TOP 5 mẫu Tóm tắt Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) 2023 nhanh nhất, ngắn gọn

Tải xuống 3 2.1 K 0

Tài liệu tóm tắt Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) môn Ngữ văn lớp 9 ngắn gọn, chi tiết gồm có 5 bài tóm tắt tác phẩm Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 9.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều)

Bài giảng: Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều)

Tóm tắt Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) (mẫu 1)

Đoạn trích thuộc phần “Gia biến và lưu lạc”. Mến mộ tài năng đức hạnh của Kiều, Từ Hải (người anh hùng ) đã lấy Kiều sau khi chuộc nàng ra khỏi lầu xanh lần thứ hai. Từ Hải không chỉ đem lại cho Kiều một tấm tình tri ân tri kỷ mà còn giúp Kiều đền ơn, trả oán, thực hiện ước mơ công lý, chính nghĩa.

Tóm tắt Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) (mẫu 2)

Lần thứ hai rơi vào cảnh lầu xanh Kiều đã may mắn gặp Từ Hải. Từ Hải không những đã giải thoát Kiều khỏi chốn lầu xanh mà còn đưa nàng từ vị trí thấp hèn, tủi nhục lên hàng “mênh phụ phu nhân”. Từ đây, nàng bước lên địa vị như một “quan toà” thi hành công lý cho chính mình “ơn đền oán trả” phân minh. Đoạn thơ trích miêu tả cảnh Kiều đền ơn đáp nghĩa cho những người đã từng cưu mang giúp đỡ nàng, đồng thời cũng muốn trừng trị thích đáng những kẻ đã từng nhẫn tâm hại nàng.

Tóm tắt Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) (mẫu 3)

Đoạn “Thúy Kiều báo ân báo oán” miêu tả cảnh Kiều đền ơn đáp nghĩa những người đã cưu mang giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác. Qua ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du , chúng ta thấy được tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa của nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí; “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. 

Tóm tắt Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) (mẫu 4)

Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai (“Gia biến và lưu lạc”). Trải qua “hết nạn nọ đến nạn kia”, Kiều đã nếm đủ mọi điều đắng cay. Có lúc tưởng chừng nàng buông xuôi trước số phận: “Biết thân chạy chẳng khỏi trời – Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”. Trong khi Kiều chới với, tuyệt vọng thì Từ Hải xuất hiện, Kiều gặp Từ Hải, một bước ngoặt quan trọng đã mở ra trên hành trình số phận của cô gái tài sắc họ Vương. Người anh hùng “đội trời đạp đất” chẳng những cứu Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh nhơ nhớp mà còn đưa nàng từ thân phận “con ong cái kiến” bước lên địa vị một phu nhân quyền quý, cao hơn nữa là địa vị của một quan tòa.

Tóm tắt Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) (mẫu 5)

Diễn biến của cảnh báo ân, báo oán hết sức bất ngờ với người đọc. Lúc đầu ai cũng nghĩ Thúy Kiều sẽ phải hành hạ lại Hoạn Thư cho hả dạ những ngày nàng tủi nhục, cay đắng. Nhưng trước những lời cầu xin chí tình , chí lý của Hoạn Thư, Thúy Kiều cảm thấy siêu lòng và nàng quyết định tha bổng cho Hoan Thư trước sự ngỡ ngàng của người đọc. Qua đoạn trích này ta thấy Thúy Kiều là người có tấm lòng độ lượng, biết phân biệt đúng sai và không phải là người nhỏ nhen, chấp nhất. Nàng thật sự là một phụ nữ không chỉ tài sắc vẹn toàn mà còn có trái tim nhân hậu, lương thiện, bao dung với lỗi lầm của người khác. Đoạn trích "Thúy Kiều báo ân, báo oán" thể hiện sự mong mỏi của tác giả về khát khao đòi công lý, công bằng trong xã hội cũ. Mong muốn những cái xấu bị loại trừ trả giá và những điều tốt được đền đáp là ước mong của tất cả mọi người trong xã hội.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

- Quê: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng.

- Cuộc đời:

+ Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX.

+ Từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều → vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.

- Sự nghiệp văn học

+ Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.

+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.

2. Tác phẩm

1. Vị trí đoạn trích:

- Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc).

- Nội dung: Sau khi chịu nhiều đau khổ, Thúy Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng đền ơn, trả oán. Đoạn trích trên tả cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán.

2. Bố cục

- 12 câu đầu : Thúy Kiều báo ân.

-  22 câu cuối : Thúy Kiều báo oán.

3. Nội dung chính

Sau khi chịu bao đau khổ, tủi nhục, đoạ đầy, Thuý Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng thoả nguyện đền ơn trả oán. Đây là trích đoạn tả cảnh báo ân, báo oán của Thúy Kiều.

4. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự

5. Thể loại: Truyện thơ Nôm viết theo thể thơ lục bát.

6. Giá trị nội dung

- Qua ngôn ngữ đối thoại Nguyễn Du đã làm nổi bật tính cách nhân vật Thuý Kiều và nhân vật Hoạn Thư. Đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán là sự thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí; “ở hiền gặp lành”.

7. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại

- Từ ngữ mang tính nôm na, bình dân

- Sử dụng nhiều thành ngữ dân gian

- Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và miêu tả.

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống