Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 12: Biến dạng của rễ mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 13:
Ngày soạn:29/09/2018
Ngày dạy:......................
Bài 12: Thực hành: BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học này HS cần phải:
- Phân biệt được 4 loại rễ biến dạng: rễ thở, rễ móc, rễ củ, giác mút.
- Trình bày được đặc điểm của từng loại rễ phù hợp với chức năng.
- Nhận dạng được một số loại rễ biến dạng thường gặp.
- Giải thích được vì sao phải thu hoạch những cây có rễ củ trước khi cây ra hoa.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, so sánh, phân tích mẫu, tranh.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tiếp nhận thông tin, giải
quyết vấn đề.
- Năng lực riêng: Năng lực trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ.: “Đặc điểm các loại rễ biến dạng”
- Tranh, mẫu một số loại rễ đặc biệt
- Mỗi nhóm chuẩn bị: củ sắn, củ càrốt, cây tầm gửi, cây trầu không, dây tơ hồng.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Rễ cây hút nước và muối khoáng ntn?
- Những đk bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thái của rễ biến dạng.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- Yêu cầu HS tập trung mẫu theo nhóm, đặt mẫu lên bàn, quan sát đặc điểm hình dạng ngoài phân loại rễ thành các nhóm. Gợi ý: có thể xem rễ đó mọc dưới đất hay trên cây. - Gọi các nhóm trình bày kết quả phân chia của nhóm - Củng cố thêm môi trường sống của cây bần, cây bụt mọc là ở nơi ngập mặn hay gần ao, hồ. - Nhận xét hoạt động của các nhóm HS có thể tự sửa chữa ở mục sau. |
- Tập trung mẫu theo nhóm, quan sát mẫu, trao đổi nhóm: dựa vào hình thái, màu sắc, cách mọc phân chia rễ thành nhiều nhóm nhỏ. - HS có thể chia: Rễ dưới mặt đất, rễ mọc trên thân cây, rễ bám vào tường, rễ mọc ngược trên mặt đất. - Một số nhóm HS trình bày kết quả phân loại của nhóm mình. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- Yêu cầu từng cá nhân HS hoàn thành bảng trang 40 SGK. - Treo bảng phụ, gọi HS lên bảng hoàn thành gọi các HS khác lên bổ sung. - Treo bảng mẫu để HS tự sửa lỗi. |
- Mỗi HS tự hoàn thành bảng vào vở bài tập. - Lên bảng sửa bài các HS theo dõi, bổ sung, so sánh với hoạt động 1 sửa chữa lại cho đúng. |
- Cho HS làm nhanh bài tập mục SGK tr 41. - Gọi HS đọc phần bài tập mà mình làm cho cả lớp cùng nghe. ? Có mấy loại rễ biến dạng? ? Chức năng của rễ biến dạng đối với cây là gì? - Gọi HS trả lời. |
- Làm bài tập mục vào vở bài tập. Cây sắn rễ củ, Cây bụt mọc rễ thở Cây trầu không rễ móc, Cây tầm gửi giác mút - Đọc bài tập cả lớp theo dõi, sửa chữa. - Có 4 loại rễ biến dạng. - Nêu được chức năng từng loại. - Đọc kết quả, HS khác bổ sung. |
NỘI DUNG BẢNG PHỤ
TT | Tên rễ biến dạng | Tên cây | Đặc điểm rễ biến dạng | Chức năng đối với cây |
1 | Rễ củ | Cải củ, càrốt | Rễ phình to | Chứa chất dự trữ cần cho cây khi ra hoa, tạo quả. |
2 | Rễ móc | Trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh |
Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám. |
Giúp cây leo lên |
3 | Rễ thở | Bụt mọc, mắm, bần |
Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên mặt đất. |
Lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất |
4 | Giác mút | Cây tầm gửi, dây tơ hồng |
Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác |
Lấy thức ăn từ cây chủ |
Kết luận: Có 4 loại rễ biến dạng:
+ Rễ củ: cà rốt, sắn, củ cải….. niên thanh….. + Rễ thở: mắm, bụt mọc…. |
+ Rễ móc: trầu không, hồ tiêu, vạn |
+ Giác mút: tầm gửi, tơ hồng. |
Kết luận chung: HS đọc phần đóng khung SGK.
3. Kiểm tra, đánh giá:
- Gợi ý trả lời câu hỏi khó: câu 2* SGK trang 42.
- Cho HS làm bài tập sau: Đánh dấu + vào ô trống ở đầu mỗi câu đúng (đáp án: a,
c, d)
a. Rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh, cây hồ tiêu là rễ móc.
b. Rễ cây cải củ, củ su hào, củ khoai tây là rễ củ.
c. Rễ cây mắm, cây bụt mọc, cây bần là rễ thở.
d. Dây tơ hồng, cây tầm gửi có rễ giác mút.
4. Dặn dò:
- Làm bài tập trang 42 SGK, chép ghi nhớ vào vở bài học và học thuộc.
- Sưu tầm một số loại cây: hoa hồng, rau đay, cam, ổi, ngọn bí đỏ, lúa, dây tơ hồng,
tầm gửi, củ cà rốt, cây sắn, củ khoai lang ...
Tiết 12 05.2011.2011 |
Ngày soạn: |
THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT CÁC LOẠI RỄ
VÀ BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I. Mục tiêu: Sau bài học này HS cần phải:
- Biết cách nhận biết các loại rễ và các biến dạng của rễ trong tự nhiên.
- Thêm yêu khoa học, củng cố lòng tin vào khoa học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ.: “Đặc điểm các loại rễ biến dạng”
- Tranh, mẫu một số loại rễ đặc biệt.
- Mỗi nhóm chuẩn bị: củ sắn, củ càrốt, cây tầm gửi, cây trầu không, dây tơ hồng,
hoa hồng, rau đay, cam, ổi, ngọn bí đỏ, lúa, củ khoai lang.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kể tên các loại rễ? Là những loại nào? Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi
miền?
- Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của nó.
- Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Nhận biết các loại rễ
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV yêu cầu các nhóm đặt mẫu vật của nhóm lên bàn. ? Dựa vào đặc điểm của rễ hãy chia chúng thành các nhóm khác nhau? - GV điều khiển các nhóm thảo luận. - GV nhận xét, đánh giá và cho điểm. |
- HS đặt mẫu vật của nhóm lên bàn. - HS trong nhóm thảo luận, sắp xếp các cây vào đúng vị trí. - Từng nhóm đọc kết quả của mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
Hoạt động 2: Nhận biết các loại rễ biến dạng
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV yêu cầu các nhóm đặt mẫu vật của nhóm lên bàn, quan sát kĩ đặc điểm của mẫu vật. ? Xếp các loại rễ vào các nhóm khác nhau? ? Tên của nhóm rễ? Nêu đặc điểm và chức năng? |
- HS đặt mẫu vật của nhóm lên bàn, quan sát đặc điểm của từng loại rễ biến dạng. - HS trong nhóm thảo luận, sắp xếp các loại rễ biến dạng vào đúng vị trí. |
- GV điều khiển các nhóm thảo luận, ghi kết quả của 4 nhóm lên bảng. - GV nhận xét, đánh giá và cho điểm. |
- Đại diện từng nhóm đọc kết quả của mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
3. Kiểm tra, đánh giá:
- GV nhận xét chung về ý thức, tinh thần và kết quả thực hành của từng nhóm.
- Hướng dẫn các nhóm viết báo cáo thực hành.
4. Dặn dò:
- Đọc trước bài mới.
- Sưu tầm một số loại cây: hoa hồng, rau đay, cam, ổi, ngọn bí đỏ, râm bụt...