Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7: Ôn tập học kì 1 hay nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tiết 31 |
ÔN TẬP HỌC KỲ 1 |
I. MỤC TIÊU:
Qua bài học sinh nắm được:
II.CHUẨN BỊ:
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A, B. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15 phút)
Mục tiêu: Tạo hứng thú động cơ để học sinh tiếp nhận bài mới và ôn tập lí thuyết .
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan
Sản phẩm: Học sinh hệ thống được toàn bộ lí thuyết về hai góc đối đỉnh, hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng, các trường hợp bằng nhau của tam giác
HOẠT ĐỘNG GV |
HOẠT ĐỘNG HS |
NỘI DUNG |
? Thế nào là 2 góc đối đỉnh, vẽ hình, nêu tính chất? ? Thế nào là hai đường thẳng vuông góc? ? Phát biểu định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng? Để c/m 1 đường thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng ta cần c/m gì? Ngược lại cho đường thẳng a là đường trung trực của đoạn thẳng AB ta suy ra điều gì? ? Thế nào là hai đường thẳng song song, t/c hai đường thẳng song song, nêu các cách chứng minh hai đường thẳng song song? ? Phát biểu tiên đề Ơclít? ? Phát biểu các quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song? ? Các quan hệ này giúp ta làm bài tập dạng nào?
? Tổng ba góc của một tam giác? ? Áp dụng vào tam giác vuông có t/c gì? ? Góc ngoài của tam giác? ? Áp dụng vào góc ngoài của tam giác có tính chất gì? ? Định nghĩa hai tam giác bằng nhau? ? Các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác? GV: Trường hợp cạnh - góc - cạnh thì góc phải xen giữa 2 cạnh. GV: Trường hợp góc - cạnh - góc thì 2 góc phải kề với cạnh.
|
HS độc lập trả lời câu hỏi - Định nghĩa. - Tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. - Định nghĩa hai đường thẳng vuông góc. - Định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng.
- Tính chất 2 đường thẳng song song. - Dấu hiệu nhận biết.
- HS quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song: + t/c 1: là 1 cách c/m hai đường thẳng song song. + t/c 2: là cách c/m vuông góc.
HS vẽ hình các trường hợp bằng nhau của tam giác và ghi tóm tắt các t/h đó. |
I. Lí thuyết 1. Hai góc đối đỉnh - Định nghĩa - Tính chất 2. Hai đường thẳng vuông góc. - Định nghĩa: - Định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng. 3. Hai đường thẳng song song - Định nghĩa - Tính chất - Các cách ch/m 2 đường thẳng song song + 2 góc SLT bằng nhau. + 2 góc đồng vị bằng nhau. + 2 góc trong cùng phía bù nhau. + 2 đt p/ biệt cùng vuông góc với đt thứ 3. + 2 đt p/b cùng song song với đt thứ 3. 4. Tiên đề Ơclit 5. Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song. 6. Tam giác a) Tổng ba góc của 1 tam giác. - Định lí: - Áp dụng vào tam giác vuông - Áp dụng vào góc ngoài của tam giác. + Định nghĩa + Tính chất b) Các trường hợp bằng nhau của tam giác + c.c.c + c.g.c + g.c.g
|
Mục tiêu: Vận dụng lí thuyết vừa ôn tập để làm một số bài tập chứng minh đoạn thẳng bằng nhau, hai đường thẳng song song,
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động cá nhân.
Sản phẩm: Bài tập 1
GV: Đưa bài 1, yêu cầu Cho ABC, M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm E sao cho MA = ME. Chứng minh rằng: a) AB = CE. b) AB // CE. c) Từ C kẻ tia Cx // AB. Vẽ đường thẳng đi qua B và trung điểm I của cạnh AC cắt Cx tại D. Chm BI = DI. ? Bài toán cho biết gì, yêu cầu gì? ? Hãy vẽ hình, ghi GT, KL của bài toán? ? Để c/m AB = EC ta làm ntn? ? ABM và ECM có cạnh nào, góc nào bằng nhau rồi? GV: Gọi HS lên bảng trình bày. ? Để c/m AB // CE ta làm ntn? ? Để c/m ta làm ntn? ? Để c/m BI = DI ta làm ntn ?
? Qua bài tập ta đã vận dụng những kiến thức gì? Nhắc lại các kiến thức đó? |
HS đọc y/c đề bài
1 HS vẽ hình, 1 HS ghi GT, KL.
HS: Thực hiện vào vở.
HS : Ta c/m ABM =ECM.
HS: Ta c/m .
HS : Ta c/m ABM = ECM. HS: Ta c/m ABI = CDI.
HS trả ời yêu cầu GV |
II. Luyện tập 1.Bài1 GT Tam giác ABC ; MB = MC ; MA = ME Cx // AB ; IA = IC KL a) AB = CE b) AB // CE c) BI = DI Chứng minh a) Xét tam giác ABM và tam giác ECM có BM = CM (GT) AMB = EMC (đ2) MA = ME (GT)
=>tam giác ABM = tam giác ECM (c.g.c) =>AB = EC (2 cạnh tương ứng) b) Vì tam giác ABM = tam giác ECM (cmt) => (hai góc tương ứng) Mà hai góc này ở vị trí so le trong => AB // CE ( dấu hiệu ...) c) Ta có Cx // AB (GT) (2 góc so le trong) Xét tam giác ABI và tam giác CDI có BAC = DAC (cmt) AI = CI (GT) AIB = CID (đ2)
=> tam giác ABI = tam giác CDI (g.c.g) => IB = ID ( 2 cạnh tương ứng) |
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (5 PHÚT)
Mục tiêu: Học sinh bước đầu biết mở rộng thêm bài toán bằng cách đặt thêm các câu hỏi cho bài 1 và tìm hướng giải bài toán mình đặt ra?.
Phương pháp: Hoạt động nhóm cặp đôi, thuyết trình.
Sản phẩm: Có thêm từ 2 câu hỏi nữa cho bài 1 và hướng giải các câu hỏi đó.
? Hãy đặt thêm câu hỏi khác từ bài tập trên? GV cho Hs hoạt động cặp đôi. |
HS hoạt động nhóm đôi tìm câu hỏi hay và phù hợp với trình độ. |
+ C/m AB = CD + C/m AD //CB |
E. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5 PHÚT)
- GV giao bài tập về nhà:
- HS ghi y/c về nhà.
Bài tập: Cho tam giác ABC có Â vuông và góc B = 600. Gọi M là trung điểm của AC, kẻ MH vuông góc với BC.
- Làm bài tập 43, 44/45.