Giáo án Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Giáo án Sinh 6
Tuần 25 - Tiết 49:
Ngày soạn: 20/02/2012
BÀI 40: HẠT TRẦN – CÂY THÔNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của
thông.
- Phân biệt khác nhau giữa nón thông với 1 hoa đã biết.
- Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần và cây có hoa.
2. Kỹ năng:
Quan sát và nhận biết, hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Bảng phụ.
HS: Xem bài cấu tạo của hoa.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu:
H40.1 cho thấy 1 nón thông đã chín mà thường gọi là “quả”, vì nó
mang các hạt. Nhưng gọi như vậy đã chính xác chưa? Học bài này ta sẽ trả lời được
câu hỏi đó.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ quan sinh dưỡng của cây thông.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS đọc thông tin kết hợp quan
sát H40.2
trả lời câu hỏi.
? Nêu đặc điểm của cành, lá thông?
- HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin,
thảo luận nhóm và rút ra nhận xét.


Giáo án Sinh 6

- GV gợi ý: đặc điểm về hình dạng, màu sắc
lá.
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận.
- GV: rễ to khoẻ, mọc sâu.
Cành: Xù xì với các vết sẹo khi lá rụng để
lại.
Lá hình kim , mọc cách, 2 – 3 chiếc lá cùng
mọc từ một cành cây con rất ngắn, lá không
có cuống.
Kết luận:
- Thân gỗ, có mạch dẫn.
- Cành: màu nâu, xù xì với các vết sẹo khi lá rụng để lại.
- Lá nhỏ, hình kim , mọc cách, 2 – 3 chiếc lá cùng mọc từ một cành non rất ngắn, lá không
có cuống.
- Rễ to khoẻ, mọc sâu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ quan sinh sản (nón)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS đọc thông tin kết hợp với
quan sát H40.2, H40.3A, B
trả lời câu hỏi.
- Xác định vị trí nón đực và nón cái trên
cành?
- Nón đực có cấu tạo như thế nào?
- Nón cái có cấu tạo như thế nào?
a. Cấu tạo nón đực, nón cái:
Kết luận:
- Vị trí: ở ngọn cây, ngọn cành.
- Nón đực:
+ Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm
+ Cấu tạo: gồm trục nón, vảy (nhị) mang 2
túi phấn, túi phấn chứa hạt phấn.
- Nón cái:
+ Lớn, mọc riêng lẻ.
+ Cấu tạo: gồm trục nón, vảy (lá noãn),
noãn.
b. So sánh hoa và nón:


Giáo án Sinh 6

-GV yêu cầu HS nhớ lại cấu tạo hoa và hoàn
thành bảng sau:
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành bảng.
Đặc
điểm
cấu tạo
Cơ quan
sinh sản

đài
Cánh
hoa
Nhị Nhụy
Chỉ
nhị
Bao hay
túi phấn
Đầu Vòi Bầu Vị trí của noãn
Hoa + + + + + + + Trong
Nón - - - + - - - Ngoài
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm và trả lời
câu hỏi.
- Nón khác với hoa ở đặc điểm cơ bản gì?
- Có thể coi nón như một hoa được không?
- Hạt có đặc điểm gì? Nằm ở đâu?
- So sánh nón đã phát triển với 1 quả của cây
có hoa (quả bưởi) và tìm ra điểm khác nhau
cơ bản?
- Vậy cây thông có hoa, quả thật sự chưa?
- Tại sao gọi thông là cây hạt trần?
- HS thảo luận nhóm và thống nhất ý kiến,
đại diện nhóm trình bày.
+ Nón chưa có cấu tạo nhị và nhụy điển
hình, chưa có bầu nhụy chứa noãn.
Không thể coi nón như một hoa được.
c. Quan sát một nón cái đã phát triển:
- Hạt có cánh, nằm ở trên lá noãn hở.
- Đặc điểm khác nhau cơ bản.
+ Nón thông chín hoá gỗ cứng, chưa có bầu
nhụy, nên hạt nằm trên lá noãn hở.
+ Quả bưởi do các lá noãn khép lại taọ
thành bầu nhụy, trong có chứa noãn. Sau
khi thụ phấn sẽ thụ tinh. Bầu nhụy
quả,
noãn
hạt.
- Cây thông chưa có hoa, quả thật sự.
- Vì hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.


Giáo án Sinh 6

Kết luận: Thông sinh sản bằng hạt. Hạt nằm trên lá noãn hở (Hạt trần), chưa có hoa và
quả.

Hoạt động 3: Giá trị của cây Hạt trần

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS đọc thông tin.
- Kể một số cây Hạt trần mà em biết?
- Nêu giá trị của Hạt trần?
- Em đã làm gì để bảo vệ các cây Hạt trần?
- HS nghiên cứu thông tin.
- Tuế, bách tán, thông tre, pơmu, thông …
- Giá trị thực tiễn:
+ Gỗ tốt, thơm.
+ Làm cảnh.
- HS trình bày biện pháp của mình.

Kết luận chung: Goïi1 HS đọc kết luận sgk
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Cơ quan sinh sản của thông là gì? Cấu tạo như thế nào?
- So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ?
5. Dặn dò:
-
Học bài trả lời câu hỏi sgk.
- Đọc mục em có biết.
- Chuẩn bị bài : “Hạt kín - đặc điểm của thực vật hạt kín”
- Chuẩn bị mẫu vật: Cây bèo tây, cây hoa hồng, hoa dâm bụt, cành bưởi.
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.......................................

Giáo án Sinh 6 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống