Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng
sinh vật.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung | N¨ng lùc chuyªn biÖt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
- Con người sử dụng thực vật để phục vụ đời sống hằng ngày như thế nào? Cho ví
dụ cụ thể.
- Hút thuốc lá, thuốc phiện có hại như thế nào?
- Ở địa phương em, có những cây Hạt kín nào có giá trị kinh tế?
3. Bài mới : BẢO VỆ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5’) a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. |
Tập hợp tất cả những loài TV với các đặc trưng của chúng (hình dạng, cấu tạo, kích thước, nơi sống …) tạo sự đa dạng thực vật. Hiện nay sự đa dạng đó dang bị suy giảm, vậy làm gì để bảo vệ sự ĐDTV? |
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm,dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
- GV yêu cầu HS: 1. Kể tên một số loài thực vật mà em biết? 2. Chúng thuộc ngành nào? Sống ở đâu? - GV bổ sung và chuyển ý: Như vậy là chúng ta vừa làm một công việc nhận xét rất khái quát về tình hình thực vật ở địa phương nhưng chúng ta chưa |
- HS thảo luận nhóm: 1. Một vài HS trình bày tên thực vật -> HS khác bổ sung. 2. Một HS nhận biết chúng thuộc ngành nào và sống ở những môi trường nào. - HS lắng nghe và ghi bài. |
1: Đa dạng của thực vật là gì? Tính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng. |
biết được cụ thể thực vật ở đây có bao nhiêu loài, vì muốn thế phải nghiên cứu, điều tra kĩ, và đó là công việc của các nhà thực vật học khi nghiên cứu thực vật ở vùng nào đó. Bây giờ, chúng ta hãy xem các các nhà thực vật học cung cấp thông tin gì về tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam. |
||
a. Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật: - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục SGK tr.157 -> thảo luận: Vì sao nói Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật? - GV nhận xét, tổng kết lại về tình đa dạng của thực vật ở Việt Nam. - GV yêu cầu HS kể tên một vài loài có giá trị kinh tế và khoa học. b. Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam: - GV nêu vấn đề: ở Việt nam trung bình mỗi năm bị tàn phá từ 100.000- 200.000 ha rừng nhiệt đới. * Theo em những nguyên nhân nào dẫn tới suy giảm tính đa dạng của sinh vật: Hãy đánh dấu vào câu cho từng trường hợp đúng: 1. Chặt phá rừng làm rẫy |
- HS đọc thông tin trong mục SGK tr.157 -> thảo luận trả lời: + Đa dạng về số lượng loài + Đa dạng về môi trường sống - HS kể tên một vài loài có giá trị kinh tế và khoa học. - HS lắng nghe và làm bài tập. * Đáp án: 1, 2, 4, 6. |
2: Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam a. Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật: Việt nam có tính đa dạng về thực vật, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học b. Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam: * Nguyên nhân: nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi, cùng với sự tàn phá tràn lan các |
2. Chặt phá rừng để buôn bán lậu 3. Khoanh nuôi rừng 4. Cháy rừng 5. Lũ lụt 6. Chặt cây làm nhà - Căn cứ vào kết quả bài tập, thảo luận: Nêu nguyên nhân của sự suy giảm tính đa dạng của thực vật và hậu quả? - GV liên hệ: Qua đọc báo, nghe đài,…, em có thể kể một vài mẩu tin về nạn phá rừng và cho biết ý kiến của mình? - GV cho HS đọc thông tin về thực vật quý hiếm -> trả lời câu hỏi: 1. Thế nào là thực vật quý hiếm? 2. Kể tên một vài loài cây quý hiếm mà em biết? - GV nhận xét. |
- HS thảo luận trả lời: + Nguyên nhân: chặt phá rừng làm rẫy, để buôn bán lậu, cháy rừng, chặt cây làm nhà. + Hậu quả: (HS có thể nói về ảnh hưởng đối với việc bảo vệ môi trường như đã học) đối với các loài cây bị khai thác kiệt quệ. - HS thông báo thông tin sưu tầm được. - HS đọc thông tin về thực vật quý hiếm -> trả lời câu hỏi đạt: 1. Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức 2. HS tự kể tên một vài loài: Loài Bách xanh, Thông đỏ, Vân Sam hoàng liên …. - HS ghi bài. |
khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống. * Hậu quả: nhiều loài cây bị giảm đáng kể về số lượng, môi trường sống của chúng bị thu hẹp hoặc bị mất đi, nhiều loài trở nên hiếm, thậm chí một số lài có nguy cơ bị tiêu diệt. * Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức. |
- GV đặt vấn đề: 1. Vì sao phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật? |
- HS thảo luận, trả lời đạt: 1. Mối quan hệ giữa thực vật – môi trường – con người |
3. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật. |
2. Nêu các biện pháp bảo vệ tính đa dạng của thực vật? 3. Em đã làm những gì để bảo vệ tính đa dạng đó? - GV chốt ý |
Tầm quan trọng của sự đa dạng của thực vật. 2. Như SGK tr. 158 3. Tham gia trồng cây; bảo vệ cây cối;… - HS ghi bài. |
Cần phải bảo vệ sự đa dạng thực vật nói chung và thực vật quý hiếm nói riêng. Các biện pháp: SGK tr. 159 |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. |
||
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Tính đa dạng của thực vật được biểu hiện ở điều nào sau đây ? A. Số lượng các loài B. Số lượng các cá thể trong mỗi loài C. Môi trường sống của mỗi loài D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 2. Ở nước ta có khoảng bao nhiêu loài thực vật có mạch ? A. Khoảng trên 12 000 loài B. Khoảng gần 10 000 loài C. Khoảng gần 15 000 loài D. Khoảng trên 20 000 loài Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì ? A. Do tác động của bão từ B. Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt C. Do hoạt động khai thác quá mức của con người D.Tất cả các phương án đưa ra Câu 4. Cây nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật quý hiếm ở nước ta ? A. Xà cừ B. Bạch đàn C. Tam thất D. Trầu không Câu 5. Loại cây nào dưới đây được dùng để làm thuốc ? A. Hoa sữa B. Sâm Ngọc Linh C. Thông thiên D. Ngô đồng |
Câu 6. Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật ? 1. Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. 2. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt. 3. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm. 4. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng. A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4 Câu 7. Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật quý hiếm ? A. Sưa, xoan, bằng lăng, phi lao B. Lim, sến, táu, bạch đàn C. Trắc, gụ, giáng hương, cẩm lai D. Đa, bồ đề, chò, điền thanh Câu 8. Vườn Quốc gia nào dưới đây nằm ở miền Nam của nước ta ? A. Tam Đảo B. Cát Tiên C. Ba Vì D. Cúc Phương Câu 9. Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Các nhà thực vật học nước ta đã thống kê được trên … loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam. A. 500 B. 200 C. 300 D. 100 Câu 10. Củ tam thất có tác dụng nào dưới đây ? A. Cầm máu, trị thổ huyết B. Tăng cường sinh lực C. Bổ máu, tăng hồng cầu D. Tất cả các phương án đưa ra Đáp án
|
||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. |
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật? Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam? 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. |
- Tích cực trồng cây ở địa phương để góp phần bảo vệ sư đa dạng của thực vật ở địa phương, đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng. |
4. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Đọc phần Em có biết.