Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học 8 Bài 40: Dung dịch, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Dung dịch lớp 8.
Khái niệm:
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
Thí dụ: Cho dần dần và liên tục muối ăn vào cốc nước, khuấy đều, nhẹ.
Nhận xét:
- Ở giai đoạn đầu ta được dung dịch muối ăn, vẫn có thể hòa tan thêm muối ăn. (dung dịch chưa bão hòa)
- Ở giai đoạn sau ta được dung dịch muối ăn không thể hòa tan thêm muối ăn. Ta có dung dịch muối ăn bão hòa (lọc qua giấy lọc, có những tinh thể không tan).
Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Cốc thủy tinh, thìa, đèn cồn, diêm, đá viên
- Hóa chất: Nước, muối ăn, đường
Tiến hành thí nghiệm
+ Trong thí nghiệm, cho một ít muối ăn (sử dụng muối đã nghiền nhỏ) vào dung dịch nước, ta sẽ thấy muối được nghiền nhỏ sẽ tan nhanh hơn so với loại chưa được nghiền.
+ Trong thí nghiệm, cho một thìa nhỏ đường vào cốc nước nóng, đường sẽ tan mạnh hơn so với cho vào cốc nước lạnh vì ở nhiệt độ càng cao, phân tử nước chuyển động càng mạnh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn.
+ Cũng với thí nghiệm trên nhưng khi cho chất tan vào dung dịch, ta khuấy dung dịch lên thì tốc độ hòa tan cũng sẽ tăng lên.
a) Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa (ở nhiệt độ phòng).
b) Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ phòng).
Lời giải:
a) Ta có dung dịch NaCl đã bão hòa trong ống nghiệm, ta cho thêm vào ống nghiệm một lượng nước nữa và có được dung dịch NaCl chưa bão hòa.
b) Cách 1: Thêm NaCl vào dung dịch NaCl chưa bão hòa khuấy kĩ tới khi dung dịch không hòa tan thêm được NaCl. Lọc qua giấy lọc. Nước lọc là dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng.
Cách 2: Đun nóng dung dịch NaCl chưa bão hòa cho đến khi có muối NaCl kết tinh ở đáy cốc. Để cốc này trở lại nhiệt độ phòng rồi lọc qua giấy lọc. Nước lọc là dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng.
a) Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước.
b) Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,5 gam muối ăn vào 10 gam nước (nhiệt độ phòng thí nghiệm) ?
Lời giải:a) Hòa tan một lượng đường dưới 20 gam; hay một lượng muối ăn dưới 3,6 gam trong 10 gam nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm ta được dung dịch chưa bão hòa.
b) Nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước thì chắc chắn rằng lượng đường sẽ không hòa tan hết sẽ còn lại 25 - 20 = 5 g;
Hòa tan 3,5 gam muối ăn vào 10 gam nước ta sẽ được dung dịch chưa bão hòa vì dung dịch còn có thể hòa tan thêm một lượng muối ăn nữa (3,6 - 3,5 = 0,1 g)
A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.
B. Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.
C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.
D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.
Lời giải:Vì rượu etylic tan vô hạn trong nước, hay nước tan vô hạn trong rượu etylic. Ta có thể tích rượu etylic (1 ml) ít hơn thể tích nước (10 ml) nên câu a đúng.
Đáp án A
Dung dịch là hỗn hợp:
A. Của chất rắn trong chất lỏng.
B. Của chất khí trong chất lỏng
C. Đồng nhất của chất rắn và dung môi
D. Đồng nhất của dung môi và chất tan.
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Đáp án D
I. Dung dịch, dung môi, chất tan
- Dung môi: là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
- Chất tan: là chất bị hòa tan trong dung môi.
- Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.
Ví dụ 1: Hòa tan muối ăn vào nước thì:
- Muối ăn là chất tan
- Nước là dung môi.
- Hỗn hợp nước và muối gọi là dung dịch.
Ví dụ 2: Dầu ăn không hòa tan trong nước nhưng lại tan được trong dung môi hữu cơ như xăng, CCl4,…
II. Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa
- Ở một nhiệt độ nhất định:
+ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch vẫn có thể hòa tan thêm chất tan.
+ Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
Ví dụ: Hòa tan đường vào nước:
+ Ở giai đoạn đầu: đường tan trong nước ta được dung dịch đường, dung dịch này vẫn có thể hòa tan thêm đường
=> dung dịch chưa bão hòa.
+ Ở giai đoạn sau: cứ hòa tan mãi đường thì đến thời điểm không thể hòa tan thêm được nữa => dung dịch bão hòa.
* Lưu ý: Độ bão hòa của một dung dịch thay đổi theo nhiệt độ (toC), P (áp suất) và tùy thuộc vào chất tan rắn, lỏng hay chất dễ bay hơi.
Ví dụ: Ở 20oC, 100 gam nước hòa tan được tối đa 39,5 gam muối ăn để tạo thành dung dịch bão hòa. Nếu tăng nhiệt độ lên dung dịch trên trở thành dung dịch chưa bão hòa.
III. Biện pháp để chất rắn tan nhanh trong dung môi
a) Khuấy dung dịch:
- Khuấy dung dịch tạo ra tiếp xúc mới giữa phân tử chất rắn và các phân tử nước => sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.
b) Đun nóng dung dịch:
- Ở nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn => sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.
c) Nghiền nhỏ chất rắn:
- Nghiền nhỏ chất rắn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn và phân tử nước => kích thước của vật rắn càng nhỏ thì sự hòa tan diễn ra càng nhanh.