Giáo án Sinh học 6 Bài 45: Nguồn gốc cây trồng mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 45: Nguồn gốc cây trồng mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Giáo án Sinh 6
Tuần 28 – Tiết 55:
Ngày soạn: 11/03/2012
Bài 45: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Xác định được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc những
cây dại do bàn tay của con người tiến hành.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng, giải thích lý do khác nhau.
- Thấy được khả năng to lớn của con người trong việc cải tạo thiên nhiên.
2. Kỹ năng: Quan sát và khái quát hóa, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (10’)
- TV ở nước (tảo) xuất hiện trong điều kiện nào? Vì sao có thể sống được trong môi
trường đó?
- Thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện nào? Cơ thể chúng có gì khác so với thực
vật ở nước?
- TV hạt kín xuất hiện trong điều kiện nào? Đặc điểm gì giúp chúng thích nghi với
điều kiện đó?
2. Giới thiệu: Xung quanh ta có rất nhiều cây cối, trong đó có những cây mọc dại
và cây được trồng. Vậy giữa cây dại và cây trồng cùng loại có quan hệ gì với nhau
và so với cây dại, cây trồng có khác gì?

Giáo án Sinh 6
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Cây trồng bắt nguồn từ đâu?(5’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin
trả lời câu hỏi.
- Hãy kể tên một vài cây trồng và công dụng
của chúng?
- Cho biết cây được trồng với mục đích gì?
- Cây trồng có nguồn gốc từ đâu?
- HS dựa vào kiến thức thực tế để trả lời câu
hỏi.
Cây chuối, cây xoài, công dụng làm thức
ăn cho con người.
Phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.
Cây trồng có nguồn gốc từ cây hoang dại.
Kết luận: - Do nhu cầu sống của con người đã xuất hiện cây trồng.
- Cây trồng bắt nguồn từ cây dại.

Hoạt động 2: Cây trồng khác cây dại như thế nào?(15’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
-Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H45.1trả
lời câu hỏi.
- Hãy nêu tên các cây cải trồng và cho biết bộ
phận nào của chúng được sử dụng?
- Hãy cho biết sự khác nhau giữa các bộ phận
tương ứng rễ, thân, lá, hoa của cải dại và cải
trồng?
- Vì sao các bộ phận của cây trồng lại khác nhiều
so với cây dại?
- HS quan sát hình, thảo luận nhóm và
trả lời câu hỏi.
Cây 2: Súp lơ (hoa); Cây 3: Bắp cải
(lá).
+ Cây 4: Su hào (thân).
- Rễ, thân, lá của cây trồng to hơn và
ngon hơn của cây dại.
- Do con người tác động.


Giáo án Sinh 6

- GV: do nhu cầu sử dụng các bộ phận khác nhau
nên con người đã tác động, cải tạo các bộ phận đó
làm cây trồng khác xa cây dại.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:
- HS ghi nhớ thông tin.
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành
bảng.
TT Tên cây Bộ phận
dùng
So sánh tính chất
Cây hoang dại Cây trồng
1 Chuối Quả Quả nhỏ, chát, nhiều hạt Quả to, ngọt, không hạt
2 Hoa hồng Hoa hồng Không có cánh kép và ít
màu
Cánh hoa màu sắc khác
nhau, có hương thơm.
- Hãy kể tiếp 1 vài ví dụ khác?
- Hãy cho biết cây trồng khác với cây dại ở điểm
nào?
- GV: từ mục đích phục vụ nhu cầu cuộc sống, con
người đã tạo ra nhiều loại cây trồng mới. Qua đây
ta thấy được vai trò to lớn của con người trong
việc cải tạo thực vật, cải tạo MT.
- VD: Rau cải ngày nay có nguồn gốc từ
cỏ dại.
- Cây trồng khác với cây dại ở bộ phận
mà con người sử dụng.
Kết luận:
- Tùy theo mục đích sử dụng mà từ loài cây dại ban đầu con người đã tạo ra nhiều thứ cây
trồng khác xa và tốt hơn tổ tiên hoang dại của chúng.
- Cây trồng có nhiều loài phong phú. Bộ phận được con người sử dụng luôn có phẩm chất
tốt.

Hoạt động 3: Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì? (8’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, trả lời câu
hỏi
- Nêu biện pháp cải tạo cây trồng?
- HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi.


Giáo án Sinh 6

- Muốn nhân giống nhanh, người ta có thể
làm gì?
- Để chăm sóc cây cần phải làm những gì?
Biện pháp: Lai giống, gây đột biến … để cải
biến đặc tính di truyền; Chọn lọc; Nhân giống;
Chăm sóc.
- HS: nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- HS: tưới nước, bón phân, phun thuốc trừ sâu,
Kết luận: - Cải biến tính di truyền của giống cây: Lai giống, gây đột biến …
- Chọn lựa những cây có biến đổi phù hợp với yêu cầu.
- Nhân giống cây được chọn lọc bằng hạt, chiết, ghép…
- Chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển tốt: Tưới nước, bón phân, phòng trừ
sâu bệnh.

4. Kiểm tra, đánh giá: (6)
- Học sinh đọc khung kết luận.
- Tại sao lại có cây trồng? Nguồn gốc của nó từ đâu?
- Cây trồng khác với cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó ? Cho vài ví
dụ cụ thể?
5. Dặn dò: (1)
-
Học bài trả lời câu hỏi sgk.
- Đọc mục “Em có biết?” ; Chuẩn bị bài : “Thực vật góp phần điều hòa khí hậu”.
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.......................................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 6 Bài 45: Nguồn gốc cây trồng mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 6 Bài 45: Nguồn gốc cây trồng mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 6 Bài 45: Nguồn gốc cây trồng mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 6 Bài 45: Nguồn gốc cây trồng mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống