Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh Học 8 Chủ đề Tuần hoàn mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 14-20 Chủ đề này bao gồm các bài: |
CHỦ ĐỀ: TUẦN HOÀN |
Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
Bài 14: Bạch cầu – miễn dịch
Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
Bài 17: Tim và mạch máu
Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
- Trình được các thành phần của máu, chức năng của huyết tương và hồng cầu
- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể
- Trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm
- Nêu được khái niệm miễn dịch, phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miển dịch
nhân tạo.
- Trình bày được cơ chế và vai trò của đông máu và nguyên tắc truyền máu và cơ sở
khoa học của nó.
- Trình bày được các thành phần cơ bản của hệ tuần hoàn, cấu tạo hệ bạch huyết và
vai trò của chúng.
- Vị trí, hình dạng, cấu tạo bên ngoài, bên trong của tim (cấu tạo thành cơ và van
tim)
- Sự khác nhau căn bản giữa cấu tạo của động mạch, tĩnh mạch và mao mạch .
- Các pha trong 1 chu kỳ co dãn của tim từ đó hiểu được tại sao cơ thể làm việc suốt
đời. Mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng
- Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch
- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện
hệ tim mạch .
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức
-Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
-Kĩ năng hợp tác ứng xử giao tiếp trong khi thảo luận
-Kĩ năng phán đoán
- Rèn kĩ năng băng bó hoặc làm garô và biết những quy định khi đặt garô
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tế
3. Thái độ
-HS có trách nhiệm với bản thân, yêu quý bản thân, tự chăm sóc bản thân để có
một cơ thể khoẻ mạnh
- Giáo dục học sinh biết cách bảo vệ cơ thể tránh mất máu khi bị thương
- Giáo dục các em sự yêu thích bộ môn, thái độ học tập nghiêm túc
- Giáo dục ý thức bảo vệ tim mạch, tránh tác động mạnh vào tim
4. Định hướng phát triển năng lực.
Năng lực chung cần hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực giao tiếp
Năng lực riêng của bộ môn sinh học cần hướng tới
- Năng lực quan sát
- Năng lực thao tác thực hành
- Năng lực liên hệ thực tiễn
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Tranh tế bào máu, tranh phóng to hình 13.2 SGK
- Tranh hình 14.1,2,3,4 SGK
- Sơ đồ tóm tắt quá trình đông máu
- Sơ đồ kết quả phản ứng giữa các nhóm máu
- Sơ đồ truyền máu chưa có mũi tên
- Tranh phóng to hình 16.1 – 2 SGK
- Phiếu bài tập
- Sơ đồ sự luân chuyển bạch huyết trong mỗi phân hệ
- Tranh phóng to : 16.1; 17.1; 17.2; 17.3; 17.4
- Các bảng 17.1; 17.2 phóng to
- Phiếu học tập .
- Tranh phóng to: 18.1; 18.2 SGK
- Bảng “khả năng làm việc của tim”
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tìm hiểu bài theo nội dung các câu hỏi trong bài
- Tìm hiểu thông tin về 1 số bệnh: hở hay hẹp van tim, nhồi máu cơ tim,máu
nhiễm mỡ, suy tim, chứng xơ vữa động mạch …
III. Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động1: Khởi động
HS xây dựng các clip tình huống:
- Khi bị thương chảy máu ồ ạt lại phải garo cầm máu ở phía trên vết thương.
- Khi quấn chun (nịt) ỏ ngón tay lại thấy đầu ngón tay chuyển màu tím thẫm và thấy
tức ở ngón tay bị buộc chun?
- Gần đây nhiều người dân đã bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Làm thế nào để xử trí, sơ cứu
kịp thời trước khi đưa nạn nhân đến bệnh viện? Theo bác sĩ Phan Minh Đan, rắn lục
đuôi đỏ cắn người thường gây tổn thương tại chỗ làm sưng đau vùng bị cắn, nặng
thì có thể hoại tử hoặc rối loạn đông máu (chảy máu hoặc tạo những cục máu đông
trong mạch máu).
- Trong môn chạy thể dục, học sinh không được ngồi nghỉ ngay sau khi về đích mà
vẫn phải vận động nhẹ, đi lại?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu và môi trường trong cơ thể. B1: Gv cho HS quan sát thí nghiệm như hình 13-1. |
I. Máu. 1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu: - Huyết tương: lỏng, màu vàng nhạt chiếm 55% V |
+ Thí nghiệm trên thu được kết quả ntn ? - HS quan sát, nghiên cứu thông tin trong SGK trả lời câu hỏi. B2: Gv yêu cầu HS làm bài tập mục SGK trang 42. + Vậy máu gồm những thành phần nào ? - Giới thiệu thành phần của huyết tương, khả năng kết hợp của hồng cầu với O2 và CO2 - Các nhóm hoàn thành bài tập điền từ. - HS căn cứ bài tập rút ra kết luận. - HS nghe giảng B3: GV yêu cầu hoàn thành bài tập mục SGK trang 43. B4: Cá nhân tự đọc thông tin trong SGK và theo dõi bảng 13, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. Huyết tương có chức năng gì ? + Hồng cầu có chức năng gì ? B1: HS nghiên cứu SGK trang 43, trả lời câu hỏi . + Các tế bào ở sâu trong cơ thể có thể trao đổi các chất trực tiếp với môi trường ngoài hay không ? + Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào ? |
- Tế bào máu: gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu chiếm 45% V 2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu: - Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng, vận chuyển các chất chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải. - Hồng cầu: Có huyết sắc tố (Hb) có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển từ phổi về tim tới các tế bào và từ tế bào về tim lên phổi. II. Môi trường trong cơ thể: - Gồm máu, nước mô và bạch huyết. - Môi trường trong giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài. |
B2: Chỉ có tế bào biểu bì da mới tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài, còn các tế bào trong phải trao đổi gián tiếp. + Qua yếu tố lỏng ở gian bào . B3: Gv giảng giải về sự tạo thành nước mô từ máu và quan hệ của máu, nước mô và bạch huyết trên hình 13-2 SGK + Môi trường trong gồm những thành phần nào ? + Vai trò của môi trường trong là gì ? B4: HS tự rút ra kiến thức. Hoạt động 2: Bạch cầu - Miễn dịch B1: HS nghiên cứu thông tin. Quan sát hình 14.2 trả lời câu hỏi HS khác bổ sung + Thế nào là kháng nguyên, kháng thể ? + Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào ? + Vi khuẩn, vi rút khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp những hoạt động nào của bạch cầu ? + Sự thực bào là gì ? Những loại bạch cầu nào thường tham gia thực bào? + Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào ? + Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm khuẩn, vi rút bằng cách nào ? B2: HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình 14.1, 14.3, 14.4 SGK, ghi nhớ kiến thức. |
I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu: - Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể. - Kháng thể: Là những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra chống lại kháng nguyên. - Cơ chế: chìa khoá ổ khoá. Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách: - Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá. + Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên. + Phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng. |
- Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời. B3: Gọi 1 HS trình bày cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu. B4: HS trình bày cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu B1: HS nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời. - Dịch đau mắt đỏ có một số người mắc bệnh, nhiều người không bị mắc. Những người không mắc đó có khả năng miễn dịch với bệnh này. + Miễn dịch là gì ? + Có những loại miễn dịch nào ? + Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó là gì ? B2: HS liên hệ thực tế, các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trả lời : sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt B3: Gv giảng giải về vắc xin. B4: Hiện nay trẻ em đã được tiêm phòng những bệnh nào ? Hoạt động 3: Đông máu và nguyên tắc truyền máu. B1: Cơ thể người có khoảng 4 – 5l máu. Nếu bị thương chảy máu và mất khoảng hơn 1/3 lượng máu của cơ thể thì tính mạng sẽ bị nguy hiểm. Thực tế, với những vết thương nhỏ, máu chảy vài |
II. Miễn dịch: - Miễn dịch: Là khả năng cơ thể không mắc một số bệnh nào đó dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh. Có 2 loại miễn dịch: + Miễn dịch tự nhiên: Khả năng tự chống bệnh của cơ thể (do kháng thể). + Miễn dịch nhân tạo: Tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng vắc xin. I. Đông máu : - Đông máu: là hiện tượng hình thành khối máu đông hàn kín vết thương. - Vai trò: Bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương chảy máu. - Cơ chế: SGK |
phút, chậm dần rồi ngừng hẳn nhờ 1 khối máu đông. + Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu ? + Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu ? + Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu? Đông máu ? Ý nghĩa của sự đông máu ? + Khi bị chảy máu, vấn đề đầu tiên cần giải quyết là gì ? + Vì sao máu lưu thông trong mạch không bị đông, hễ ra khỏi mạch là đông ngay ? B2: Cá nhân tự nghiên cứu thông tin và sơ đồ trong SGK trang 48 và ghi nhớ kiến thức . B3: HS trả lời: Phải cầm máu ngay đối với vết thương to chảy nhiều máu, vết thương nhỏ máu có thể tự đông B1: HS tự nghiên cứu thí nghiệm của LanStaynơ, hình 15.2 SGK trang 48, 49, trả lời . B2: + Hồng cầu máu người cho có loại kháng nguyên nào ? + Huyết tương trong máu người nhận có nhận có loại kháng thể nào ? chúng có |
II. Các nguyên tắc truyền máu : 1. Các nhóm máu ở người - Ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O . - Sơ đồ mối quan hệ cho và nhận : A A O O AB AB B B 2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu - Máu đem truyền phải phù hợp với máu người nhận. - Máu đem truyền phải sạch bệnh. - Truyền máu phải từ từ |
gây kết dính hồng cầu trong máu người cho hay không ? B3: Hoàn thành bài tập “Mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu” - HS thảo luận nhóm viết sơ đồ - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung B4: Trả lời câu hỏi mục SGK tr.49 + 50 Khi truyền máu cần tuân thủ nguyên tắc nào ? + Nêu ý nghĩa của việc truyền máu ? - HS trả lời - HS tự rút ra kết luận - GV giới thiệu ngày 7/4 : ngày hiến máu nhân đạo ở VN. Hoạt động 4: : Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết B1: Cá nhân tự nghiên cứu hình 16.1 SGK , trả lời + Hệ tuần hoàn gồm những thành phần nào ? + Cấu tạo mỗi thành phần đó như thế nào ? - HS chỉ và thuyết minh trên tranh phóng to. B2: GV đánh giá kết quả và phải lưu ý HS: |
1. Cấu tạo - Hệ tuần hoàn máu gồm : tim và các hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn. + Tim 4 ngăn (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất), nửa phải máu đỏ thẫm, nửa trái máu đỏ tươi. + Hệ mạch : Động mạch : dẫn máu từ tim đến cơ quan. Tĩnh mạch : dẫn máu từ cơ quan đến tim. Mao mạch : Nối động mạch và tĩnh mạch (đường kính mao mạch nhỏ). 2. Đường đi- chức năng - Vòng tuần hoàn nhỏ : Máu đỏ thẫm (nhiều CO2) từ tâm nhĩ phải đến động mạch phổi, tới mao mạch phổi (trao đổi khí O2, CO2) hoá máu đỏ tươi, tới tĩnh mạch phổi, tới tâm nhĩ trái. - Vòng tuần hoàn lớn : Máu đỏ tươi (nhiều O2) từ tâm thất trái tới động mạch chủ tới mao mạch ở các phần trên và dưới cơ thể (thực hiện trao đổi khí với tế bào) sau đó tới tĩnh |
+ Với tim: Nửa phải chứa máu đỏ thẫm (màu xanh trên tranh), nửa trái chứa máu đỏ tươi (màu đỏ trên tranh). + Còn hệ mạch: Không phải màu xanh là tĩnh mạch, màu đỏ là máu động mạch . B3: HS quan sát hình 16.1 lưu ý chiều đi của mũi tên và màu máu trong động mạch, tĩnh mạch . - Trao đổi nhóm và thống nhất câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày kết quả trên tranh và các nhóm khác nhận xét bổ sung + Trả lời 3 câu hỏi mục SGK tr.51 B4: GV đánh giá kết quả của các nhóm, bổ sung kiến thức cho hoàn chỉnh B1: HS nghiên cứu hình 16.2 và thông tin trong SGK trang 52 trả lời câu hỏi bằng cách ghi trên hình vẽ. B2: - GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu về hệ bạch huyết + Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào ? - Hạch bạch huyết như 1 máy lọc, khi bạch huyết chảy qua các vật lạ lọt vào cơ thể được giữ lại. Hạch thường tập trung ở cửa vào các tạng, các vùng khớp . + Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và nhỏ ? |
mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, tới tâm nhĩ phải. - Vai trò của tim và hệ mạch : + Tim co bóp tạo lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch. + Hệ mạch : dẫn máu từ trong tới các tế bào, tới tim. - Vai trò của hệ tuần hoàn máu : lưu chuyển máu trong toàn cơ thể. - Hệ bạch huyết gồm : phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. + Phân hệ nhỏ : thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể. + Phân hệ lớn : thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể. - Mỗi phân hệ đều gồm thành phần : + Mao mạch bạch huyết. + Mạch bạch huyết + Hạch bạch huyết + ống bạch huyết + Tĩnh mạch máu 2. Đường đi - Đường đi của bạch huyết. bắt dầu từ các mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết nhỏ, tới hạch bạch huyết, tới mạch bạch huyết lớn, tới |
+ Hệ bạch huyết có vai trò gì ? - Bạch huyết có thành phần tương tự như huyết tương, không chứa hồng cầu và bạch cầu (chủ yếu là dạng Lim phô). Bạch huyết liên hệ mật thiết với hệ tĩnh mạch của vòng tuần hoàn máu và bổ sung cho nó B3: HS nghiên cứu SGK, trình bày trên hình 16-2 và HS khác nhận xét bổ sung. Hoạt động 5: Cấu tạo tim và mạch máu. B1: HS qs hình 17.1 SGK tr.54 kết hợp với mô hình để xác định cấu tạo tim, trả lời + Trình bày cấu tạo ngoài của tim ? B2: GV : có màng tim bao bọc bên ngoài .+ Hoàn thành bảng 17.1 + Dự đoán xem: ngăn tim nào có thành cơ dày nhất và ngăn nào có thành cơ mỏng nhất ? + Dự đoán : giữa các ngăn tim và trong các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ bơm theo 1 chiều ? - HS tự dự đoán câu hỏi trên cơ sở kiến thức bài trước - Thống nhất trong nhóm dự đoán và có lời giải thích. - Đại diện nhóm trình bày kết quả dự đoán. |
ống bạch huyết, tới tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn) và tới tim. I. Cấu tạo tim : a. Cấu tạo ngoài : - Tim có dạng hình chóp, phần đáy ở trên, đỉnh ở phía dưới. - Màng tim bao bọc bên ngoài tim. b. Cấu tạo trong: - Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết. - Tim 4 ngăn. Giữa tâm nhĩ với tâm thất có van nhĩ – thất. Giữa tâm thất với động mạch có van bán nguyệt máu lưu thông theo một chiều. - Thành tim : 3 lớp (màng liên kết, lớp cơ, lớp nội mô). Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ |
- Các nhóm tiến hành mổ tim → phanh rộng quan sát. B3: GV ghi dự đoán của 1 vài nhóm lên bảng để cả lớp theo dõi . - Tự so sánh với dự đoán của nhóm. + Các em so sánh và xem dự đoán của nhóm mình đúng hay sai ? B4: GV chữa bảng 17.1 + Trình bày cấu tạo trong của tim ? + Vậy cấu tạo tim phù hợp với chức năng thể hiện như thế nào ? - Liên hệ thực tế bệnh hở van tim ? - HS trả lời → HS khác bổ sung. B1: Cá nhân tự nghiên cứu hình 17.2 tr 55 SGK. + Hãy cho biết có những loại mạch máu nào ? B2: Trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập. B3: Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung |
II. Cấu tạo mạch máu: |
Đặc điểm | Động mạch | Tĩnh mạch | Mao mạch | |
Cấu tạo | Thành mạch |
- 3 lớp: Mô liên kết, Cơ trơn, Biểu bì. - Dày hơn |
- 3 lớp: Mô liên kết, Cơ trơn, Biểu bì. - Mỏng hơn |
- Chỉ có 1 lớp biểu bì. - Mỏng nhất |
Lòng trong |
- Hẹp hơn tĩnh mạch |
- Rộng hơn động mạch |
Chức năng | - Dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc vớivận tốc cao, áp lực lớn |
- Dẫn máu từ khắp tế bào của cơ thể về tim với vận tốc, áp lực nhỏ |
- Trao đổi chất với các tế bào |
B1: Cá nhân quan sát hình 17-3 SGK tr.56, trả lời. + Chu kì tim gồm mấy pha ? Kéo dài bao nhiêu giây ? + Trả lời câu hỏi mục SGK tr.56 (Lưu ý: Tính nhịp tim/ phút) B2: HS dựa vào chu kỳ tim để giải thích câu hỏi. + Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi ? Hoạt động 6: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch vệ sinh hệ tuần hoàn B1: GV liên hệ thực tế bệnh huyết áp thấp, huyết áp cao cách phòng tránh + Máu được vận chuyển trong hệ mạch là nhờ đâu? + Huyết áp là gì? B2: Cá nhân tự nghiên cứu thông tin và hình 18.1; 18.2 trang 58 SGK, trả lời. + Tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch thay đổi ntn ? ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch ? + Máu vận chuyển trong động mạch là do đâu? |
I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch: - Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ: sức đẩy của tim. - Huyết áp: áp lực của máu tác động lên thành mạch. - Ở động mạch: máu vận chuyển được còn nhờ sự co dãn của động mạch. - Ở tĩnh mạch: máu vận chuyển nhờ: + Sự co bóp của các cơ xung quanh thành mạch. + Sức hút của lồng ngực khi hít vào. + Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra. |
+ Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào? HS khác nhận xét và bổ sung. + Phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo tim (ngăn tim, van tim) và hệ mạch B1: Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK trang 59, trả lời. + Hãy chỉ ra tác nhân gây hại cho hệ tim mạch ? + Trong thực tế em đã gặp người bị tim mạch chưa ? + Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim mạch ? + So sánh khả năng làm việc của tim ở vận động viên so với nguời bình thường ? việc rèn luyện tim có ý nghĩa gì ? + Có những biện pháp nào rèn luyện tim mạch ? + Bản thân em đã rèn luyện chưa ? Nếu chưa có hình thức rèn luyện thì qua bài học này em sẽ làm gì ? B3: HS có thể kể: bệnh hở van tim, nhồi máu cơ tim, mỡ cao trong máu, huyết áp cao, huyết áp thấp. B4: HS nghiên cứu thông tin và bảng 18 SGK trang 59, trả lời. |
+ Van 1 chiều II. Vệ sinh tim mạch: a. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân gây hại: Biện pháp bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại : - Không sử dụng các chất kích thích có hại : rượu, thuốc lá, hêrôin, … - Cần kiểm tra sức khỏe dịnh kì để sớm phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch → chữa trị kịp thời hoặc có chế độ sinh hoạt phù hợp. - Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ - Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, …. - Hạn chế ăn thức ăn nhiều mỡ động vật b. Cần rèn luyện tim mạch - Cần tập luyện TDTT thường xuyên, đều đặn, vừa sức kết hợp xoa bóp ngoài ra. 1. Các dạng chảy máu: Có 3 dạng : |
- Làm tăng hiệu suất làm việc của tim. Hoạt động 7 :Thực hành sơ cứu cầm máu - GV thông báo về các dạng chảy máu là: + Chảy máu mao mạch. + Chảy máu tĩnh mạch. + Chảy máu động mạch. - Cá nhân tự ghi nhận 3 dạng chảy máu + Em hãy cho biết biểu hiện của các dạng chảy máu đó ? - Bằng kiến thức thực tế và suy đoán, trả lời câu hỏi + Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó như thế nào ? + Khi bị thương chảy máu ở động mạch cần băng bó như thế nào ? - Các nhóm tiến hành : + Bước 1: cá nhân tự nghiên cứu SGK trang 61 + Bước 2 : Mỗi nhóm tiến hành băng bó theo hướng dẫn . + Bước 3: Đại diện 1 số nhóm trình bày các thao tác và mẫu của nhóm các nhóm khác nhận xét - Các nhóm tiến hành theo 3bước tương tự như mục a - Tham khảo thêm hình 19.1 SGK. Yêu cầu : |
- Chảy máu mao mạch: chảy ít chậm. - Chảy máu tĩnh mạch: chảy máu nhiều hơn, nhanh hơn. - Chảy máu động mạch: chảy nhiều, mạnh, thành tia. 2. Tập băng bó vết thương: a. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay. (chảy máu mao mạch và tĩnh mạch) * Các bước tiến hành: SGK tr.61 . * Lưu ý : sau khi băng nếu vết thương vẫn còn chảy máu đưa nạn nhân đến bệnh viện . b. Băng bó vết thương ở cổ tay: (chảy máu ở động mạch) * Các bước tiến hành: SGK tr. 62 . * Lưu ý : SGK |
+ Mẫu băng gọn, không chặt quá, không lỏng quá. + Vị trí dây ga rô cách vết thương không quá gần và không xa . - GV quan sát các nhóm làm việc giúp đỡ nhóm yếu. - GV cho các nhóm đánh giá kết quả lẫn nhau . - GV công nhận đánh giá đúng và phân tích đánh giá chưa đúng của các nhóm . |
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mỗi lần co, tâm thất đẩy được khoảng 70 ml máu. Vậy trong 24 giờ, tâm thất đẩy
đi được bao nhiêu lít máu?
- Nhờ đâu tâm thất sinh được một công lớn và liên tục sinh công như vậy?
( Trả lời: Thành cơ tâm thất rất dày, nhất là tâm thất trái. Tâm thất làm việc 12 h
nghỉ 12 h . Tim chiếm 1/200 khối lượng cơ thể nhưng lượng máu đi nuôi tim chiếm
1/10 lượng máu đi nuôi cơ thể )
- Chọn câu trả lời đúng:
Các bác sĩ thường dùng ống nghe , nghe tiếng đập của tim để chuẩn đoán bệnh.
Tiếng tim do đâu sinh ra
+ Do sự co tâm thất và đóng các van nhĩ thất
+ Do sự đóng các van tổ chim ở động mạch chủ và động mạch phổi dây ra
+ Do sự va chạm các mỏm tim vào lồng ngực
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng.
3. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.