TOP 33 bài Mở bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt 2023 SIÊU HAY

Tải xuống 9 1.9 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 bài Mở bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt hay nhất, gồm 10 trang trong đó có dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và 33 bài mở bài mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

MỞ BÀI HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

Mở bài phân tích đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Mở bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 1

Lưu Quang Vũ là một người đa tài. Ông vừa viết truyện, làm thơ, hay sáng tác kịch... Kịch của Lưu Quang Vũ giàu tính triết lí, mang đậm ý nghĩa nhân văn. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” cũng là một tác phẩm như thế. Đặc biệt đoạn trích cảnh VII của vở kịch thể hiện sáng rõ giá trị nhân văn của toàn vở kịch khi diễn ra xung đột gay gắt giữa hồn và xác và được đẩy lên tới đỉnh điểm.

Mở bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 2

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội lúc đó - thời điểm những năm tám mươi của thế kỉ XX. Lưu Quang Vũ đã khéo léo mượn lại một tích truyện dân gian cũ để đan cài vào đó những suy nghĩ, quan niệm nhân văn mới mẻ và sâu sắc.

Mở bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 3

Lưu Quang Vũ được biết đến là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là tác phẩm đặc sắc nhất. Qua vở kịch tác giả đã gửi gắm rất nhiều suy nghĩ và quan niệm sống của mình đến với khán giả.

Mở bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 4

Sân khấu kịch những năm 80 của thế kỷ XX người ta vẫn nói có một hiện tượng đặc biệt, đó là Lưu Quang Vũ. Ở thời điểm đó ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Kịch của ông đặc sắc hơn cũng bởi lẽ là sự kết hợp hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu, giữa tính hiện đại với giá trị truyền thống, sự phê phán mạnh mẽ đầy quyết liệt với chất trữ tình đằm thắm mà bay bổng. Và “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một tác phẩm đáng chú ý nhất trong những sáng tác của ông.

Mở bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 5

Trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta, khao khát được là chính mình. Đến với vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ đã khẳng định được điều đó.

Mở bài gián tiếp Hồn Trương Ba da hàng thịt (hay nhất) - Trường THPT Trịnh  Hoài Đức

Mở bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 6

Nhắc đến Lưu Quang Vũ là nhắc đến một nhà soạn kịch tài hoa. Trong các tác phẩm thì “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được xem là một trong những vở kịch thành công nhất.

Mở bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 7

Lưu Quang Vũ là một nhà soạn kịch nổi tiếng. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của ông đã rất nổi tiếng. Qua vở kịch của Lưu Quang Vũ đã gửi gắm rất nhiều với suy nghĩ và quan niệm sống của mình đến với khán giả.

Mở bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 8

Lưu Quang Vũ đã không còn xa lạ đối với ai yêu kịch. Vở kịch của “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của ông đã rất nổi tiếng, để lại nhiều tư tưởng nhân văn sâu sắc.

Mở bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 9

Lưu Quang Vũ là một con người tài năng. Ông đã được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu và một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại. “Hồn Trương Ba da hàng thịt” là một vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Văn bản được học thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch đã diễn tả sự đau khổ, dằn vặt và quyết định thật cao thượng của hồn Trương Ba.

Mở bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 10

Lưu Quang Vũ là một nhà viết kịch nổi tiếng. Một trong những vở kịch tiêu biểu của ông là “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Tác phẩm gửi gắm nhiều bài học, tư tưởng nhân văn sâu sắc.

Mở bài phân tích bi kịch của Trương Ba trong tác phẩm

Mở bài phân tích bi kịch của Trương Ba - Mẫu 1

Lưu Quang Vũ là người nghệ sĩ đa tài, không chỉ viết văn, làm thơ mà Lưu Quang Vũ còn là nhà soạn kịch tài năng bậc nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Trong những tác phẩm kịch của mình, Lưu Quang Vũ thường hướng đến những vấn đề xã hội nóng bỏng, qua đó thể hiện những quan niệm sâu sắc về đời người, kiếp người. Tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch nổi tiếng nhất khi bàn đến bi kịch của con người khi phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.

Mở bài phân tích bi kịch của Trương Ba - Mẫu 2

Lưu Quang Vũ là một nhà soạn kịch nổi tiếng. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của ông đã gửi gắm những tư tưởng nhân văn sâu sắc, đặc biệt qua việc xây dựng bi kịch của nhân vật Trương Ba.

Mở bài phân tích bi kịch của Trương Ba - Mẫu 3

Ai khi sinh ra được làm con người cũng mang sẵn trong mình cả phần linh hồn và thể xác. Nhưng có khi sống đến trọn cuộc đời mình đã mấy ai đặt ra câu hỏi liệu ta đã được sống là chính mình. Vấn đề này đã được Lưu Quang Vũ đặt ra từ những thập niên 80 của thế kỉ XX. Dhính vị vậy “Hồn Trương Ba da hàng thịt” vẫn còn là vở kịch trăn trở lòng người. Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba.

Mở bài phân tích bi kịch của Trương Ba - Mẫu 4

Lưu Quang Vũ là “ngôi sao sáng” của sân khấu kịch Việt Nam. Những tác phẩm của ông không chỉ phản ánh được những sự kiện nóng bỏng mang tính thời sự mà qua đó ông còn gửi gắm những quan niệm, triết lí nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, con người. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch thành công nhất của Lưu Quang Vũ, thông qua việc tái hiện bi kịch của nhân vật Trương Ba khi phải sống “nương nhờ” trong thân xác người hàng thịt, Lưu Quang Vũ đã gợi ra những suy ngẫm sâu sắc về mối quan hệ giữa con người bên trong và con người bên ngoài, giữa nhu cầu vật chất và tinh thần.

Mở bài phân tích bi kịch của Trương Ba - Mẫu 5

Một trong những nhà soạn kịch tiêu biểu của nền văn học Việt Nam là Lưu Quang Vũ. Khi kể đến tác phẩm của ông không thể không nhắc đến “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Vở kịch đã thể hiện được bi kịch của nhân vật Trương Ba.

Mở bài phân tích đoạn kết Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Mở bài phân tích đoạn kết - Mẫu 1

“Tác phẩm chân chính không chấm dứt ở trang cuối cùng” - ngược lại, một tác phẩm chân chính sẽ còn lưu động mãi những ý nghĩa sâu xa trong lòng độc giả. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ đã để lại cho người xem những suy nghĩ và niềm tin rất tích cực về cuộc sống qua đoạn kết rất có hậu.

Mở bài phân tích đoạn kết - Mẫu 2

Lưu Quang Vũ là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Ấn tượng nhất phải kể đến đoạn kết của vở kịch, đã để lại nhiều bài học giá trị.

Mở bài phân tích đoạn kết - Mẫu 3

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một vở kịch nổi tiếng. Đến với tác phẩm này, Lưu Quang Vũ đã gửi gắm một bài học nhân văn sâu sắc. Điều đó được thể hiện qua đoạn kết.

Cảm nhận tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Mở bài cảm nhận Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 1

Trong sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông. Vở kịch được tác giả hiện đại hóa từ cốt truyện dân gian, qua hệ thống nhân vật Lưu Quang Vũ đã đặt ra nhiều vấn đề bức thiết của cuộc sống lúc bấy giờ, để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.

Mở bài cảm nhận Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 2

Những năm tám mươi của thế kỉ XX, kịch của Lưu Quang Vũ đã làm chấn động sân khấu kịch Việt Nam thời đổi mới. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch đặc sắc nhất của ông. Vở kịch được sáng tạo từ một truyện cổ tích cùng tên, qua đó, tác giả nêu lên một vấn đề xã hội mang tính triết lí sâu sắc: mối quan hệ giữa thể xác và con người ta không thể sống sống nhờ, sống gửi vào cuộc sống của người khác.

Mở bài cảm nhận Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 3

Kịch là một loại hình nghệ thuật sân khấu phát triển mạnh mẽ ở nước ta từ thế kỉ XX. Đã có rất nhiều nhà soạn kịch và nhiều vở kịch thành công được ra đời vào thời kì này. Và cái tên Lưu Quang Vũ đã không còn xa lạ đối với ai yêu kịch, vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”lại càng không thể là một cái tên mới.

Mở bài màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích

Mở bài màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích - Mẫu 1

“Được sống làm người là vô cùng quý giá. Nhưng được sống là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình có, sống trong sự hài hòa tự nhiên còn quý giá hơn”. Bằng trái tim nhạy cảm của một thi sĩ, bằng trí tuệ sắc sảo của một triết gia, Lưu Quang Vũ qua đoạn trích trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã làm nổi bật được một triết lý nhân sinh rất giàu ý nghĩa nhân bản “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” - điều đó được thể hiện qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích.

Mở bài màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích - Mẫu 2

Lưu Quang Vũ là một nhà viết kịch tài năng của văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông không chỉ mang tính thời sự mà còn mang giá trị nhân văn vô cùng lớn. Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm thành công cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Các màn đối thoại trong vở kịch không chỉ khắc hoạ được hình tượng nhân vật mà còn thể hiện được thái độ, cách nhìn nhận của tác giả về cách sống, về lẽ sống và giá trị đích thực của con người. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt và Đế Thích là những màn đối thoại có giá trị như thế.

Mở bài màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích - Mẫu 3

Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có bảy hồi, phần trích học sách giáo khoa là hồi kết. Thông qua bi kịch của Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã mang đến cho người đọc, người xem vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã chuyển thể thành vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lý và nhân văn sâu sắc. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích, Lưu Quang Vũ đã làm rõ khát vọng được sống là chính mình của Hồn Trương Ba.

Mở bài phân tích nhân vật Trương Ba

Mở bài phân tích Trương Ba - Mẫu 1

Một triết gia người Đức đã từng nói: “Anh phải trở về cái gì của chính anh”. Câu nói ấy là tiếng nói phải được sống là chính mình để trở thành một con người hoàn thiện. Tiếng nói ấy cũng gợi chúng ta nghĩ tới vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, thông qua nhân vật Hồn Trương Ba cũng bật lên tiếng gọi, lời khẩn cầu tha thiết được sống là chính mình “Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Chỉ với câu nói ấy nhưng cũng toát lên một nỗi niềm, nỗi bi kịch đau đớn cùng khát vọng chính đáng của chính nhân vật Hồn Trương Ba.

Mở bài phân tích Trương Ba - Mẫu 2

Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ nổi tiếng với những tác phẩm có nội dung giàu tính hiện thực, có tính đả kích sâu sắc và mang đậm giá trị nhân văn. Một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của ông phải nhắc đến đó chính là tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Trong tác phẩm này những vấn đề mấu chốt và tình huống truyện đều tập trung xoay quanh nhân vật Trương Ba, một con người phải sống nhờ ở đậu trong thân xác của người khác.

Mở bài phân tích Trương Ba - Mẫu 3

Lưu Quang Vũ là một trong những nhà soạn kịch tài năng bậc nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu nhất trong số đó có thể kể đến vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Thông qua câu chuyện về bi kịch của Trương Ba, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện được nhiều quan niệm nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, con người.

Mở bài phân tích Trương Ba - Mẫu 4

Lưu Quang Vũ được đánh giá là tài năng nổi bật của văn học Việt Nam thế kỉ trước. Ông đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc, có ý nghĩa nhân sinh đến tận sau này. Trong đó, tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được đánh giá cao về cả giá trị nội dung lẫn nghệ thuật. Phân tích nhân vật Trương Ba trong đoạn trích cảnh 7 của vở kịch, ta sẽ hiểu rõ hơn bi kịch của nhân vật Trương Ba khi phải sống trong thân xác của một kẻ khác.

Mở bài phân tích Trương Ba - Mẫu 5

Lưu Quang Vũ là một nhà viết kịch tài ba, với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Trong số đó Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một tác phẩm được phỏng tác từ một cốt truyện dân gian đơn giản, với cái kết có hậu, thế nhưng với tầm nhìn và tư duy khác biệt, Lưu Quang Vũ đã xây dựng được một vở kịch với nhiều góc nhìn đậm tính nhân văn, triết lý, để lại nhiều bài học sâu sắc. Đặc biệt là thông qua nhân vật hồn Trương Ba với những bi kịch cuộc đời đầy day dứt.

Mở bài phân tích Trương Ba - Mẫu 6

Vở kịch hiện lên có nhân vật Trương Ba, anh là một người nông dân chân chất, bản tính hiền lành, chăm chỉ làm ăn và lối sống trong sạch. Ông được trời ban cho linh hồn được tái sinh và trú ngụ ngay trong xác của anh hàng thịt sau một tháng rời khỏi trần đời. Khoảng thời gian sống nhờ đó, hồn Trương Ba thấm thía vô cùng cái cảnh ngộ trớ trêu, ông đau đớn thấu tâm can khi nhân cách ngày càng lệch lạc, mai một.

Mở bài màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt

Mở bài màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt - Mẫu 1

Lưu Quang Vũ là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Trong đó, màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt gửi gắm bài học rất giá trị.

Mở bài màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt - Mẫu 2

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch nổi tiếng vào những năm tám mươi của thế kỷ XX. Tác phẩm thể hiện lẽ sống của con người qua việc “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” - con người khi không thể sống là chính mình. Qua phân tích cuộc đối thoại giữa hồn trương ba và xác hàng thịt chúng ta sẽ thấy được điều đó.

Mở bài màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt - Mẫu 3

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một vở kịch nổi tiếng của Lưu Quang Vũ. Nổi bật trong tác phẩm là cuộc đối thoại giữa Trương Ba và xác hàng thịt đã gửi gắm một bài học ý nghĩa.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ra ở Phú Thọ trong một gia đình trí thức.

- Cha của ông là nhà viết kịch Lê Quang Thuận, chính vì vậy từ nhỏ Lưu Quang Vũ đã sớm bộc lộ tài năng.

- Từ năm 1965 - 1970, ông vào bộ đội và phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân.

- Từ 1970 - 1978, ông xuất ngũ rồi làm nhiều nghề để kiếm sống.

- Từ 1978 - 1988, ông là biên tập viên của tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói.

- Trước khi đến với kịch nói, ông từng làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh.

- Vở kịch đầu tay là Sống mãi với thủ đô (viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ).

- Lưu Quang Vũ là một hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam.

- Ngày 29 tháng 8 năm 1988, ông qua đời giữa lúc tài năng đang nở rộ nhất trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ 5 cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.

- Năm 2000, Lưu Quang Vũ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm:

  • Thơ: Hương cây (1968, in chung trong tập Hương cây - Bếp lửa với Bằng Việt), Mây trắng của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993)...
  • Kịch: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc vô và vô tận, Tôi và chúng ta…

2. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng.

- Đây là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, được công diễn nhiều lần ở trong nước và ngoài nước.

- Đoạn trích trong SGK trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.

2. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “Vợ Trương Ba bước vào”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt

- Phần 2 (tiếp đó đến “Không cần!”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

- Phần 3 (còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

3. Tóm tắt

“Hồn Trương Ba da hàng thịt” được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, ra mắt lần đầu năm 1984. Đây là tác phẩm Lưu Quang Vũ dựa vào cốt truyện dân gian để viết và đã rất thành công. Tác phẩm xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt: do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu (hai vị quan trên thiên đình) mà Trương Ba – một người làm vườn tốt bụng, hiền lành, khỏe mạnh, giỏi đánh cờ bỗng dưng bị chết đột ngột. Vì thương quý Trương Ba mà tiên cờ Đế Thích đã hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết. Từ đó Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái, rắc rối: lí trưởng sách nhiễu, con trai hư hỏng, vợ đòi bỏ đi, cháu gái không nhận ông. Còn tính nết Trương Ba thay đổi, trở nên phũ phàng, thô lỗ, bị mọi người xa lánh. Cuối cùng Trương Ba chọn cái chết, không nhập vào xác ai nữa. Đây là cách ông thấy mình được sống toàn vẹn bên cạnh những người thân yêu.

4. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

5. Thể loại: Kịch

6. Giá trị nội dung

- Gửi gắm thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Nếu thiếu một trong hai yếu tố ấy, cuộc sống của con người không còn giá trị gì nữa

- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch ảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

- Tuy vậy, con người ta cũng không nên chỉ chăm lo tới đời sống tâm hồn mà bỏ qua những nhu cầu của thể xác. Bởi đó là những nhu cầu bản năng, đã tồn tại vốn dĩ bên trong chúng ta. Con người ta cần phải dung hòa hai điều ấy.

7. Giá trị nghệ thuật

- Gửi gắm thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Nếu thiếu một trong hai yếu tố ấy, cuộc sống của con người không còn giá trị gì nữa

- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch ảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

- Tuy vậy, con người ta cũng không nên chỉ chăm lo tới đời sống tâm hồn mà bỏ qua những nhu cầu của thể xác. Bởi đó là những nhu cầu bản năng, đã tồn tại vốn dĩ bên trong chúng ta. Con người ta cần phải dung hòa hai điều ấy.

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống