Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hình có tâm đối xứng (2024) - Toán 8 theo mẫu Giáo án môn Toán 8 chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán hình lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Bài 8: Đối xứng tâm
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS phát biểu được định nghĩa 2 điểm đối xứng nhau qua 1 điểm, nhận biết được 2 đoạn thẳng đối xứng nhau qua 1 điểm. Nhận biết được HBH có tâm đối xứng.
2. Kỹ năng:
- Biết cách vẽ 1 điểm đối xứng với 1 điểm qua 1 điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với 1 đoạn thẳng cho trước qua 1 điểm.
- Biết nhận ra 1 hình có tâm đối xứng trong thực tế.
3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Compa, thước, bảng phụ hình 77, 78 (tr94-SGK).
2. Học sinh:
- Compa, thước, bảng nhóm.
C. Phương pháp
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, ...
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: xen trong bài học.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Ghi bảng |
---|---|---|
Hoạt động 1: Khởi động (6’) |
||
- Treo bảng phụ ghi đề. Cho HS đọc đề - Gọi HS lên bảng làm - Kiểm tra bài tập về nhà của HS - Cho HS nhận xét - GV đánh giá cho điểm |
- HS đọc đề - HS lên bảng làm Ta có: D là trung điểm AB E là trung điểm AC Suy ra DE là đường trung bình của ∆ABC Nên DE = ½ BC và DE//BC Mà BF = ½ BC Do đó: DE = BF (cùng bằng ½ BC) DE // BF ( DE//BC) Vậy DEFB là hình bình hành (2 canh đối song song và bằng nhau) - HS nhận xét - HS sửa bài |
1. Nêu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành (5đ) 2. Cho ∆ABC có D,E,F theo thứ tự lần lượt là trung điểm AB,AC,BC (5đ)
|
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
||
- Cho HS làm ?1 - Nói: A’ là điểm đối xứng với điểm A qua điểm O, A là điểm đối xứng với A’ qua O ⇒ Hai điểm A và A’ là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O. - Vậy thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua O ? - GV nêu qui ước như sgk |
- HS thực hành ?1
- HS nghe, hiểu - HS phát biểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O - HS ghi bài |
1. Hai điểm đối xứng qua một điểm: a) Định nghĩa: (sgk)
A và A’ đối xứng với nhau qua O - Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó b) Qui ước: Điểm đối xứng với điểm O qua điểm O cũng là điểm O |
- Hai hình H và H’ khi nào thì được gọi là hai hình đối xứng nhau qua điểm O ? - Cho HS là ?2 - Vẽ điểm A’ đối xứng với A qua O - Vẽ điểm B’ đối xứng với B qua O - Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB, vẽ điểm C’ đối xứng với C qua O - Dùng thước để kiểm nghiệm rằng điểm C’ thuộc đoạn thẳng A’B’ - Ta nói AB và A’B’ là hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua điểm O - Thế nào là hai hình đối xứng nhau qua một điểm? - Giới thiệu tâm đối xứng của hai hình (đó là điểm O) - Treo bảng phụ (hình 77, SGK): - Hãy chỉ rõ trên hình 77 các cặp đoạn thẳng, đường thẳng nào đối xứng nhau qua O ? Giải thích ? - GV chỉ dẫn trên hình vẽ chốt lại - Nêu lưu ý như sgk - Giới thiệu hai hình H và H’ đối xứng với nhau qua tâm O |
- HS nghe để phán đoán … - HS làm ?2 - Điểm C’ thuộc đoạn A’B’ - HS nêu định nghĩa hai hình đối xứng với nhau qua một điểm - HS ghi bài - HS quan sát, suy nghĩ và trả lời: + Các cặp đoạn thẳng đối xứng: AB và A’B’, AC và A’C’, BC và B’C’ + Góc: BAC và B’A’C’, … + Đường thẳng AC và A’C’ + Tam giác ABC và tam giác A’B’C’ - Quan sát hình 78, nghe giới thiệu |
2. Hai hình đối xứng qua một điểm:
Hai đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng nhau qua điểm O. O gọi là tâm đối xứng Định nghĩa: Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại Lưu ý: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau. |
- Cho HS làm ?3
- Hình đối xứng với mỗi cạnh của hình bình hành ABCD qua O là hình nào ? - GV vẽ thêm hai điểm M thuộc cạnh AB của hình bình hành - Yêu cầu HS vẽ M’ đối xứng với M qua O - Điểm M’ đối xứng với điểm M điểm O cũng thuộc cạnh hình bình hành. - Ta nói điểm O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD - Thế nào là hình có tâm đối xứng ? - Cho HS xem lại hình 79: hãy tìm tâm đối xứng của hbh ? ⇒ đlí - Cho HS làm ?4 - GV kết luận trong thực tế có hình có tâm đối xứng, có hình không có tâm đối xứng |
- HS thực hiện ?3 - HS vẽ hình vào vở - Đối xứng với AB qua O là CD Đối xứng với BC qua O là DA … - HS lên bảng vẽ - Nghe, hiểu và ghi chép bài… - Phát biểu lại định nghĩa hình có tâm đối xứng. - Tâm đối xứng của hình bình hành là giao điểm hai đường chéo - HS làm ?4 - HS quan sát hình vẽ và trả lời - HS nghe, hiểu và ghi kết luận của GV |
3. Hình có tâm đối xứng: a) Định nghiã: Điểm O gọi là tâm đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm O cũng thuộc hình H
b) Định lí: Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng cảu hình bình hành đó |
Hoạt động 3: Luyện tập(6’) |
||
Bài 50 trang 95 SGK - Treo bảng phụ vẽ hình 81 - Gọi 2 HS lên bảng vẽ hình - Gọi HS nhận xét Bài 51 trang 96 SGK - Treo bảng phụ vẽ mặt phẳng toạ độ - Gọi HS lên bảng vẽ điểm H - Cho HS tìm điểm K - Cho HS nhận xét |
- HS lên bảng vẽ hình
- HS nhận xét - HS lên bảng vẽ điểm H - HS tìm toạ độ điểm K
- Toạ độ điểm K(-2;-3) - HS khác nhận xét |
Bài 50 trang 95 SGK Vẽ điểm A’ đối xứng với A qua B, vẽ điểm C’ đối xứng với C qua B
Bài 51 trang 96 SGK Trong mặt phẳng toạ độ cho điểm H có toạ độ (3;2). Hãy vẽ điểm K đối xứng với H qua gốc toạ độ và tìm toạ độ của K |
Hoạt động 4: Vận dụng (2’) |
||
Bài 52 trang 96 SGK ! Xem lại tính chất hình bình hành Bài 53 trang 96 SGK ! Chứng minh ADME là hình bình hành - thuộc các định nghĩa, chú ý cách dựng điểm đối xứng qua điểm, hình đối xứng qua điểm |
- Xem lại dấu hiệu nhân biết hình bình hành - HS ghi nhận vào vở |
Bài 52 trang 96 SGK Bài 53 trang 96 SGK |
5. MỞ RỘNG |
||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học. Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao. |
Làm bài tập phần mở rộng. |
|
5. Hướng dẫn học sinh tự học (3p)
- Học theo SGK, nắm chắc định nghĩa, cách vẽ 2 hình đối xứng nhau qua 1 điểm, tâm đối xứng của 1 hình.
- Làm bài tập 51, 53, 57 (tr96-SGK).
- Làm bài tập 100' 101; 104; 105 (SBT).