Giáo án Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông mới nhất - CV5555

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Bài 40: HẠT TRẦN – CÂY THÔNG
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của
thông.
- Phân biệt sự khác nhau giữa nón của thông và với 1 hoa đã biết.
- Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây thông ( cây hạt Trần) và cây có hoa.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất
G
iúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra bài cũ)
3. Bài mới
: HẠT TRẦN - CÂY THÔNG

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5’)
a. Mục tiêu:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế
cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng
lực quan sát, năng lực giao tiếp.
Chúng ta thường quen gọi “quả thông” vì nó mang các hạt. Nhưng gọi như vậy đã chính
xác chưa? Ta đã biết quả phát triển từ hoa (từ bầu nhụy). Vậy thông đã có hoa, quả thật
sự chưa? học bài này ta sẽ trả lời được câu hỏi đó.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu:
Phân biệt sự khác nhau giữa nón của thông và với 1 hoa đã biết.
- Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây thông ( cây hạt Trần) và cây có hoa
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động
cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm,dạy học nêu và giải quyết
vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
- GV giới thiệu qua về cây thông.
- GV hướng dẫn HS quan sát cành
lá thông như sau:
1
. Đặc điểm thân, cành, màu sắc?
2. Lá:hình dạng, màu sắc.
- GV cho biết rễ to khỏe, rễ cọc,
mọc sâu.
- GV cho HS hoàn thiện kết luận.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm ->
ghi đặc điểm ra nháp, đại diện
nhóm trả lời đạt:
1. Thân cành màu nâu, xù xì
do vết sẹo khi lá rụng để lại
2. Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2-3
chiếc trên cành con rất ngắn.
- HS ghi bài.
1. Cơ quan sinh
dưỡng của cây
thông.
- Thân, cành màu
nâu, xù xì (cành có
vết sẹo do lá khi
rụng để lại).
- Lá nhỏ hình kim,
mọc từ 2-3 chiếc
trên cành con rất
ngắn.

 

- GV thông báo có 2 loại nón: nón
đực và nón cái.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình
40.2, yêu cầu HS :
1.
Xác định vị trí nón đực và nón
cái trên cành ?
2. Đặc điểm của 2 loại nón (số
lượng, kích thước của 2 loại).
- GV hướng dẫn HS quan sát hình
40.3, trả lời câu hỏi:
1.
Nón đực có cấu tạo như thế nào
?
2. Nón cái có cấu tạo như thế nào
?
-
GV cần lưu ý:
Thực tế ở nón đực,
dưới mỗi vảy mang 2 túi phấn,
nhưng đây là hình cắt dọc nên chỉ
nhìn thấy 1, ở nón cái cũng thế:
mỗi vảy mang 2 lá noãn ở gốc
nhưng trên hình vẽ chỉ nhìn thấy 1
.
- GV nhận xét.
So sánh hoa và nón.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng
SGK tr.133
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình 40.2 SGK,
trả lời câu hỏi đạt yêu cầu:
1. Nón đực: đầu cành
Nón cái: nách cành
2. Nón cái: Lớn, mọc riêng lẻ
Nón đực: Nhỏ, mọc thành
cụm
- HS quan sát hình 40.3, trả lời
câu hỏi đạt:
1. Nón đực: vảy (nhị) mang hai
túi phấn chứa hạt phấn.
2. Nón cái: vảy (lá noãn) mang
hai noãn.
- HS lắng nghe
- HS ghi bài vào vở.
- HS tự làm bài tập điền bảng -
> 1,2 HS lên điền bảng.
- HS kẻ bảng vào vở.
2. Cơ quan sinh
sản (nón)
- Cơ quan sinh sản
của thông là nón.
- Có 2 loại nón:
* Nón đực: Nhỏ,
màu vàng, mọc
thành cụm. Gồm
có vảy (nhị), mỗi
vảy mang 2 túi
phấn chứa hạt
phấn.
* Nón cái: Lớn,
mọc riêng lẻ gồm
các vảy (lá noãn),
mỗi vảy mang 2
noãn.
- Nón chưa có
bầu nhụy chứa
noãn, nên hạt nằm
lộ trên lá noãn hở
nên gọi là hạt
trần. Và không thể
gọi nón như 1 hoa
được
Vì vậy nó
chưa có hoa, quả
thật sự.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận: Nón
khác hoa ở đặc điểm nào ?
- GV bổ sung-> giúp HS hoàn
chỉnh kết luận.
Quan sát một nón cái đã phát
triển
- GV yêu cầu HS quan sát một nón
thông và tìm hạt :
1
. Hạt thông nằm ở đâu ?
2. Tại sao gọi cây thông là hạt trần
?
-
GV bổ sung-> giúp HS hoàn
chỉnh kết luận.
- HS căn cứ vào bảng bài tập, trả
lời đạt yêu cầu: Nón chưa có cấu
tạo nhị và nhụy điểm hình, đặc
biệt chưa có bầu nhụy chứa
noãn bên trong.
- HS ghi bài vào vở.
- HS thảo luận -> ghi câu trả lời
nháp, đại diện nhóm trả lời:
1. Hạt nằm trên lá noãn hở
2. Hạt vẫn còn nằm lộ bên ngoài
nên gọi là hạt trần.
- HS ghi bài vào vở
- GV yêu cầu HS căn cứ vào thông
tin và hiểu biết từ thực tiễn nêu giá
trị thực tiễn của các cây thuộc
ngành hạt Trần.
- GV đưa một số thông tin về giá
trị của một số cây hạt Trần khác.
- HS nêu được các giá trị thực
tiễn của các cây thuộc ngành
hạt Trần.
- HS lắng nghe và ghi nhận.
3. Giá trị của cây
hạt Trần.
- Cho gỗ tốt
- Làm cảnh
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu:
Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp
tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1.
Nón đực của cây thông có màu gì ?

 

A. Màu đỏ B. Màu nâu C. Màu vàng D. Màu xanh lục
Câu 2. Bộ phận nào của cây thông thường được chúng ta gọi là “quả” ?
A. Bao phấn B. Hạt C. Nón đực D. Nón cái
Câu 3. Cây nào dưới đây không thuộc nhóm Hạt trần ?
A. Tuế B. Dừa C. Thông tre D. Kim giao
Câu 4. Dựa vào phân loại, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những
cây còn lại ?
A. Phi lao B. Bạch đàn C. Bách tán D. Xà cừ
Câu 5. Loại cây nào dưới đây thường được trồng để làm cảnh ?
A. Hoàng đàn B. Tuế C. Kim giao D. Pơmu
Câu 6. Cây nào dưới đây sinh sản bằng hạt ?
A. Trắc bách diệp B. Bèo tổ ong C. Rêu D. Rau bợ
Câu 7. Cơ quan sinh sản của thông có tên gọi là gì ?
A. Hoa B. Túi bào tử C. Quả D. Nón
Câu 8. So với dương xỉ, cây Hạt trần có đặc điểm nào ưu việt ?
A. Có rễ thật B. Sinh sản bằng hạt
C. Thân có mạch dẫn D. Có hoa và quả
Câu 9. Trong các cây Hạt trần dưới đây, cây nào có kích thước lớn nhất ?
A. Bách tán B. Thông C. Pơmu D. Xêcôia
Câu 10. Vảy ở nón cái của cây thông thực chất là
A. lá noãn. B. noãn. C. nhị. D. túi phấn.
Đáp án
1. C 2. D 3. B 4. C 5. B
6. A 7. D 8. B 9. D 10. A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu:
Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

 

d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm
tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi
sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
- So sánh một nón cái đã phát triển với một quả của cây có hoa (quả bưởi). Tìm điểm khác
nhau cơ bản giữa nón cái đã phát triển và quả
Giá trị của cây hạt trần?
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
Quan sát và ghi lại đặc điểm của lá thông

4. Củng cố đánh giá:
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
- Đọc phần Em có biết ?
- HS quan sát, tìm các loài TV ngoài thiên nhiên, ghi vào bảng cuối SGK tr. 135
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông mới nhất - CV5555 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông mới nhất - CV5555 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 6 Bài 40: Hạt trần - Cây thông mới nhất - CV5555 (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống