50 Bài tập Cách Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học (có đáp án)- Hoá học 8

Tải xuống 5 4.3 K 31

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Hoá học 8 :Bài tập về Cách Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Hoá học 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài tập về Cách Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Hoá học 8: Cách Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học

A. Bài tập Cách Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học

I. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong các hiện tượng sau, hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học

A. Đốt gas để thu nhiệt.

B. Khi nấu cơm, nước bay hơi.

C. Cô cạn dung dịch đường cho đậm đặc.

D. Hòa tan đường vào nước.

Hướng dẫn giải

Chọn A

Đốt gas để thu nhiệt là hiện tượng hóa học vì khí gas cháy với không khí tạo thành chất mới.

B là hiện tượng vật lý vì nước chuyển từ lỏng sang hơi.

C là hiện tượng vật lý vì nước bay hơi bớt, dung dịch chỉ đậm đặc lại.

D là hiện tượng vật lý vì đường hòa tan nước → nước đường, không có chất mới tạo thành.

Ví dụ 2: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng vật lý là

A. Cơm bị ôi thiu.

B. Lưu huỳnh cháy trong không khí.

C. Mực hòa tan vào nước.

D. Đốt cháy mẩu giấy.

Hướng dẫn giải

Chọn C

Mực hòa tan vào nước là hiện tượng vật lý do chất vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

Loại A vì cơm bị ôi thiu là hiện tượng hóa học do vi sinh vật xâm nhập, xúc tác cho quá trình lên men tạo thành chất mới có mùi khó chịu.

Loại B vì lưu huỳnh cháy trong không khí là hiện tượng hóa học. Phản ứng chính xảy ra:

          S + O2 SO2

Loại D vì đốt cháy mẩu giấy là hiện tượng hóa học. Giấy cháy tạo thành chất mới.

Ví dụ 3: Hãy cho biết hiện tượng sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét là hiện tượng gì?

A. Hiện tượng hóa học.

B. Hiện tượng vật lý.

C. Cả hiện tượng vật lý và hóa học.

D. Không có hiện tượng gì.

Hướng dẫn giải

Chọn A

Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét là hiện tượng hóa học vì xuất hiện chất mới là gỉ sét.

II. Bài tập tự luyện

Câu 1: Hiện tượng vật lý là

A. Hiện tượng chất bị phân hủy.

B. Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất mới.

C. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

D. Hiện tượng biến đổi chất, có thể tạo ra chất mới hoặc không.

Đáp án: Chọn C

Câu 2: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng hóa học là:

A. Cơm bị ôi thiu.

B. Nước bốc hơi.

C. Cồn để trong lọ không khí bị bay hơi.

D. Đá lạnh để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.

Đáp án: Chọn A

Câu 3: Khi trời lạnh, chúng ta thấy mỡ đóng thành ván. Khi đun nóng, các ván mỡ này tan chảy. Nếu đun quá lửa, thì một phần mỡ hóa hơi và một phần bị cháy đen. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng hóa học

A. Mỡ đóng ván khi trời lạnh.

B. Mỡ tan chảy khi đun nóng.

C. Đun quá lửa mỡ bị cháy.

D. Không có hiện tượng hóa học.

Đáp án: Chọn C

Câu 4: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là

A. Sự thay đổi về màu sắc của chất.

B. Sự xuất hiện chất mới.

C. Sự thay đổi về trạng thái của chất.

D. Sự thay đổi về hình dạng của chất.

Đáp án: Chọn B

Câu 5: Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng vật lý

A. Chưng cất rượu sau quá trình lên men rượu.

B. Ủ cơm nếp với men rượu trong quá trình lên men rượu.

C. Đốt gas để thu nhiệt.

D. Ngâm trứng vào giấm.

Đáp án: Chọn A

Câu 6: Hiện tượng hóa học là

A. Hiện tượng biến đổi chất này thành chất mới.

B. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

C. Hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái của chất.

D. Cả A, B, C đều sai.

Đáp án: Chọn A

Câu 7: Chọn câu sai:

A. Xay tiêu là hiện tượng vật lý.

B. Đốt cháy đường mía là hiện tượng hóa học.

C. Gấp quần áo là hiện tượng hóa học.

D. Hiện tượng ma trơi là hiện tượng hóa học.

Đáp án: Chọn C

Câu 8: Trong các hiện tượng sau:

(1) Pha loãng nước muối.

(2) Đốt cháy mẩu giấy.

(3) Nước bốc hơi.

(4) Lưu huỳnh cháy trong không khí.

Hãy cho biết hiện tượng nào là hiện tượng vật lý?

A. (1), (2).

B. (1), (3).

C. (2), (3).

D. (3), (4).

Đáp án: Chọn B

Câu 9: Băng tan là hiện tượng

A. Hiện tượng vật lý.

B. Hiện tượng hóa học.

C. Cả hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.

D. Không là hiện tượng nào.

Đáp án: Chọn A

Câu 10: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng vật lý là

A. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

B. Trứng để lâu ngày bị thối.

C. Thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu.

D. Thổi khí cacbonic vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục.

Đáp án: Chọn A

Câu 11: Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi

A. Trạng thái tồn tại của chất.

B. Nguyên tử này thành nguyên tử khác

C. Chất này thành chất khác.

D. Nguyên tố này thành nguyên tố khác.

Đáp án:

Chọn C

Câu 12: Khi hoà tan muối ăn vào nước đã xảy ra hiện tượng

A. Vật lí.

B. Hoá học.

C. Cả hiện tượng vật lí và hoá học.

D. Không có hiện tượng gì.

Đáp án:

Chọn A

Khi hòa tan muối ăn vào nước xảy ra hiện tượng vật lý do không có sự tạo thành chất mới.

Câu 13: Hiện tượng vật lý là

A. hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất mới.

B. hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

C. hiện tượng chất bị phân hủy.

D. hiện tượng biến đổi chất, có thể tạo ra chất mới hoặc không.

Đáp án:

Chọn B

B. Lý thuyết Cách Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học

- Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

- Hiện tượng hóa học là hiện tượng biến đổi chất này thành chất mới.

- Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là có chất mới tạo thành.

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống