Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 58: Tuyến sinh dục mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 61 - Bài 58: TUYẾN SINH DỤC
Ngày soạn: / /2020
Ngày dạy | Tiết | Lớp | Ghi chú |
/ /2020 | 3 | 8 | HS Vắng: |
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về kiến thức :
- Trình bày được chức năng của tinh hòan và buồng trứng.
- Kể tên và nêu được tác dụng của các hoocmon sinh dục nam và nữ.
b) Về kỹ năng:
* Kĩ năng bài học:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích.
* Rèn luyện kĩ năng sống:
- Kĩ năng tự nhận thức: tự tin, thoải mái chia sẻ về những thay đổi và vướng mắc
của bản thân đến tuổi dạy thì
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu
đặc điểm cấu tạo và chức năng của tuyến sinh dục.
- Kĩ năng ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến thức trước tổ, nhóm, lớp.
c) Về thái độ:
- Có ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, Quan sát, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: Vấn đáp - tìm tòi, trực quan, hợp tác nhóm, trình bày 1 phút
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv: H.58.1 - 3.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Khi phát triển đến độ tuổi nhất định thì cơ thể các em bắt đầu có sự biến đổi. Vì
sao có sự biến đổi đó?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của tuyến trên thận?
? Nêu quá trình đièu hòa lượng đường trong máu nhờ hoocmon của tuyến tụy?
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
* Hoạt động 1: (18 phút) - GV chiếu H.58.1 - 2, phân tích. Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ. Các nhóm thảo luận, hoàn thành bài tập. Lớp trao đổi hoàn thiện kiến thức. Từ nội dung bài tập hãy trả lời câu hỏi: ? Tinh hoàn có chức năng gì? + Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 58.1 ? Theo em dấu hiệu nào là cơ bản nhất? (Xuất tinh lần đầu) + GV kưu ý HS cần giữ vệ sinh cơ thể thường xuyên, đặc biệt là vệ sinh cơ quan sinh dục. * Hoạt động 2: (15 phút) GV chiếu H.58.3, phân tích quá trình hình thành trứng và thể vàng. yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận, hoàn thành bài tập điền từ. |
I. Tinh hoàn và hoocmon sinh dục nam - Đáp án: 1. LH (ISCH), 2. Các tế bào kẽ, 3. Testôstêrôn - Chức năng của tinh hoàn: + Sản xuất tinh trùng. + Tiết hoocmon sinh dục nam: testosteron có tác dụng gây nên những biến đổi của cơ thể nam ở tuổi dậy thì. - Các biến đổi: Bảng 58.1 SGK. II. Buồng trứng và hoocmon sinh dục nữ |
HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập GV tổng hợp ý kiến của các nhóm, cho toàn lớp trao đổi, hoàn thiện đáp án. ? Buồng trứng có chức năng gì? - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận hoàn thành bảng 58.2? ? Theo em, dấu hiệu nào là cơ bản nhất? GV cần chú ý giáo dục ý thức vệ sinh kinh nguyệt. - GV bổ xung Ở người có hai cặp thể nhiễm sắc NST XY là con trai và XX là con gái. Nếu hợp tử mang cặp NST XY sẽ phát triển thành bé trai, hợp tử mang cặp NST XX sẽ phát triển thành bé gái. Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung |
- Đáp án: 1. Tuyến yên, 2. Nang tuyến, 3. Ơstrôgen, 4. Prôgestêrôn. - Chức năng của buồng trứng: + Sản xuất tế bào trứng. + Tiết hoocmon sinh dục nữ (Ơstrogen) và hooc mon thể vàng (progesteron). Hoocmon Ơstrogen gây ra những biến đổi trên cơ thể nữ giới ở tuổi dậy thì. - Các biến đổi: Bảng 58.2 SGK * Kết luận chung: SGK |
3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
Dấu hiệu nhận biết khả năng sinh sản ở nam và nữ là gì? Theo em, ở giai đoạn
này có nên thực hiện chức năng sinh sản chưa? Vì sao?
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc "Em có biết?" - Đọc bài 59.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................