Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 39: Quyết - Cây dương xỉ mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Giáo án Sinh 6
Tuần 24 - Tiết 48:
Ngày soạn: 18/02/2012
Bài 39: QUYẾT - CÂY DƯƠNG XỈ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của
dương xỉ.
- Biết cách nhận dạng 1 cây thuộc Dương xỉ.
- Nói rõ được nguồn gốc hình thành các mỏ than đá.
2. Kỹ năng: Quan sát, nhận biết.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu vật: “Cây dương xỉ”, tranh vẽ một số cây dương xỉ.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào?
- So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với cây tảo?
- So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác?
2. Giới thiệu: Quyết là tên gọi chung của 1 nhóm thực vật (trong đó có các cây
dương xỉ) sinh sản bằng bào tử như rêu nhưng khác rêu về cấu tạo cơ quan sinh
dưỡng và sinh sản. Vậy ta hãy xem sự khác nhau đó như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát cây dương xỉ
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
a/Cơ quan sinh dưỡng: |
Giáo án Sinh 6
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt mẫu vật lên bàn quan sát kĩ ghi lại đặc điểm sau. + Lá non dương xỉ. + Đặc điểm ngoài thân, rễ, lá của cây dương xỉ. - GV lưu ý: Dễ nhầm thân với cuống lá già. -Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin kết hợp với quan sát H39.1trả lời câu hỏi. - So sánh đặc điểm bên ngoài của thân, lá, rễ cây dương xỉ với cây rêu? - Cấu tạo trong của dương xỉ có gì khác so với cây rêu? b/Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ. - GV yêu cầu HS lật mặt dưới của lá già tìm túi bào tử kết hợp quan sát H39.2. (?) Vòng cơ có tác dụng gì? (?) So sánh sự phát triển của cây dương xỉ và rêu? (GV sử dụng bảng phụ ghi bài tập điền từ) |
- HS quan sát mẫu vật và đối chiếu với hình vẽ. Lá non cuộn tròn. Đặc điểm: + Rễ thật mọc từ thân ngầm trong đất. + Thân hình trụ nằm trong đất. + Lá: Già có cuống dài, lá non cuộn tròn. So sánh đặc điểm: + Rễ: Rễ giả (rêu), rễ thật (Dương xỉ). + Thân: Thân ngắn, không phân nhánh (rêu), thân ngầm (dương xỉ). + Lá: Nhỏ, mỏng (rêu); lá già cuống dài, lá non cuộn tròn (dương xỉ). Cấu tạo trong thân, lá, rễ của dương xỉ có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển. - HS quan sát mặt dưới của lá già và đối chiếu với hình 39.2 Sgk. Đẩy bào tử ra ngoài. Học sinh trả lời bằng hình thức làm bài tập sau: Điền từ vào chỗ trống. |
- Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm chứa túi bào tử. |
Giáo án Sinh 6
- Vách túi bào tử có 1 vòng cơ có tác dụng đẩy bào tử bay ra khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành nguyên tản rồi từ đó mọc ra cây dương xỉ con. - Dương xỉ sinh sản bằng bào tử như rêu nhưng khác rêu ở chỗ có nguyên tản do bào tử phát triển thành. |
Kết luận: a. Cơ quan sinh dưỡng: - Rễ thật, thân ngầm hình trụ (thân rễ), lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn. - Có mạch dẫn ở rễ, thân, lá, làm chức năng vận chuyển. b. Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ. - Dương xỉ sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử. - Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm chứa túi bào tử. Vách túi bào tử có 1 vòng cơ có tác dụng đẩy bào tử bay ra khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành nguyên tản rồi từ đó mọc ra cây dương xỉ con sau quá trình thụ tinh. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu một vài loại dương xỉ thường gặp
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
-GV yêu cầu HS quan sát H39.3A, BNêu đặc điểm để nhận biết 1 cây thuộc loại dương xỉ. - GV: một số loại dương xỉ có lợi cho con người, chúng ta cần làm gì để bảo vệ chúng? |
- Thân ngầm dưới đất, trên thân có nhiều rễ. - Lá già có cuống lá dài, lá non cuộn tròn. - Sinh sản bằng bào tử. - Túi bào tử thường tập trung thành đốm ở mặt dưới của lá. |
Kết luận: Cây rau bợ, cây lông cu li, cây ráng… |
Hoạt động 3: Tìm hiểu quyết cổ đại và sự hình thành than đá
Giáo án Sinh 6
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
- Giáo viên yêu cầu học sinh kết hợp quan sát H39.4trả lời câu hỏi. ? Tổ tiên của Quyết là gì? - Than đá được hình thành từ đâu? - Dưới tác dụng của những yếu tố nào quyết cổ đại thành than đá? |
- HS nghiên cứu thông tin. Tổ tiên của nhóm Quyết là quyết cổ đại. Than đá được hình thành từ các loại quyết cổ đại: Các yếu tố: + Vi khuẩn. + Sức nóng, sức ép của tầng trên trái đất. |
Kết luận: - Tổ tiên quyết trần ngày nay là quyết cổ đại có thân gỗ lớn, sống cách đây khoảng 300 triệu năm. - Than đá được hình thành từ các loại quyết cổ đại. |
Kết luận chung: Goïi1 HS đọc kết luận sgk
4. Kiểm tra, đánh giá:
- So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức
tạp hơn?
- Nêu đặc điểm nhận biết 1 cây thuộc dương xỉ?
- Than đá được hình thành như thế nào?
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi sgk.
- Đọc mục “ Em có biết ?”
- Đọc trước bài mới.
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Giáo án Sinh 6
.....................................................................................................................................
.......................................