Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 48: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI
ĐỘNG VẬT VÀ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được một số ví dụ khác nhau cho thấy thực vật là nguồn cung cấp thức ăn
và nơi ở cho động vật.
- Hiểu được vai trò gián tiếp của thực vật trong việc cung cấp thức ăn cho
người, thông qua ví dụ cụ thể về dây chuyền thức ăn ( TV- ĐV- Con Người ).
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung | N¨ng lùc chuyªn biÖt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê?
- Rừng có vai trò gì trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán?
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5’) a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. |
||
Hiểu được vai trò gián tiếp của thực vật trong việc cung cấp thức ăn cho người, thông qua ví dụ cụ thể về dây chuyền thức ăn ( TV- ĐV- Con Người ). Chúng ta tìm hiểu bài ... |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: một số ví dụ khác nhau cho thấy thực vật là nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật. vai trò gián tiếp của thực vật trong việc cung cấp thức ăn cho người, thông qua ví dụ cụ thể về dây chuyền thức ăn ( TV- ĐV- Con Người ). b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm,dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan |
||
- GV cho HS xem tranh 46.1 và 48.1 -> yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 1. Lượng O2 mà thực vật nhả ra có ý nghĩa đối với các sinh vật khác ? 2. Nêu ví dụ về động vật ăn thực vật dựa vào bảng mẫu trong SGK tr.153 -> rút ra nhận xét. |
- HS xem tranh 46.1 và 48.1 -> trả lời câu hỏi: 1. Dùng cho hô hấp của các sinh vật, kể cả con người -> nếu không có cây xanh thì động vật (kể cả con người) sẽ chết vì không có oxy. 2. HS tự nêu ví dụ |
I - VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT 1: Thực vật cung cấp khí oxi và thức ăn cho động vật. |
3. Em hãy nhận xét mối quan hệ giữa thực vật và động vật? - GV bổ sung (nếu cần) - GV cung cấp thêm thông tin về thực vật gây hại cho động vật. - GDMT: TV góp phần rất lớn với vai trò cân bằng lượng khí trong không khí, thì nó cũng chính là cung cấp lượng khí cần thiết cho con người và tất cả động vật trên trái đất, nhờ TV có khả năng thải ra môi trường khí oxi. |
3. Thực vật cung cấp ôxy và thức ăn cho động vật - HS ghi bài. - HS lắng nghe |
Thực vật cung cấp ôxy và thức ăn cho động vật. |
- Cho HS quan sát tranh ảnh về nơi ở và sinh sản của động vật ở thực vật -> yêu cầu HS rút ra nhận xét. - GV yêu cầu HS thảo luận: Trong tự nhiên có động vật nào lấy thực vật làm nhà ( nơi cư trú) nữa không ? - GV sửa chữa (nếu cần). - GDMT: Thực vật rất phong phú và đa dạng, và đó cũng chính là nguồn cung cấp thực phẩm cần thiết và không thể thiết cho con người và động vật trên trái đất, |
- HS quan sát tranh ảnh về nơi ở và sinh sản của động vật ở thực vật -> rút ra nhận xét. - Các nhóm thảo luận, trình bày tranh ảnh đã sưu tập về động vật sống trên cây. - HS tự rút ra kết luận. |
2: Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật |
ngoài ra nó còn là nơi cứ trú của động vật, là vật liệu quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người. |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
- GV yêu cầu HS tìm thông tin trả lời câu hỏi: 1.Thực vật cung cấp cho chúng ta những gì dùng trong đời sống hàng ngày ? 2. Để phân biệt cây cối theo công dụng người ta đã phân loại thành những nhóm nào? - GV yêu cầu HS kẻ bảng SGK vào tập, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng - GV nhận xét -> yêu cầu HS rút ra công dụng của thực vật. |
- HS tìm thông tin trả lời câu hỏi: 1. Cung cấp thức ăn, gỗ làm nhà, trái cây, thuốc quý, rau xanh,… 2. Nhóm cây ăn quả, cây làm thuốc, cây lương thực, cây làm cảnh, cây công nghiệp… - HS kẻ bảng SGK vào tập, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng -> đại diện nhóm lên hoàn thành bảng phụ. - HS rút ra công dụng của thực vật -> ghi bài. |
II. THỰC VẬT VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI 1: Những cây có giá trị sử dụng. Thực vật có công dụng nhiều mặt: như cung cấp lương thực, thực pẩm, gỗ ... Có khi cùng một cây nhưng có nhiều công dụng khác nhau tuỳ bộ phận sử dụng. Đó là nguồn tài nguyên quý giá, chúng ta cần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên đó để làm giàu cho Tổ Quốc. |
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 48.3, 48.4 trả lời câu hỏi: 1. Kể tên cây có hại và tác hại cụ thể của chúng? 2. Ngoài những cây đã nêu trong SGK, em còn biết những cây có hại nào ngoài thực tế? |
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình trả lời câu hỏi đạt: 1. Thuốc lá, thuốc phiện, cần sa: gây nghiện, gây ho lao, suy nhược thần kinh. |
2: Những cây có hại cho sức khỏe con người. - Đối với những cây có hại cho sức khỏe, chúng ta cần hết sức thận trọng khi khai thác, hoặc tránh sử dụng. Đồng thời chống hút thuốc lá và sử dụng chất ma tuý. |
- GV giới hiệu về cây thuốc phiện: chất moocphin trong cây thuốc phiện là loại chất ma túy gây bệnh xã hội nguy hiểm nhưng lại có tác dụng giảm đau, an thần khi dùng với liều lượng nhẹ. Điều này giải thích vì sao trong ngành Dược người ta có thể sản xuất một số thuốc có moocphin (giảm đau, gây mê). - GV cho HS thảo luận: 3. Tác hại của ma túy đối với sức khỏe con người 4. Thái độ của em trước tệ nạn ma túy -> hành động cụ thể nào? - GV nhận xét, cho HS ghi bài - GV cung cấp thêm thông tin: Nhiều khi tác dụng hai mặt của thực vật lại thể hiện ngay trê cùng một cây: + Cây trúc đào có lá rất độc, ăn phải có tểh gây nguy hiểm nhưng lại cho hoa đẹp dùng làm cảnh + Cỏ củ gấu (sốt ban), cây rau bợ (chữa sỏ thận) là những cây cỏ dại, mọc lẫn với cây trồng gây giảm năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng làm thuốc |
2. HS tự nêu: Cây trúc đào, cà độc dược, mã tiền, bã đậu… - HS lắng nghe - Các nhóm thảo luận -> nêu lên được hành động cụ thể: + Không sử dụng ma túy + Không hút thuốc lá + Tham gia phong trào tuyên truyền, phòng chống ma túy. - HS ghi bài. |
+ Cây cà độc dược các bộ phận của cây đều có độc, dặc biệt là hạt nhưng lá có thể dùng chữa bệnh hen. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. |
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Lá của cây nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người ? A. Lá mồng tơi B. Lá chuối C. Lá khoai tây D. Lá xà cừ Câu 2. Hầu hết các bộ phận của cây nào dưới đây đều chứa độc tố và gây hại đến sức khoẻ con người ? A. Rau ngót B. Cần tây C. Trúc đào D. Chùm ngây Câu 3. Để diệt cá dữ trong đầm nuôi thuỷ sản, người ta sử dụng loại cây nào dưới đây ? A. Duốc cá B. Đinh lăng C. Ngũ gia bì D. Xương rồng Câu 4. Cây nào dưới đây là cây công nghiệp ? A. Mướp đắng B. Thuốc lá C. Rau ngót D. Lúa nước Câu 5. Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, lại vừa là cây làm thuốc ? A. Sen B. Cần sa C. Mít D. Dừa Câu 6. Chất độc được biết đến nhiều nhất trong khói thuốc lá là gì ? A. Hêrôin B. Nicôtin C. Côcain D. Solanin Câu 7. Họ thực vật nào dưới đây có nhiều cây được dùng để làm cảnh vì hoa của chúng thường rất đẹp ? A. Họ Cúc B. Họ Lúa C. Họ Dừa D. Họ Bầu bí Câu 8. Loại thực vật nào dưới đây là tác nhân gây nên hiện tượng nước “nở hoa” ? |
A. Tảo B. Rêu C. Dương xỉ D. Thông Câu 9. Thực vật có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và nhiều loài động vật ? A. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp C. Tất cả các phương án đưa ra D. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và ôxi cho quá trình hô hấp của con người và động vật Câu 10. Cây nào dưới đây được dùng để sản xuất chất gây nghiện ? A. Anh túc B. Chè C. Ca cao D. Cô ca Đáp án
|
||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. |
||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập Kể tên một số loài động vật ăn thực vật. Những cây có hại cho sức khỏe con người? 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. |
Tuyên truyền về những cây có ích và những cây có hại cho sức khỏe để phát triển, nhân rộng những cây có ích và không trồng những cây có hại, và biết cách phong tránh. Biết và tìm hiểu một số cây có hại để nhận diện và phòng tránh. Tìm hình ảnh phá rừng hoặc phong trào trồng cây gây rừng |
4. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc em có biết.