Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 36: Tổng kết về cây có hoa mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Giáo án Sinh 6
Tiết 43 Ngày soạn:
21.01.2011
Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA
I. CÂY LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan của cây
xanh có hoa.
- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây trong hoạt
động sống, tạo thành 1 cơ thể toàn vẹn.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết, phân tích, hệ thống hóa.
- Vận dụng kiến thức để giải thích được các hiện tượng thực tế trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: Bảng phụ, tranh H36.1.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của
cây.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng? giữa cốc đối
chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào? Thí nghiệm nhằm chứng
minh gì?
- Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?
- Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ
thuộc vào chất lượng hạt giống?
Giáo án Sinh 6
2. Giới thiệu: Cây có hoa có rất nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan có chức năng
riêng. Vậy giữa cấu tạo và chức năng của chúng có mối quan hệ với nhau như thế
nào?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng
của mỗi cơ quan ở cây có hoa
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
- GV treo sơ đồ cây có hoa yêu cầu HS ghi chú thích vào sơ đồ. - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng trang 116. ? Các cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào và có chức năng gì? ? Các cơ quan sinh sản có cấu tạo như thế nào và có chức năng gì? (?) Nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan? |
- HS ghi chú thích vào sơ đồ: Rễ, Thân, lá, hoa, quả, hạt. - HS ghép được: 1c, 2e, 3d, 4b, 5g, 6a. - HS dựa vào bảng và kết quả ghép cột để trả lời. Cây có hoa có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan của cây đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của nó. |
Kết luận: Cây có hoa có 2 loại cơ quan chính: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, mỗi cơ quan có chức năng riêng và đều có cấu tạo phù hợp chức năng đó. |
Hoạt động 2: Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi. - Ở thông tin 1cho ta biết gì? - Thông tin 2 và 3 cho ta biết gì? |
Cho biết các cơ quan của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng. Cho biết hoạt động của các cơ quan có ảnh hưởng lẫn nhau. |
Giáo án Sinh 6
- Qua các thông tin trên, cho biết giữa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ ntn? - GV: Hoạt động của mỗi cơ quan đều phải nhờ vài sự phối hợp hoạt động của các cơ quan khác. Khi 1 cơ quan tăng cường hoặc giảm hoạt động đều ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác và toàn bộ cây. |
Trong hoạt động sống của cây, giữa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng. |
Kết luận: - Giữa các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ đã tạo cho cây thành 1 thể thống nhất. - Tác động vào 1 cơ quan sẽ ảnh hưỡng đến cơ quan khác và toàn bộ cây. |
Kết luận chung: Goïi1 HS đọc kết luận sgk
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Trò chơi giải ô chữ.
- Cây có hoa có những loại cơ quan nào? Chúng có chức năng gì?
- Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường
không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp?
5. Dặn dò: Học bài trả lời câu hỏi sgk.; Chuẩn bị bài : “Tổng kết về cây có hoa
(tt)”.
Tiết 44 Ngày soạn:
21.01.2011
Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (tt)
II. CÂY VỚI MÔI TRƯỜNG.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được giữa cây xanh và môi trường có mối liên quan chặt chẽ. Khi điều
kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi thích nghi với đời sống.
Giáo án Sinh 6
- Thực vật thích nghi với điều kiện sống nên nó phân bố rộng rãi.
2. Kỹ năng: Quan sát và so sánh.
II. Đồ dùng dạy - học: bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cây có hoa có những loại cơ quan nào? Chúng có chức năng gì?
- Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường
không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các cây sống dưới nước
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trả lời câu hỏi. - H36.2 vẽ 2 cây ở nước. Có nhận xét gì về hình dạng lá khi nằm ở các vị trí khác nhau: Trên mặt nước (H36.2A) và chìm trong nước (H36.2B). Giải thích tại sao? - H36.3A (cây bèo tây) có cuống lá phình to, nếu sờ tay vào hoặc bóp nhẹ thấy mềm và xốp cho biết điều này giúp gì cho cây bèo khi sống trôi nổi trên mặt nước? - Quan sát và so sánh cuống lá cây bèo ở H36.3A và H36.3B có gì khác nhau và giải thích tại sao? |
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 36.1, 2, 3 sgk. Lá trên mặt nước có phiến lá to, giúp lá dễ nổi, tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng. Lá chìm trong nước phiến lá nhỏ, dài và mảnh giúp lá tránh được những tác động của sóng. Cây bèo tây sông trôi nổi trên mặt nước (H36.3A) có cuống lá phình to, nếu sờ tay vào hoặc bóp nhẹ và thấy mềm và xốp giúp cây dễ nổi trên mặt nước, xốp chứa nhiều không khí cho cây hô hấp. Cây bèo tây ở H36.3A có cuống lá phình to, vì sống trôi nổi cuống lá phình to để nổi |
Giáo án Sinh 6
trên mặt nước. Khi sống trên cạn thì lá nhỏ, dài, chứa nhiều nước hơn. |
Kết luận: Cây có sự biến đổi hình thái ở lá để thích nghi với môi trường nước.
- Các cây sống dưới nước có lá trên mặt nước thường to giúp lá dễ nổi, tăng diện
tích tiếp xúc với ánh sáng.
- Cây có lá chìm trong nước phiến lá nhỏ, dài và mảnh giúp lá tránh được các tác
động của sóng.
- Cây sống trôi nổi trên mặt nước thường cuống lá phình to, xốp chứa nhiều không
khí giúp cây dễ nổi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cây sống trên cạn
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
-GV yêu cầu HS đọc thông tin kết hợp với quan sát các cây ngoài thiên nhiêntrả lời câu hỏi. - Giải thích tại sao cây mạ ở đất khô hạn, nắng, gió, nhiều thường có rễ ăn sâu hoặc lan rộng? - Cây mọc ở trên đồi trống tại sao thân thấp, phân nhiều cành? - Tại sao lá cây ở nơi đất khô hạn, nắng, gió nhiều thường có lớp lông hoặc sáp phủ ngoài? - Vì sao cây mọc trong rừng rậm thường vươn cao? |
- HS đọc thông tin, dựa vào kiến thức đã học, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Rễ ăn sâu: Tìm nguồn nước, lan rộng để hút được sương đêm. Ở đồi trống đầy đủ ánh sáng nên thân thấp. Ánh sáng và chất dinh dưỡng nhiều nên nhiều cành. Lá có lông hoặc sáp phủ ngoài để giảm bớt sự thoát hơi nước. Trong rừng rậm, ánh sáng khó lọt được xuống dưới thấp nên cây thường vươn cao để thu nhận được ánh sáng ở tầng trên. |
Giáo án Sinh 6
Kết luận: - Cây mọc ở nơi khô hạn, nắng, gió nhiều (đồi trống) thường có rễ ăn sâu hoặc lan rộng, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp phủ ngoài. - Cây mọc ở nơi râm và ẩm nhiều (rừng rậm) thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu cây sống trong những môi trường đặc biệt
Điều khiển của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
-GV yêu cầu HS đọc thông tin trả lời câu hỏi. - Thế nào là môi trường sống đặc biệt? - Phân tích đặc điểm thích nghi của cây đước, cây mắm ... sống trên các bãi lầy ngập thủy triều. - Phân tích các đặc điểm của các cây sống ở sa mạc rất khô và nóng? |
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 36.4, 5 sgk. Môi trường sống đặc biệt là môi trường khắc nghiệt, điều kiện sống không thuận lợi cho cây. Cây đước có rễ chống giúp cây đứng vững. Cây mắm: Có rễ mọc ngược lên mặt đất lấy O2. Cây xương rồng mọng nước có tác dụng dự trữ nước, lá biến thành gai để hạn chế thoát hơi nước. - Các loại cỏ thấp có rễ rất dài có tác dụng để hút nước ở nguồn nước ngầm. - Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước. |
Kết luận: - Các cây sống trong những môi trường đặc biệt đều có đặc điểm thích
nghi với môi trường đó. VD: Cây đước có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi
lầy ven biển.
- Một số cây sống ở sa mạc như xương rồng có thân mọng nước, cỏ lạc đà có rễ rất
dài, cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.
Kết luận chung: Goïi1 HS đọc kết luận sgk
4. Kiểm tra, đánh giá: - Cây sống trong MT nước thường có những đặc điểm hình
thái ntn?
- Nêu 1 vài ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường?
Giáo án Sinh 6
- Các cây sống trong những MT đặc biệt (Sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì?
Lấy ví dụ?
5. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi sgk.
- Đọc mục “em có biết ?”; Đọc trước bài 37: “Tảo”.