Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 41: Hạt kín - Đặc điểm của thực vật Hạt kín mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Giáo án Sinh 6
Tiết 49 20.02.2011 |
Ngày soạn: |
Bài 41: HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được các tính chất đặc trưng của các cây Hạt kín là có hoa và quả với hạt
được giấu trong quả.
- Phân biệt được cây Hạt kín và cây Hạt trần.
- Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây Hạt kín.
2. Kỹ năng:
- Biết cách quan sát một cây Hạt kín.
- Rèn kĩ năng khái quát hoá những nhận xét trên cơ sở quan sát cây cụ thể.
II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ.
- Mẫu vật: Cây bèo tây, cây hoa hồng, hoa dâm bụt, cành bưởi.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Cơ quan sinh sản của thông là gì? Cấu tạo như thế nào?
- So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây
dương xỉ?
2. Giới thiệu:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát cây có hoa.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
- GV yêu cầu HS đặt mẫu vât lên bàn quan sát các cơ quan. - GV tổ chức cho HS lên bảng điền vào bảng phụ và thảo luận. |
- HS đặt mẫu vật lên bàn, quan sát và thảo luận về đặc điểm của các cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản. |
Giáo án Sinh 6
- HS dựa vào kết quả quan sát của nhóm mình để điền vào bảng phụ. |
Bộ phận |
Cây bèo tây | Cây dâm bụt |
Thân | Thân cỏ, nhỏ. | Thân gỗ nhỏ. |
Lá | Mọc cách, lá đơn, gân lá hình cung. |
Mọc cách, lá đơn, gân lá hình mạng. |
Rễ | Rễ chùm. | Rễ cọc. |
Hoa | Hoa mọc thành cụm | Hoa mọc đơn độc. |
Đài | Màu xanh. | Màu xanh. |
Tràng | Tràng hoa màu tím, cánh hoa dính. |
Tràng hoa màu đỏ, cánh hoa rời. |
Nhị | Số nhị : 1 | Số nhị nhiều. |
Nhụy | Noãn nhiều. | Noãn nhiều. |
TT | Cây | Dạng thân |
Dạng rễ |
Kiểu lá |
Gân lá | Cánh hoa |
Quả (nếu có) |
Môi trường sống |
1 | Bưởi | Gỗ | Cọc | Đơn | Mạng | Rời | Mọng | Cạn |
2 | Dâm bụt | Gỗ | Cọc | Đơn | Mạng | Rời | Cạn | |
3 | Hoa hồng |
Gỗ | Cọc | Kép | Mạng | Rời | Khô, không nẻ |
Cạn |
4 | Bèo tây | Cỏ | Chùm | Đơn | Cung | Dính | Nước | |
5 | Đậu | cỏ | Cọc | Đơn | Mạng | Rời | Khô, nẻ | Cạn |
Giáo án Sinh 6
6 | Lúa | cỏ | chùm | đơn | Song song | dính | Khô, không nẻ |
Nước |
7 | Mướp | leo | chùm | đơn | mạng | dính | mọng | cạn |
8 | Ổi | gỗ | cọc | đơn | mạng | rời | mọng | cạn |
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của thực vật Hạt kín.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | ||||
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem lại bảng trên nhận xét sự khác nhau của rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt của các cây hạt kín? - Đặc điểm chung của cây hạt kín? - GV: Nhụy do các lá noãn khép kín lại tạo thành bầu trong chứa noãn. Vì vậy, noãn được bảo vệ tốt hơn so với noãn hở ở Hạt trần. (?) Phân biệt cây hạt kín với cây hạt trần về hoa, quả, hạt? |
- HS quan sát bảng và rút ra nhận xét. + Rễ: Cọc, chùm. + Thân: Gỗ, cỏ. + Lá: Đơn, kép. + Hoa: Có màu sắc khác nhau, cánh hoa rời hoặc dính. + Quả: Chứa hạt bên trong. - Cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) phát triển và đa dạng. Ở thân đều có mạch dẫn. Cơ quan sinh sản: hoa, quả có hình dạng khác nhau. Hạt nằm trong quả, được bảo vệ tốt hơn
|
||||
Kết luận: Hạt kín là nhóm thực vật có hoa có đặc điểm chung như sau: |
Giáo án Sinh 6
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển và đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển. - Có hoa, quả với rất nhiều dạng khác nhau. - Hạt nằm trong quả (trước đó noãn nằm trong bầu) nên được bảo vệ tốt hơn. - Môi trường sống đa dạng. Hạt kín là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả. |
Kết luận chung: Goïi1 HS đọc kết luận sgk
4. Kiểm tra, đánh giá:
1/ Đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
2/ Giữa cây hạt trần và cây hạt kín có những điểm gì khác nhau, trong đó điểm nào
là quan trọng nhất?
3/ Kể tên 5 loại cây hạt kín có dạng thân, lá hoặc hoa, quả, hạt khác nhau.
5. Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi sgk.
- Đọc mục “Em có biết?”
- Đọc trước bài : “Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm”.
- Mẫu vật: Cây hành.