60 g/mol;

%C=2.1260.100%=40%

%H=4.160.100%=6,67%

%O = 100% - 40% - 6,67% = 53,33%

Bài 5 trang 108 SGK Hóa học 9: Hãy sắp xếp các chất : C6H6, CaCO3, C4H10, C2H60, NaN03CH3NO2 NaHC03, C2H302Na vào các cột thích hợp trong bảng sau :

Lời giải:

Hợp chất hữu cơ

Hợp chất vô cơ

Hiđrocacbon

Dẫn xuất của hiđrocacbon

CaCO3

NaHCO3

NaN03

C6H6

C4H10

C2H6O

CH3NO2

C2H3O2Na

Lý thuyết khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

I. KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ

1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu?

- Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta, trong cơ thể sinh vật, cơ thể người và trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm, trong các loại đồ dùng...

 


 

Hình 1: Một số loại thực phẩm, đồ dùng chứa hợp chất hữu cơ

2. Hợp chất hữu cơ là gì?

- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3 và muối cacbonat, cacbua kim loại như CaC2...)

Khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ đều thấy tạo ra CO2.

Hình 2: Thí nghiệm chứng tỏ bông chứa cacbon

3. Phân loại hợp chất hữu cơ

Hợp chất hữu cơ được phân thành hai loại chính như sau:

 

II. KHÁI NIỆM VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

- Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ và những chuyển đổi của chúng.

- Hóa học hữu cơ có các phân ngành như hóa học dầu mỏ, hóa học polime, hóa học các hợp chất thiên nhiên...

- Hóa học hữu cơ có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội.

III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TRONG PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

- Trong các hợp chất hữu cơ, C có hóa trị IV, H có hóa trị I, O luôn có hóa trị II.

- Kí hiệu:

 

Ví dụ:

 

- Các  phân tử CH4,C2H4,C2H2... là các hiđro cacbon

- Ngoài ra các hợp chất có thêm các nguyên tố khác được gọi là dẫn xuất hiđrocacbon

Ví dụ: Phân tử rượu etylic C2H5OH

- Mạch cacbon

+ Mạch vòng:

+ Mạch hở:

 

IV. CÔNG THỨC CẤU TẠO

* Cách viết CTCT của một hợp chất hữu cơ

Ví dụ: Viết CTCT của HCHC sau: C4H10

 

* Giả sử hợp chất hữu cơ có dạng: CxHyOzNt

Δ=2x+2y+t2= số liên kết π + số vòng.

Ví dụ: C4H8

Δ=24+282=1

=> Trong phân tử có 1 liên kết π hoặc có một vòng.

 

Sơ đồ tư duy: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

Đánh giá

0

0 đánh giá