Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Luyện tập phân tích đa thức thành nhân tử (2024) - Toán 8 theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập phân tích đa thức thành nhân tử
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Củng cố lại các kiến thức phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phương pháp đã học.
Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử bằng nhiều phương pháp; . . .
Thái độ:Giáo dục ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ ghi các bài tập 52, 54, 55, 56 trang 24, 25 SGK, phấn màu; . . .
- HS:Thước thẳng. Ôn tập các phương phương pháp phân tích đathức thành nhân tử đã học; máy tính bỏ túi; . . .
- Phương pháp cơ bản: Nêu và giải quyết vấn đề, hỏi đáp, so sánh.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:KTSS (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
HS1: 2xy – x2 – y2 + 16
HS2: x2 – 3x + 2
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Ghi bảng |
---|---|---|
Hoạt động 1: Bài tập 52 trang 24 SGK. (5 phút) |
||
- Treo bảng phụ nội dung - Ta biến đổi về dạng nào để giải bài tập này? - Biểu thức đã cho có dạng hằng đẳng thức nào? - Hãy hoàn thành lời giải |
- Đọc yêu cầu bài toán - Biến đổi về dạng tích: trong một tích nếu có một thừa số chia hết cho 5 thì tích chia hết cho 5. - Biểu thức đã cho có dạng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương - Thực hiện trên bảng |
Bài tập 52 trang 24 SGK. Ta có: (5n + 2)2 – 4 = (5n + 2)2 – 22 = (5n + 2 + 2)( 5n + 2 - 2) = 5n(5n + 4)⋮ 5 ∀ n ∈ Z |
Hoạt động 2: Bài tập 54 trang 25 SGK. (10 phút) |
||
- Treo bảng phụ nội dung - Câu a) vận dụng phương pháp nào để giải? - Đa thức này có nhân tử chung là gì? - Nếu đặt x làm nhân tử chung thì còn lại gì? - Ba số hạng đầu trong ngoặc có dạng hằng đẳng thức nào? - Tiếp tục dùng hằng đẳng thức để phân tích tiếp - Riên câu c) cần phân tích - Thực hiện tương tự với các câu còn lại |
- Đọc yêu cầu bài toán - Vận dụng phương pháp đặt nhân tử chung - Đa thức này có nhân tử chung là x (x2 + 2x + y2 – 9) - Ba số hạng đầu trong ngoặc có dạng hằng đẳng thức bình phương của một tổng - Ba học sinh thực hiện trên bảng |
Bài tập 54 trang 25 SGK. a) x3 + 2x2y + xy2 – 9x = x(x2 + 2xy + y2 – 9) = x[(x + y)2 – 32] = x(x + y + 3)( x + y - 3) b) 2x – 2y – x2 + 2xy – y2 = (2x – 2y) – (x2 - 2xy + y2) = 2(x – y) – (x – y)2 = (x – y)(2 – x + y)
|
Hoạt động 3: Bài tập 55 trang 25 SGK. (9 phút) |
||
- Treo bảng phụ nội dung - Với dạng bài tập này ta thực hiện như thế nào? - Nếu A.B = 0 thì A ? 0 hoặc B ? 0 - Với câu a) vận dụng phương pháp nào để phân tích?
- Nếu đa thức có các số hạng đồng dạng thì ta phải làm gì? - Hãy hoàn thành lời giải bài toán - Sửa hoàn chỉnh |
- Đọc yêu cầu bài toán - Với dạng bài tập này ta phân tích vế trái thành nhân tử - Nếu A.B = 0 thì A = 0 hoặc B = 0 - Đặt nhân tử chung và dùng hằng đẳng thức
- Dùng hằng đẳng thức - Thu gọn các số hạng đồng dạng - Thực hiện theo hướng dẫn - Ghi vào tập |
Bài tập 55 trang 25 SGK.
|
Hoạt động 4: Bài tập 56 trang 25 SGK. (7 phút) |
||
- Treo bảng phụ nội dung - Muốn tính nhanh giá trị của biểu thức trước tiên ta phải làm gì? Và
- Dùng phương pháp nào để phân tích? - Riêng câu b) cần phải dùng quy tắc đặt dấu ngoặc bên ngoài để làm xuất hiện dạng hằng đẳng thức - Hoàn thành bài tập bằng hoạt động nhóm |
- Đọc yêu cầu bài toán - Muốn tính nhanh giá trị của biểu thức trước tiên ta phải phân tích đa thức thành nhân tử. Ta có - Đa thức có dạng hằng đẳng thức bình phương của một tổng. - Thực hiện theo gợi ý - Hoạt động nhóm để hoàn thành |
Bài tập 56 trang 25 SGK.
|
4. Củng cố: (4 phút)
- Khi phân tích đa thức thành nhân tử ta áp dụng những phương pháp nào
- Với dạng bài tập 55 (tìm x) ta biến đổi về dạng A.B = 0 rồi thực hiện tìm x trong từng thừa số
5. Hướng dẫn học ở nhà: (3 phút)
- Xem lại các bài tập vừa giải (nội dung, phương pháp)
- Ôn tập kiến thức chia hai lũy thừa (lớp 7)
- Xem trước bài 10: “Chia đơn thức cho đơn thức” (đọ kĩ quy tắc trong bài).
- Chuẩn bị máy tính bỏ túi.