Giáo án Sinh học 6 Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Giáo án Sinh 6
Tiết 60 Ngày soạn:
02.04.2011
BÀI 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được sự đa dạng cuả thực vật là gì?
- Hiểu được thế nào là thực vật quí hiếm và kể một vài loài thực vật quí hiếm.
- Trình bày được hậu quả của việc tàn phá rừng đối với tính đa dạng của thực vật.
- Nêu được các biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
2. Kỹ năng: Phân tích, khái quát hóa.
3. Thái độ: Tự xác định trách nhiệm trong việc tuyên truyền bảo vệ thực vật ở địa
phương.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Con người sử dụng thực vật để phục vụ đời sống hằng ngày của mình ntn? Cho vài
ví dụ cụ thể?
- Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?
- Ở địa phương em có những cây hạt kín nào có giá trị kinh tế?
2. Giới thiệu: như Sgk.
3. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Đa dạng của thực vật là gì?

Điều khiển của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Hãy kể những thực vật mà em biết? Chúng
thuộc những ngành nào? Sống ở đâu?
- GV: thực vật rất đa dạng.
- HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu
hỏi.


Giáo án Sinh 6

- Đa dạng của thực vật là gì?
- Sự đa dạng của thực vật được biểu hiện
ntn?
- Là sự phong phú về loài, các cá thể của loài
và môi trường sống của chúng, biểu hiện bằng:
- Biểu hiện ở:
+ Số lượng loài và số lượng cá thể trong mỗi
loài.
+ Sự đa dạng của môi trường sống.
Tiểu Kết: - Tính đa dạng của thực vật: Là sự phong phú về loài, các cá thể của loài và môi
trường sống của chúng.
- Tính đa dạng được biểu hiện bằng: + Số lượng loài và số lượng cá thể trong mỗi loài.
+ Sự đa dạng của môi trường sống.

Hoạt động 2: Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam

Điều khiển của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Việt Nam có tính đa dạng cao về thực
vật:
- Tại sao thực vật ở Việt Nam đa dạng?
- Tính đa dạng của thực vật biểu hiện ở
những mặt nào?
- Kể những nơi có thực vật sinh sống? Cho
ví dụ?
2. Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở
Việt Nam.
Vì khí hậu nóng ẩm thích hợp cho thực vật
phát triển.
Đa dạng về số lượng loài và môi trường
sống.
Những nơi có thực vật sinh sống như:
+ Sa mạc: Xương rồng, cỏ lạc đà…
+ Rừng : Lim, sến, gụ…
+ Bãi lầy ven biển: Đước, bần, mấm…
+ Trên mặt nước: sen, súng…
+ Trong nước: Rong đuôi chó.
+ Trôi nổi: Bèo tây, còn nhiều MT khác nữa.
- HS thu nhận thông tin.


Giáo án Sinh 6

- GV: ở Việt Nam, trung bình mỗi năm bị
tàn phá từ 100000 – 200000 ha rừng nhiệt
đới.
- GV yêu cầu HS thảo luận về nguyên nhân
nào dẫn tới sự suy giảm tính đa dạng của
thực vật?
- Hậu quả sự suy giảm tính đa dạng của
thực vật?
- Thế nào là thực vật quý hiếm?
- Kể 1 vài cây quí hiếm mà em biết?
Nguyên nhân:
+ Chặt phá rừng làm nương rẫy.
+ Chặt phá rừng để buôn bán gỗ lậu, chặt cây
làm nhà...
+ Khoanh nuôi rừng.
+ Cháy rừng, lũ lụt ...
Hậu quả: Nhiều loài cây bị suy giảm đáng
kể về số lượng, môi trường sống bị thu hẹp
hoặc mất đi, nhiều loài TV trở nên hiếm, thậm
chí có nguy cơ bị tiêu diệt.
Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có
giá trị và có xu hướng ngày càng ít đi do bị
khai thác quá mức.
Cây quí hiếm: lim, gụ, cẩm lai, giáng
hương…
Tiểu Kết: 1/ Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật:
- Số lượng các loài thực vật có mạch dẫn là 10.000 loài. Rêu và tảo 1.500 loài (nhiều loài
có giá trị kinh tế và khoa học).
- MT sống của thực vật rất phong phú : Dưới nước (ao, hồ, sông, suối, biển…), trên cạn (từ
bờ biển đến vùng núi cao).
2/ Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam.
- Nguyên nhân: Khai thác bừa bãi cùng với việc tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ
nhu cầu đời sống.
- Hậu quả: Nhiều loài cây bị suy giảm đáng kể về số lượng, môi trường sống bị thu hẹp hoặc
mất đi, nhiều loài trở nên hiếm, thậm chí có nguy cơ bị tiêu diệt như cây trắc, gụ, giáng
hương…

Hoạt động 3: Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng cuả thực vật
Giáo án Sinh 6

Điều khiển của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Vì sao phải bảo vệ sự đa dạng của thực
vật?
- Cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật
ntn?
- GV gọi một số HS đọc lại các biện pháp.
- Bản thân em phải làm gì trong việc bảo
vệ thực vật?
- Vì thực vật có vai trò vô cùng quan trọng đối
với sinh vật và con người.
- Có 5 biện pháp:
+ Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ MT sống của
TV.
+ Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài TV quí
hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
+ Xác đinh các vườn thực vật, vườn quốc gia,
các khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật,
trong đó có thực vật quí hiếm.
+ Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quí hiếm
đặc biệt.
+ Tuyên truyền rộng rãi trong nông dân để cùng
tham gia bảo vệ rừng.
Tham gia trồng cây ở địa phương, trường học,
bảo vệ cây cối …

4. Kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh đọc phần khung kết luận.
- Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút?
- Thế nào là thực vật quí hiếm? Cần phải làm gì để bảo vệ da dạng thực vật ở VN?
5. Dặn dò:
-
Học bài trả lời câu hỏi sgk.
- Đọc mục “Em có biết”; Chuẩn bị bài : “Vi khuẩn”.
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 6 Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 6 Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 6 Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 6 Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống