Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hóa học 8 bài 40: Dung dịch mới nhất theo mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
BÀI 40: DUNG DỊCH (1tiết)
(HÓA HỌC LỚP 8)
Người soạn: Nhóm 8
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm về dung dịch, chất tan, dung môi, dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa.
- Liệt kê các biện pháp làm quá trình hòa tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.
2. Kĩ năng
- Hòa tan nhanh được một số chất rắn cụ thể (đường, muối ăn, thuốc tím,…) trong nước.
- Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hoà với dung dịch chưa bão hòa trong một số hiện tượng của đời sống hàng ngày.
3. Thái độ
4. Năng lực
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
III. Chuẩn bị
IV. Tiến trình dạy học
|
Mục tiêu – PP và KTDH |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Hoạt động 1: GV cho học sinh thực hiện các thí nghiệm để rút ra khái niệm về dung môi, chất tan và dung dịch (20 phút) |
-Mục tiêu: + Nêu được khái niệm dung môi, chất tan, dung dịch. + Quan sát và mô tả hiện tượng. - PP: pp đàm thoại, sử dụng thí nghiêm theo pp nghiên cứu -Kĩ thuật: đặt câu hỏi
|
-GV: đưa ra nhiêm vụ cho HS (chia lớp thành 4 nhóm và thi pha nước chanh trong vòng 5 phút với những nguyên liệu mà cô đã chuẩn bị. Hết 5 phút, cô và đại diện các nhóm sẽ chấm sản phẩm của mỗi nhóm và tìm ra nhóm chiến thắng). - GV: Nhận xét về sản phẩm của các nhóm và tìm ra nhóm chiến thắng -GV: Các em có biết vì sao khi pha đường, nước cốt chanh vào nước chúng ta lại được cốc nước chanh ngon như vậy không? -GV: Đúng vậy, trong hỗn hợp vừa pha, đường và nước cốt chanh được gọi là chất tan, nước là dung môi, hỗn hợp nước chanh à dung dịch. -GV: yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ về chất tan, dung môi, dung dịch -GV: Có phải chất nào cũng hòa tan được với nước không? -GV: để trả lời được câu hỏi này, cô sẽ mời hai bạn lên làm thí nghiệm mà cô đã chuẩn bị +1 bạn pha dầu ăn với nước (đổ dầu ăn vào cốc nước đến vạch đã kẻ) +1 bạn pha dầu ăn với dầu hỏa (đổ dầu ăn vào cốc dầu hỏa đến vạch đã kẻ) -GV yêu cầu nhận xét về hiên tượng xảy ra trong 2 cốc
-GV: Hay chỉ ra trong thí nghiệm 2 bạn vừa làm, đâu là dung môi, đâu là chất tan?
-GV mở rộng: vì dầu hỏa nhẹ hơn nước nên nổi trên mặt nước, vì thế các sự cốc tran dầu trên biển đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. -GV: Đưa ra khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch. |
-HS: Ngồi theo nhóm và tiến hành pha nước chanh trong vòng 5 phút
-HS: Do chúng hòa tan được vào với nhau!
-HS: lấy ví dụ theo yêu cầu của GV
-HS trả lời: Có hoặc Không.
-HS + 2HS lên làm thí nghiêm theo hướng dẫn của GV +Cả lớp quan sát
-HS trả lời: +Cốc chứa nước và dầu ăn thì phân thành 2 lớp +Cốc chứa dầu hỏa và dầu ăn tan vào nhau tạo thành dung dịch -HS: dầu ăn là chất tan, dầu hỏa là dung môi, nước không là dung môi của dần ăn, dầu ăn không tan trong nước
-HS: nghe và ghi chép vào vở
|
Hoạt động 2: GV nêu khái iệm về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bao hòa |
Mục tiêu: |
|
|
|
|
|
|