Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Hoá học 8 :Bài tập Khử oxit kim loại bằng H2. Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Hoá học 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài tập Khử oxit kim loại bằng H2. Mời các bạn đón xem:
Bài tập Hoá học 8: Khử oxit kim loại bằng H2
A. Bài tập Khử oxit kim loại bằng H2
I. Ví dụ minh họa.
Ví dụ 1: Khử 48 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro thì khối lượng kim loại đồng thu được là
A. 38,4 gam.
B. 44,8 gam.
C. 48 gam.
D. 51,2 gam.
Hướng dẫn giải:
nCuO = 48 : (64 + 16) = 0,6 mol.
Phương trình phản ứng:
Vậy khối lượng kim loại đồng là 0,6.64 = 38,4 gam.
Đáp án A
Ví dụ 2: Cho 21,7 gam thủy ngân(II) oxit tác dụng với khí hiđro. Thể tích khí hiđro cần dùng là bao nhiêu?
A. 0,336 lít.
B. 1,792 lít.
C. 2,24 lít.
D. 3,36 lít.
Hướng dẫn giải:
nHgO = 21,7 : (201 + 16) = 0,1 mol
Ta có phương trình phản ứng là
Suy ra thể tích hiđro cần dùng là: 0,1.22,4 = 2,24 lít.
Đáp án C
Ví dụ 3: Khử hoàn toàn 8 gam một oxit của kim loại A (có hóa trị II) cần vừa đủ 2,24 lít H2 (đktc). Xác định kim loại A?
A. Fe.
B. Mg.
C. Hg.
D. Cu.
Hướng dẫn giải:
Gọi công thức của oxit là AO (do A có hóa trị II)
n hiđro = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
Phương trình phản ứng:
Khối lượng của oxit là 0,1.(MA + 16) = 8 gam
Suy ra MA + 16 = 80 và MA = 64 (g/mol)
Vậy A là Cu
Đáp án D
II. Bài tập tự luyện
Câu 1: Chất rắn Cu tạo thành từ phản ứng của CuO và H2 có màu gì?
A. Màu đen.
B. Màu nâu.
C. Màu xanh.
D. Màu đỏ.
Hướng dẫn giải:
H2 tác dụng với CuO ở nhiệt độ cao sinh ra Cu. Kim loại Cu có màu đỏ.
Đáp án D
Câu 2: Trong những oxit sau: CuO, MgO, Al2O3, Ag2O, FeO, Na2O. Ở nhiệt độ cao H2 khử được bao nhiêu oxit kim loại trên?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải:
Ở nhiệt độ cao, H2 khử được các oxit CuO, Ag2O, FeO trong dãy.
Đáp án B
Câu 3: Trong những oxit sau: CuO, NO, Fe2O3, Na2O, CaO. Oxit nào không bị hiđro khử?
A. NO, CaO, Na2O.
B. CuO, NO, Fe2O3.
C. Fe2O3, Na2O, CaO.
D. NO, Fe2O3, Na2O.
Hướng dẫn giải:
H2 không tác dụng với các oxit sau: NO, CaO, Na2O.
Đáp án A
Câu 4: Khử hoàn toàn 16 gam sắt(III) oxit bằng khí hiđro. Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng là
A. 2,24 lít.
B. 3,36 lít.
C. 4,48 lít.
D. 6,72 lít.
Hướng dẫn giải:
Ta có phương trình phản ứng:
Vậy thể tích khí hiđro cần dùng là 0,3.22,4 = 6,72 lít.
Đáp án D
Câu 5: Khử 24 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro thu được 12,8 gam đồng. Hiệu suất của phản ứng là
A. 50%.
B. 60%.
C. 66,67%.
D. 85%.
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng:
Suy ra hiệu suất của phản ứng là
Đáp án C
Câu 6: Người ta điều chế 24 gam đồng bằng cách cho H2 tác dụng với CuO. Khối lương CuO bị khử là
A. 15 gam.
B. 30 gam.
C. 45 gam.
D. 60 gam.
Hướng dẫn giải:
nCu = 24 : 64 = 0,375 mol
Phương trình phản ứng:
Khối lượng CuO là: 0,375.(64 + 16) = 30 gam
Đáp án B
Câu 7: Cho khí H2 tác dụng với FeO nung nóng thu được 11,2 gam Fe. Thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít.
C. 4,48 lít.
D. 6,72 lít.
Hướng dẫn giải:
nFe = 11,2 : 56 = 0,2 mol
Phương trình phản ứng:
Vậy thể tích H2 là: 0,2.22,4 = 4,48 lít.
Đáp án C
Câu 8: Cho CuO tác dụng hết với 11,2 lít khí H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có m gam kim loại. Giá trị của m là:
A. 16 gam
B. 32 gam
C. 72 gam
D. 64 gam
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng:
Suy ra khối lượng đồng là 0,5.64 = 32 gam
Đáp án B
Câu 9: Tính thể tích hiđro (đktc) cần dùng để điều chế 5,6 gam Fe từ FeO ?
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít.
C. 3,36 lít.
D. 4,48 lít.
Hướng dẫn giải:
nFe = 5,6 : 56 = 0,1 mol
Phương trình hóa học:
Thể tích H2 là 0,1. 22,4 = 2,24 lít
Đáp án B
Câu 10: Một sản phẩm thu được sau khi dẫn khí hiđro qua chì(II) oxit nung nóng là
A. Pb
B. H2
C. PbO
D. Không phản ứng
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
B. Lý thuyết Khử oxit kim loại bằng H2
- Khí hiđro có tính khử, có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
VD: H2 + CuO Cu + H2O
3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O
- H2 không khử được các oxit: Na2O, K2O, BaO, CaO, MgO, Al2O3.
+ Bước 1: Tính số mol các chất đã cho.
+ Bước 2: Viết phương trình hóa học, cân bằng phản ứng.
+ Bước 3: Xác định chất dư, chất hết (nếu có), tính toán theo chất hết.
+ Bước 4: Tính khối lượng hoặc thể tích các chất theo yêu cầu đề bài.
- Ngoài ra, có thể áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mtham gia = msản phẩm