Tài liệu tóm tắt Đoàn thuyền đánh cá môn Ngữ văn lớp 9 ngắn gọn, chi tiết gồm có 5 bài tóm tắt tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 9.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài giảng: Đoàn thuyền đánh cá
Tóm tắt Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 1)
Giữa năm 1958, Huy Cận có một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế ấy, hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước. Bài thơ được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.
Tóm tắt Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 2)
Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của người dân chài trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước, đồng thời bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo, có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan. Cánh buồm no gió cho ta thấy không khí rạo rực, hăng say lao động của người dân trong thời kỳ đổi mới.
Tóm tắt Đoàn thuyền đánh cá hay, ngắn gọn (5 mẫu) | Ngữ văn lớp 9
Tóm tắt Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 3)
Huy Cận đã giúp người đọc phần nào hình dung được vẻ đẹp khỏe khoắn, tráng kiện của người thanh niên trai tráng trong hành trình chinh phục biển khơi. Những người dân lao động căng buồm ra khơi, đánh cá, không đơn thuần chỉ là công việc lao động chân tay nặng nhọc mà thấm đẫm lời ca tiếng hát reo vui, như một khúc hùng ca rạo rực. Công cuộc lao động ấy không chỉ đòi hỏi sự miệt mài chăm chỉ mà còn đòi hỏi cả trí tuệ. Những người dân lao động không chỉ hăng say trong công việc mà còn đang hòa cùng vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên, biến cuộc hành trình của mình trở thành cuộc hành trình đi tìm cái đẹp, chất thơ nơi đại dương sâu thẳm. Họ như đang tái hiện hình tượng cha ông ta ngày trước, chiến đấu, chinh phục tự nhiên, đào núi lấp biển.
Tóm tắt Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 4)
Đoàn thuyền đánh cá ra đi khi vũ trụ đã vào thế nghỉ ngơi, trở về khi thiên nhiên đã bừng tỉnh giấc, con người, thiên nhiên cùng hát lên bài ca bất tận về công cuộc lao động, xây dựng, phát triển. Tiếng hát hòa cùng điệu tâm hồn tươi vui, nhịp đập rộn ràng hối hả của con người, khiến cho bức tranh lao động vừa đẹp vừa hùng vĩ mà cũng mang đậm hơi thở của cuộc sống.. Tiếng hát ấy là sự cổ vũ của thiên nhiên, là tiếng reo vui của hồn người, cũng là tiếng lòng hối hả, tràn đầy sức sống mới của hồn thơ Huy Cận sau những chặng bế tắc, lạc lối.
Tóm tắt Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 5)
Huy cận đã nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập thơ Lửa thiêng. Nếu như trước cách mạng thơ ông mang một nỗi buồn của thời đại thì sau cách mạng, thơ ông lại phi phi, rạo rực niềm tin. “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ nhỏ Huy Cận gửi tặng chính Huy Cận của những năm trước cách mạng, cô đơn, chán nản, bế tắc. Nay, cái tôi ấy đã tìm thấy sự thức ngộ, tìm thấy niềm tin vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Bài thơ được bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Phạm Tiến Duật (1941- 2007)
- Quê quán: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Năm 1964, ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
+ Tuy vậy ông không tiếp tục với nghề mình đã chọn mà quyết định lên đường nhập ngũ, đó cũng là nơi ông sáng tác ra rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng.
+ Năm 1970, ông đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ, ngay sau đó Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam
+ Chiến tranh kết thúc, ông trở về làm tại ban Văn Nghệ, Hội nhà văn Việt Nam và là Phó trưởng Ban Đối ngoại Nhà văn Việt Nam. Đó quả là một thành tích đáng tự hào.
+ Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật
+ 19-11-2007 , ông được chủ tịch nước Nghuyễn Minh Triết trao tặng Huân chương lao động hạng nhì
+ Năm 2012, ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học Nghệ thuật
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Vầng trăng quầng lửa”, “Nhóm lửa”, “Tiếng bom và tiếng chuông chùa”…
- Phong cách sáng tác : thơ của Phạm Tiến Duật được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng: giọng điệu rất sôi nổi của tuổi trẻ vừa có cả sự ngang tàn tinh nghịch nhưng lại vô cùng sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát, tiêu biểu là bài “ Trường sơn Đông Trường Sơn Tây”
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”
2. Bố cục
- Đoạn 1 (Khổ 1+2): Tư thế thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe không kính
- Đoạn 2 (Khổ 3+4): Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính
- Đoạn 3 (Khổ 5+6): Tinh thần đồng chí đồng đội thắm thiết của người lính lái xe
- Đoạn 4 (Khổ 7): Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam
3. Nội dung chính
Bài thơ của Phạm Tiến Duật khắc họa một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
4. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
5. Thể thơ: Thể thơ tự do
6. Giá trị nội dung
- Bài thơ khắc họa một hình ảnh độc đáo. Đó là những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ , với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam
7. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ, có chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, sáng tạo được những hình ảnh độc đáo.
- Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
- Bài thơ còn sử dụng các biên pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ giúp các hình ảnh thơ giàu tính liên tưởng, hấp dẫn.