Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 bài mở bài mẫu Rừng xà nu hay nhất, gồm 16 trang trong đó có dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và 63 bài mở bài mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
MỞ BÀI RỪNG XÀ NU
Nguyễn Trung Thành hay còn có bút danh là Nguyên Ngọc là một trong những nhà thơ nổi tiếng trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, không chỉ sáng tác văn chương phục vụ cách mạng mà ông còn trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, đặc biệt là những năm giặc Mỹ bắn phá ác liệt nhất. Quá trình sống và chiến đấu nhiều năm trên mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, gắn bó cùng với những con người nơi đây đã để lại trong trái tim tác giả nhiều ấn tượng sâu sắc. Điều đó trở thành tiền đề giúp tác giả viết nên nhiều tác phẩm xuất sắc về đề tài “chiến tranh cách mạng - lực lượng vũ trang” dựa trên hình tượng chiến trường Tây Nguyên đầy máu, lửa cùng những người con anh hùng, mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Trong tác phẩm nổi tiếng và xuất sắc nhất của mình - Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành xung quanh việc khắc họa hình ảnh dân làng Xô-man đánh Mỹ và hình tượng cây xà nu kiên cường giữa mưa bom bão đạn, thì nhân vật Tnú chính là điểm sáng rực rỡ mà tác giả tập trung khai thác, khắc họa thông qua nhiều hình thức khác nhau, để làm nổi bật nên những phẩm chất anh hùng của con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ.
Nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 là một nền văn học sử thi. Cảm hứng anh hùng ca xuất hiện trong hầu hết các sáng tác văn xuôi thuộc giai đoạn này. Thấm nhuần tư tưởng Nơi nào không cầm súng, nơi đó không phải là Tổ quốc. Định nghĩa Việt Nam là phải cầm vũ khí diệt thù (Chế Lan Viên), nhà văn Nguyễn Trung Thành đã mang đến cho người đọc “Rừng xà nu” được coi như “hịch tướng sĩ của thời đại chống Mỹ”…
Tây Nguyên, vùng núi rừng hùng vĩ, đầy bí ẩn mà thơ mộng với cánh chim Ling, chim Chơ rao rực rỡ sắc màu, với âm thanh trầm hùng ngân vang cưa đờn Gông, đờn Tơ Rưng đã đi vào “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc để làm nên cái không khí sử thi của tiểu thuyết thời chống Pháp. Đến thời chống Mỹ, mảnh đất cực Tây của Tổ quốc này lại một lần nữa khơi nguồn cảm hứng lãng mạn cho Nguyễn Trung Thành viết nên truyện ngắn “Rừng Xà nu” – một truyện ngắn xuất sắc của nền văn học hiện đại về đề tài chiến tranh Cách mạng, ra đời 1965. (Hãy biến đổi linh hoạt một vài câu chữ để sử dụng cho nhiều đề bài khác nhau liên quan đến tác phẩm ).
Trong nền văn học nước nhà, thể loại văn xuôi được biết đến là một trong những thế loại đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trong các tác phẩm không thể không nhắc đến bài “rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, một bài sử thi đậm chất Tây Nguyên. Trong đó tác giả khắc họa thành công hình tượng cây xà nu, làm cho ta cảm thấy hào hùng, sự chiến đấu của con người Tây Nguyên.
Rừng xà nu là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Trung Thành viết về thiên nhiên và con người Tây Nguyên anh dũng, bất khuất, kiên cường. Đó là bao thế hệ cách mạng đầy bản lĩnh chiến đấu, giàu lòng yêu nước, là đại diện tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, theo lý tưởng, ánh sáng cách mạng của dân tộc. Tnú là một nhân vật nổi bật trong truyện hiện lên với những vẻ đẹp đại diện cho người anh hùng sử thi của thời đại, kết tinh mọi phẩm chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên.
Mỗi nhà thơ, nhà văn đều có cho riêng mình một vùng đất gắn bó thiết tha. Đó là Tô Hoài yêu mến và trân trọng những vẻ đẹp của rừng núi và con người Tây Bắc hay Nguyễn Quang Sáng sống trọn đời mình với vùng đất Nam Bộ bình dị mà thân thương. Đến với Nguyễn Trung Thành, ta bắt gặp một tâm hồn gắn bó máu thịt với vùng đất Tây Nguyên, nơi có những đồi xà nu đại ngàn và những con người anh dũng, kiên trung. “Rừng xà nu” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Trung Thành con người và mảnh đất anh hùng ấy. Bằng ngòi bút tài hoa và thấm đẫm yêu thương của mình, tác giả đã xây dựng hệ thống nhân vật vô cùng phong phú, đại điện cho lớp lớp những con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, trong đó Tnú là hình tượng tiêu biểu nhất.
Mảnh đất Tây Nguyên cùng với những người con bất khuất đã trở thành đề tài hấp dẫn đối với các nghệ sĩ trong đó có nhà văn Nguyễn Trung Thành. Ông nổi tiếng với truyện ngắn “Rừng xà nu”. Đây là truyện ngắn đã góp phần tạo nên sự thành công trong sự nghiệp sáng tác của tác giả.
Nguyễn Trung Thành, hay Nguyên Ngọc là một trong những cây bút xuất sắc trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy ác liệt của dân tộc. Trong khi bạn thân của ông là nhà văn Nguyễn Thi gắn bó với mảnh đất Nam Bộ chất phác, thật thà, thì Nguyễn Trung Thành lại dành nhiều tình cảm gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, với những người con dân tộc Tây Nguyên anh hùng mang vẻ đẹp sử thi, hào hùng trong kháng chiến, với khu rừng xà nu bạt ngàn, kiên cường trước tầm đại bác của địch. Suốt những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ, gắn bó sâu nặng với con người và mảnh đất nơi đây, đã để lại trong những trang văn của Nguyên Ngọc một chất Tây Nguyên thấm đẫm trong từng câu chữ, từng nhân vật. Từ đó tạo ra những tác phẩm xuất sắc, có đóng góp to lớn vào nền văn học kháng chiến chống Mỹ với khuynh hướng sử thi, lãng mạn. Tiêu biểu nhất cho cảm hứng Tây Nguyên có lẽ phải kể đến Rừng xà nu, tác phẩm tiêu biểu và xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trung Thành.
Trong thế giới nghệ thuật của mình mỗi nhà văn lại chọn cho mình một miền "đất nhớ", đó là mảnh đất gắn bó, nơi lưu lại những cảm xúc yêu thương, tự hào. Nếu trong những trang văn của Hoàng Cầm mang đậm dấu ấn của mảnh đất Kinh Bắc, trong những sáng tác của Nguyễn Thi ẩn hiện hình ảnh của mảnh đất Nam Bộ anh hùng thì trong Tây Nguyên đại ngàn lại là không gian nghệ thuật đặc biệt trong trang văn của Nguyễn Trung Thành. "Rừng xà nu" là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ về mảnh đất Tây Nguyên, là bản hùng ca mạnh mẽ, tự hào về tinh thần, ý chí của con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ. "Rừng xà nu" là truyện ngắn kết tinh tài năng, tấm lòng của Nguyễn Trung Thành với mảnh đất Tây Nguyên thương nhớ.
Đã có rất nhiều tác phẩm hay viết về chiến tranh, về người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc, đó là những câu chuyện đi cùng năm tháng như "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, là "Dấu chân người lính" của Nguyễn Minh Châu, và với tôi một trong những tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm nhất là "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành. Truyện viết về cuộc đấu tranh đồng khởi của làng Xô Man, viết về quá trình trưởng thành từ những đau thương của Tnú để trở thành người cán bộ cách mạng mẫu mực. Tuy viết về những đối tượng cụ thể, không gian nghệ thuật cũng được giới hạn trong không gian rộng lớn của Tây Nguyên đại ngàn nhưng tầm vóc sử thi của tác phẩm lại thật lớn lao, qua câu chuyện về Tnú, về không khí đấu tranh của làng Xô Man ta lại thấy được trọn vẹn không khí hào hùng, thấy được từng bước trưởng thành của cách mạng miền Nam: từ vũng bùn của đau thương mất mát, chúng ta đứng lên đấu tranh để làm chủ cuộc sống, hướng đến ánh sáng của tự do.
"Rừng xà nu" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất trong nền văn học kháng chiến giai đoạn 1960 - 1965. Qua câu chuyện về cuộc đời cách mạng của Tnú, nhà văn Nguyễn Trung Thành không chỉ tái hiện không khí kháng chiến đầy dữ dội, nhiều mất mát hy sinh nhưng không kém phần hào hùng, anh dũng của dân tộc mà còn cho thấy được quá trình trưởng thành của cách mạng miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ: đứng dậy từ những đau thương, mạnh mẽ chiến đấu để bảo vệ cuộc sống, giải phóng cho quê hương, đất nước.
"Rừng xà nu" là truyện ngắn mang đậm màu sắc sử thi của nhà văn Nguyễn Trung Thành, được sáng tác năm 1965 - giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân miền Nam. Truyện không chỉ tái hiện không khí dữ dội mà hào hùng của cuộc chiến mà còn khẳng định, ca ngợi những vẻ đẹp, phẩm chất anh hùng trong mỗi con người Tây Nguyên nói chung, trong con người Việt Nam nói riêng. Quá trình trưởng thành của Tnú cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho quá trình trưởng thành của cách mạng miền Nam đi từ đấu tranh tự phát đến đấu tranh tự giác, giành độc lập, giải phóng dân tộc.
Tây Nguyên, vùng núi rừng hùng vĩ, đầy bí ẩn mà thơ mộng với cánh chim Ling, chim Chơ rao rực rỡ sắc màu, với âm thanh trầm hùng ngân vang của đàn Gông, đàn Tơ Rưng đã đi vào “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc để làm nên cái không khí sử thi của tiểu thuyết thời chống Pháp. Đến thời chống Mỹ, mảnh đất cực Tây của Tổ quốc này lại một lần nữa khơi nguồn cảm hứng lãng mạn cho Nguyễn Trung Thành viết nên truyện ngắn “Rừng Xà nu” – một truyện ngắn xuất sắc của nền văn học hiện đại về đề tài chiến tranh Cách mạng, ra đời 1965.
Nguyễn Trung Thành là nhà văn đã sống và gắn bó với Tây Nguyên trong suốt cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Chống Mỹ. Tây Nguyên đã thổi hồn vào những trang viết của ông như :”Đất Nước đứng lên”, “Rừng Xà Nu”. Tác phẩm “Rừng Xà Nu” được xem là bản Hịch thời đánh Mỹ. Ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng bạn đọc về tác phẩm này đó chính là hình tượng nhân vật Tnú – người anh hùng của dân tộc Tây Nguyên, người tiêu biểu cho chân lý cách mạng ngàn đời.
Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành là một bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào Tây Nguyên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm đã thể hiện sự trưởng thành của một thế hệ cách mạng trẻ trung, mưu trí. Kiên cường, mỗi nhân vật mang một vẻ đẹp riêng tiêu biểu cho cốt cách, linh hồn của mảnh đất Tây Nguyên anh hùng. Nổi bật nhất là nhân vật Tnú, nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông là nhà văn có công đưa mảnh đất Tây Nguyên hoang sơ đến với văn học hiện đại Việt Nam. Truyện ngắn Rừng xà nu là tác phẩm tiêu biểu của ông. Tác phẩm đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tnú, người con kết tinh mọi vẻ đẹp của nhân dân Tây Nguyên trên nền tập thể nhân dân anh hùng và hình tượng rừng xà nu hùng vĩ trong những ngày kháng chiến chống Mĩ gay go, ác liệt.
Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông là nhà văn có công đưa mảnh đất Tây Nguyên hoang sơ đến với văn học hiện đại Việt Nam. Truyện ngắn Rừng xà nu là tác phẩm tiêu biểu của ông. Tác phẩm đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tnú, người con kết tinh mọi vẻ đẹp của nhân dân Tây Nguyên trên nền tập thể nhân dân anh hùng và hình tượng rừng xà nu hùng vĩ trong những ngày kháng chiến chống Mỹ gay go, ác liệt.
Mỗi nhà thơ, nhà văn đều có cho riêng mình một vùng đất gắn bó thiết tha. Đó là Tô Hoài yêu mến và trân trọng những vẻ đẹp của rừng núi và con người Tây Bắc hay Nguyễn Quang Sáng sống trọn đời mình với vùng đất Nam Bộ bình dị mà thân thương. Đến với Nguyễn Trung Thành, ta bắt gặp một tâm hồn gắn bó máu thịt với vùng đất Tây Nguyên, nơi có những đồi xà nu đại ngàn và những con người anh dũng, kiên trung. “Rừng xà nu” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Trung Thành con người và mảnh đất anh hùng ấy. Bằng ngòi bút tài hoa và thấm đẫm yêu thương của mình, tác giả đã xây dựng hệ thống nhân vật vô cùng phong phú, đại điện cho lớp lớp những con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, trong đó Tnú là hình tượng tiêu biểu nhất.
Rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành viết vào mùa hè 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta. Câu chuyện trở về năm 60 nói về sự kiện đồng khởi của nhân vật Tây Nguyên với chân lý “chúng nó cầm súng, ta phải cầm giáo mác”. Việc nhắc lại sự kiện xảy ra trước 1965 có ý nghĩa cảnh tỉnh và vạch ra con đường duy nhất: phải cầm vũ khí để chống lại đội quân viễn chinh của Mỹ. Rừng xà nu là bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh thần thánh chống đế quốc Mĩ. Nhân vật tiêu biểu nhất trong tác phẩm là Tnú.
"Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành là một kiệt tác văn chương thời chống Mỹ in đậm khuynh hướng sử thi hào hùng. Trong thế trận chiến tranh nhân dân thần kì của làng Xô Man, nhân vật Tnú mang tầm vóc một dũng sĩ phi thường đã để lại trong lòng ta nhiều rung cảm và ngưỡng mộ.
Là một trong những nhà văn nổi bật trong nền văn học Việt nam qua thể loại truyện ngắn, Nguyễn Trung Thành đã mang tới độc giả những hình ảnh hùng vĩ, oai hùng nhất cả về khung cảnh và con người vùng đất Tây Nguyên qua tác phẩm Rừng Xà nu. Tác phẩm đã xây dựng thành công hình ảnh của những cây xà nu “luôn hướng về phía ánh sáng” tựa như con người của Tnú. Tnú được xem là hình ảnh người con tiêu biểu của nhân dân Tây Nguyên luôn kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tác phẩm Rừng xà nu thành lập trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt năm 1965. Tác phẩm tựa bản anh hùng ca đậm màu sắc sử thi về con người Tây Nguyên trong kháng chiến. Nguyễn Trung Thành đã dựng lên một vài hình tượng nhân vật điển hình cho các lớp thế hệ dân làng Xô Man. Trong đó, hình tượng nhân vật Tnú là tiêu biểu và được tác nhái xây dựng rất thành công.
Tnú là nhân vật trung tâm trong phẩm Rừng xà nu, đây là hình tượng nổi bật nhất, làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tnú vừa là đại diện số phận, vừa là kết tinh của lòng yêu nước và những phẩm chất đẹp đẽ của người dân Tây Nguyên. Dù chỉ trong dung lượng ngắn ngủi, nhưng bằng nội lực dồi dào, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công hình tượng Tnú.
Khi đất nước lâm nguy, làng mạc hoang tàn, nhà cửa đổ nát thì đâu đó lại xuất hiện những anh hùng vùng lên chống giặc. Không một ai có thể nhìn giặc tràn đến phá quê hương, cướp lãnh thổ mà ngồi yên được. Lòng căm thù giặc đã thấm vào tận xương tủy của con người Việt Nam ta, chỉ chờ khi có cơ hội làn sóng yêu nước ấy lại nổi lên, quyết tâm đánh giặc bảo vệ Tổ quốc, giữ từng tấc đất, từng đồng lúa mùa ngô. Và trong những năm tháng đất nước khó khăn như thế ở vùng Tây Nguyên lại xuất hiện những con người gan dạ, kiên cường, mang tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, ta có thể thấy rõ qua nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Tây Nguyên - mảnh đất hùng vĩ và thơ mộng, với những con người nồng hậu yêu thương mà kiên cường bất khuất, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân nghệ sĩ. Mỗi người đều tìm thấy ở mảnh đất này một biểu tượng đẹp cho tâm hồn cất cánh, ngòi bút thăng hoa. Ngọc Anh có Bóng cây Kơ nia như nỗi lòng thổn thức thiết tha của tình yêu thủy chung son sắt, Thu Bồn có Bài ca chim Chơ-rao, ngân vang khúc hát trong trẻo nồng đượm tình người chiến thắng... Còn Nguyễn Trung Thành lại đem đến cho ta hình tượng những Rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời như sức sống bền và bất diệt của nhân dân Tây Nguyên trong công cuộc chống Mỹ cứu nước
“Rừng xà nu” là truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành , tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam thời kì 1945-1975. Chủ đề của tác phẩm được bộc lộ sâu sắc do ý nghĩa khái quát và giàu chất lãng mạn, tạo hình của hình tượng cây xà nu.
Nguyễn Trung Thành là nhà văn của Tây Nguyên, ông viết rất hay, sâu sắc và chân thực về con người và mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn TRung Thành khi ca ngợi về Tây Nguyên đậm chất sử thi. Đặc biệt tác giả đã xây dựng thành công hình tượng cây xà nu mang đậm bản chất, chí khí cho con người sống trên mảnh đất này.
“Rừng xà nu” là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Trung Thành và của văn học thời chống Mĩ. Trong tác phẩm, với hình tượng cây xà nu, Nguyễn Trung Thành đã làm nổi rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, một đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Khuynh hướng này đã chi phối sự sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn trong giai đoạn văn học này.
Tây Nguyên, vùng núi rừng hùng vĩ, đầy bí ẩn mà thơ mộng với cánh chim Ling, chim Chơ rao rực rỡ sắc màu, với âm thanh trầm hùng ngân vang của đàn Gông, đàn Tơ Rưng đã đi vào “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc để làm nên cái không khí sử thi của tiểu thuyết thời chống Pháp. Đến thời chống Mỹ, mảnh đất cực Tây của Tổ quốc này lại một lần nữa khơi nguồn cảm hứng lãng mạn cho Nguyễn Trung Thành viết nên truyện ngắn “Rừng Xà nu” – một truyện ngắn xuất sắc của nền văn học hiện đại về đề tài chiến tranh Cách mạng, ra đời 1965.
Truyện ngắn Rừng xà nu được tác giả sáng tác vào khoảng giữa năm 1965, khi cuộc đối đầu giữa nhân dân miền Nam với bè lũ Mĩ - ngụy đã bước vào giai đoạn gay go, ác liệt. Tác giả đã khéo léo lồng ghép nỗi đau mất mát vợ con của Tnú vào nỗi đau chung của dân làng. Họ đau đớn vì mất nước, mất đi sự tự do của chính mình và đó cũng chính là ngòi nổ châm lửa cho phong trào đấu tranh của người dân làng Xô man bùng cháy. Sự khắc nghiệt của chiến tranh như thứ lửa thử vàng để thử phẩm chất của con người Tây Nguyên. Càng khó khăn, càng gian khổ họ càng kiên cường, bất khuất.
Theo tâm sự của nhà văn Nguyễn Trung Thành, điều để lại cho ông ấn tượng sâu đậm nhất khi đặt chân đến mảnh đất Tây Nguyên chính là hình ảnh những rừng xà nu bạt ngàn. Với tình yêu đặc biệt với loài cây này, ông đã lấy nó đặt nhan đề cho tác phẩm nổi tiếng của mình “Rừng xà nu”. Và vượt lên trên ý nghĩa về vẻ đẹp tự nhiên, thì rừng xà nu đã trở thành hình tượng trung tâm, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Nguyễn Trung Thành là nhà văn có duyên nợ gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Qua hai cuộc kháng chiến cùng vào sinh ra tử với những người dân nơi đây đã cung cấp cho Nguyễn Trung Thành một vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng về mảnh đất âm vang rộn tiếng cồng chiêng trong mùa lễ hội, nơi có những người con trung dũng, kiên cường.
Tây Nguyên là mảnh đất của văn hóa cồng chiêng và những pho sử thi đồ sộ. Chính mảnh đất này đã thổi hồn vào những trang viết của Nguyễn Trung Thành và để lại nhiều dấu ấn qua “Rừng xà nu”, “Đất nước đứng lên”… Truyện ngắn “Rừng xà nu” ra đời vào mùa hè 1965 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang đến hồi ác liệt. Tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi hình tượng cây xà nu - tiêu biểu cho thiên nhiên và con người Tây Nguyên kiêu hùng, bất khuất.
Một trong những nhân vật mà góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm và làm đậm thêm chất sử thi cho truyện ngắn ‘Rừng xà nu’ của Nguyễn Trung Thành chính là nhân vật cụ Mết – kiểu nhân vật già làng tộc trưởng dường như vốn rất quen thuộc trong các thiên anh hùng ca Tây Nguyên, và nhân vật cụ Mết chính là biểu tượng cho sức mạnh truyền thống, tinh thần bất khuất kiên cường của nhân dân Tây Nguyên, là chỗ dựa tinh thần.
Trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành, nếu được hỏi nhân vật nào là một chứng nhân lịch sử đi cùng những biến cố thời đại và con người của dân làng Xô Man thì có lẽ câu trả lời chính là cụ Mết. Dù không xuất hiện nhiều hay được miêu tả nhiều trong câu chuyện tuy nhiên cụ Mết lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc đời của Tnú, của quá trình đấu tranh của dân làng Xô Man.
“Rừng xà nu” là tác phẩm mang đậm màu sắc sử thi khi tái hiện đầy chân thực khí phách, tinh thần anh hùng của những con người Tây Nguyên anh hùng. Bên cạnh nhân vật Tnú, sự xuất hiện của cụ Mết góp phần làm cho chất sử thi thêm đậm nét.
Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược đã có rất nhiều những truyện ngắn được ra đời, các tác phẩm thông qua những hình ảnh, nhân vật mà tái hiện lại một thời kỳ chiến tranh ác liệt. Tiêu biểu cho các tác phẩm viết về giai đoạn này đó là tác phẩm Rừng xà nu (1965) được in trong tập trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, tác phẩm là sự ghi dấu về hiện thực của nhân dân đồng bào Tây Nguyên anh dũng chiến đấu chống đế quốc Mỹ, cuộc chiến không chỉ là của riêng thế hệ trẻ dân làng Xô-man Tnú, Dít, Mai, bé Heeng… Mà còn là sự lãnh đạo của người đứng đầu làng là Cụ Mết. Một biểu tượng chung cho sức mạnh và sự bền bỉ trong chiến tranh của làng Xô-man.
Nếu như trong tác phẩm “Người lái đò” của nhà văn Nguyễn Tuân đã vẽ nên một nhân vật ông lái đò dũng cảm, hiên ngang chiến đấu với sức mạnh của thiên nhiên, thì cụ Mết của tác giả Nguyễn Trung Thành trong tác phẩm Rừng xà nu được nổi bật lên bởi sự vững chắc, rắn rỏi được tạc nên bởi núi rừng Tây Nguyên.
Nguyễn Trung Thành là nhà văn tiêu biểu cho nền văn học hiện đại. Tác phẩm của ông gắn liền với con người và vùng đất Tây Nguyên. “Rừng Xà nu” là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông viết về con người và vùng đất Tây Nguyên được sáng tác vào năm 1965 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Qua truyện ngắn ta thấy được sự anh hùng quả cảm của người dân Tây Nguyên. Cụ Mết là trưởng bản của dân làng Xôman. Tuy không xuất hiện ở đầu tác phẩm nhưng mỗi lần xuất hiện đều toát lên vẻ oai hùng, sự quả cảm của người cầm đầu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Mỗi mảnh đất trong cuộc kháng chiến của dân tộc đều gắn liền với hình ảnh riêng của mỗi nhà văn. Nếu như nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với mảnh đất miền Nam ruột thịt, thì Tây Nguyên là nơi ghi dấu nhiều kỉ niệm, nhiều hình ảnh đẹp trong ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Tiêu biểu cho các sáng tác đó là tác phẩm Rừng xà nu(1965) được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, tác phẩm là sự ghi dấu về hiện thực của nhân dân đồng bào Tây Nguyên anh dũng chiến đấu chống đế quốc Mĩ, cuộc chiến không chỉ là của riêng thế hệ trẻ dân làng Xô-man Tnú, Rít, Mai, bé Heng… Mà còn là sự lãnh đạo của người đứng đầu làng là Cụ Mết. Một hình tượng của cây xà nu đại thụ – một biểu tượng chung cho sức mạnh và sự bền bỉ trong chiến tranh và là biểu tượng linh hồn riêng của làng Xô-man.
Nguyễn Trung Thành là một nhà văn tiêu biểu cho nền văn học hiện đại, cách mạng của dân tộc Việt Nam. Những tác phẩm của Nguyễn Trung Thành thường gắn liền với những số phận người con vùng Tây Nguyên. Những người dân chất phác, hiền hậu, nhưng vô cùng anh dũng, kiên cường, luôn một lòng một dạ hướng về sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, căm thù cái ác, căm thù giặc sâu sắc. Trong tác phẩm “Rừng xà nu” bên cạnh những nhân vật anh hùng như Tnú, Mai, là những người đại diện cho lớp trẻ, kiên cường, bất khuất, như những cây xà nu non tới lúc trưởng thành. Thì nhân vật cụ Mết lại là hình ảnh đại diện của cây xà nu cao lớn trường thành, vững trãi, đã trải qua những thời kỳ giông bão, để trở nên hiên ngang, không gì có thể lung lay được.
Truyện ngắn Rừng xà nu là câu chuyện kể về cuộc đời của nhân vật Tnú, tiêu biểu cho số phận và con đường đến với cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong thời kì chống Mĩ cứu nước, giải phóng miền Nam. Tính cách nổi bật của Tnú đã được bộc lộ ngay từ lúc còn nhỏ gan góc và táo bạo dũng cảm và chất phác ; đặc biệt là sự gắn bó và trung thành tuyệt đối với Ií tưởng cách mạng. Hình ảnh đôi bàn tay thể hiện cuộc đời giản dị và tính cách anh hùng của nhân vật Tnú – người con và niềm tự hào của dân làng Xô Man kiên cường, bất khuất.
Tôi đã dừng lại thật lâu bên tác phẩm “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành). Ở tác phẩm ấy, cùng với hình tượng cây xà nu, tôi ấn tượng nhất trước hình ảnh đôi bàn tay Tnú như điểm sáng, là biểu tượng cho ý chí căm thù giặc và tinh thần cách mạng vô song.
Tây Nguyên từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật. mỗi người đều tìm thấy ở mảnh đất này những biểu tượng đẹp để tâm hồn mình cất cánh, ngòi bút mình thăng hoa. Ngọc Anh có bóng cây Kơ- Nia, Thu Bồn có cánh chim Chơ- Rao. Nguyễn Trung Thành mang đến cho chúng ta tác phẩm cây xà nu để chúng ta thấy được thêm những nét đẹp tây nguyên mà cụ thể ở đây chính là nét đẹp thiên nhiên và con người. Nổi bật cho những phẩm chất nhân vật Tnú và tiêu biểu cho hình ảnh Tnú phải kể đến hình ảnh đôi bàn tay. Có thẻ nó chi tiết, hình ảnh đôi bàn tay của Tnú mang đến những ấn tượng rất lớn trong lòng người đọc. Đặc biệt nó mang đậm ý đồ nghệ thuật mà tác giả muốn gửi gắm qua đó.
Hẳn khi nhắc đến mảnh đất Tây Nguyên ta không chỉ nhớ đến những cánh chim chao liệng trên bầu trời, những bài hát ca ngợi núi rừng mà ta còn nhớ đến cả nền văn học dành cho nơi đây nữa. Tây Nguyên dường như có một sức hút cho nghệ thuật chính vì thế mà không ít nhà văn đã tìm đến mảnh đất này để sáng tác nghệ thuật. Nhưng tiêu biểu hơn cả chúng ta nhớ đến nhà văn Nguyễn Trung Thành với tác phẩm rừng xà nu. Trong tác phẩm ấy hẳn ta vẫn ấn tượng với hình ảnh đôi bàn tay Tnú cùng với cây xa nu. Những hình ảnh ấy mang đậm những giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
“Rừng xà nu” một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Trong tác phẩm có rất nhiều chi tiết mà nhà văn xây dựng gây ấn tượng mạnh mẽ tới người đọc. Đặc biệt chi tiết bàn tay Tnú mà Nguyễn Trung Thành khắc họa lại có sức lay động mạnh mẽ đến bạn đọc. Bàn tay Tnú xuất hiện xuyên suốt tác phẩm, gắn liền với cuộc đời bi tráng của anh. Đây cũng là một chi tiết được Nguyễn Trung Thành dụng công xây dựng và có ý nghĩa sâu sắc.
“Rừng xà nu” là một truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành viết về đất và người Tây Nguyên hùng vĩ. Đây cũng là một tác phẩm mang đậm nét tính sử thi của văn học Việt Nam 1945 – 1975. Sử thi (hay trường ca) là một thể loại văn tự sự (có thể là văn vần hoặc văn xuôi) có quy mô hoành tráng, nội dung thường miêu tả và ca ngợi những chiến công, những sự kiện mang tính chất toàn thẻ cộng đồng, ngợi ca những vị anh hùng bộ tộc có sức mạnh thần kỳ, tiêu biểu cho phẩm chất và ước vọng của cả cộng đồng đó.
Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu. Ông vốn là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông là ngòi bút gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, có nhiều thành tựu nhất khi viết về Tây Nguyên. Truyện ngắn Rừng xà nu là tác phẩm đặc sắc của ông trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm mang đậm chất sử thi, viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc; nhân vật trung tâm mang những phẩm chất chung tiêu biểu cho cộng đồng; giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng.
Sử thi là loại văn học đẹp đẽ, vàng son ra đời từ buổi bình minh lịch sử nhân loại. Nội dung tác phẩm thường ca ngợi chiến công của những người anh hùng trên con đường dìu dắt dân tộc mình thoát khỏi thời đại tăm tối dã man sang thời đại văn minh tiến bộ. Đây là thể loại đi không trở lại của lịch sự văn hóa nhân loại. Những tác phẩm sau này kể về chiến tích của người anh hùng, đề cập đến vấn đề cốt yếu của lịch sử không còn được gọi là tác phẩm sử thi mà chỉ được xem có dáng dấp sử thi, mang tính sử thi. Văn học Việt Nam thời kì 1945 – 1975 mà đặc biệt là những tác phẩm viết về chiến tranh cách mạng rất giàu tính sử thi, trong đó có truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Tính sử thi của truyện được thể hiện qua chủ đề, bức tranh thiên nhiên, hình tượng nhân vật và qua ngôn ngữ trần thuật.
Nguyễn Trung Thành là nhà văn của núi rừng Tây Nguyên, những trang viết của ông đậm chất Tây Nguyên, là tiếng nói, là nỗi lòng của người dân nơi đây. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tình cảm, tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Cái làm nên sự khác biệt và thành công của tác phẩm này nằm ở tính sử thi rõ nét, không thể lẫn lộn được.
Một tác phẩm tiêu biểu có thể minh hoạ cho sự tồn tại của "nền văn học sử thi" trong văn học Việt Nam 1945 - 1975, tiêu biểu là "Rừng Xà Nu" của Nguyễn Trung Thành. Là một truyện ngắn mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn đã trở thành một phần tất yếu của nó.
Nguyễn Trung Thành là một cây bút nổi bật trong nền văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ với khuynh hướng sử thi và lãng mạn cách mạng. Quãng thời gian gần chục năm sống và chiến đấu nhiều năm trên chiến trường Tây Nguyên đầy máu và lửa, đã để lại trong ký ức nhà văn nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt sự gắn bó với mảnh đất của rừng xà nu bạt ngàn, cùng với những người anh hùng nơi đây, đã trở thành tư liệu quý giá, là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho Nguyễn Trung Thành, giúp ông tạo ra nhiều tác phẩm văn chương để đời, trong đó nổi bật nhất là Rừng xà nu với những con người mang dòng máu, phẩm chất anh hùng trong kháng chiến.
Nguyễn Trung Thành là nhà văn quân đội, quê ở Quảng Nam. Năm 1950, đang học bậc trung học phổ thông, ông gia nhập quân đội và lên hoạt động ở chiến trường chính của Liên khu V (Tây Nguyên). Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông làm phóng viên báo Quân nhân dân Liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc. Trong cả hai cuộc kháng chiến, ông gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên. Đó cũng chính là lý do dẫn đến thành công của tiểu thuyết đầu tay Đất nước đứng lên và truyện ngắn Rừng xà nu (Giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu, 1965). Đặc biệt, ở truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn thể hiện rất thành công phẩm chất anh hùng của các nhân vật như cụ Mết, anh Quyết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng…
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành đã tái hiện một giai đoạn đấu tranh của cách mạng Miền Nam rất quyết liệt trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trong khuôn khổ của một truyện ngắn tác giả đã khái quát được tinh thần của thời đại một cách thật ấn tượng. Rừng xà nu là truyện của một thời đại được kể trong một đêm, nói đến rừng xà nu trước hết phải nói đến những phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong truyện.
"Cách mạng tháng Tám" là đề tài mà rất nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác. Đã có rất nhiều tác phẩm đặc sắc và có giá trị cho đến ngày nay được sinh ra trong thời kỳ máu lửa này.Văn xuôi thời kỳ này cũng là một chùm về anh hùng cách mạng. Nếu như có 'Vợ nhặt' -Kim Lân, có 'Vợ chồng A Phủ' – Tô Hoài với giá trị nhân đạo được soi sáng bởi lý tưởng của cuộc cách mạng lịch sử thì không thể không kể đến bản anh hùng ca của Nguyễn Trung Thành – 'Rừng xà nu'.
Rừng xà nu là truyện ngắn đã xây dựng thành công hình tượng một tập thể hùng. Tất cả họ đều giống nhau ở những phẩm chất cơ bản: gan dạ, trung thực, một lòng một dạ đi theo cách mạng. Anh Quyết, cụ Mết, anh Tnú, chị Mai, cô Dít, bé Heng đều có những nét chung: họ đều là những con người Tây Nguyên bất khuất thời chống Mỹ, ở họ đều cháy lên lòng yêu nước thương buôn làng, lòng hận thù quân giặc. Đều anh hùng bất khuất nhưng mỗi người lại anh hùng theo một cách riêng.
Nguyễn Trung Thành có những gắn bó sâu nặng với vùng đất Tây Nguyên, trong những tác phẩm của ông, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh đầy chân thực, sinh động về con người và vùng đất Tây Nguyên đại ngàn. Rừng xà nu là tác phẩm như vậy, thông qua truyện ngắn này, Nguyễn Trung Thành đã tái hiện lại không khí dữ dội nhưng đầy hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, đồng thời xây dựng lên những tượng đài người anh hùng, người con của rừng núi như cụ Mết, Tnú, Dít.
Mảnh đất Tây Nguyên hiện lên với những tiếng đàn T'rưng vang vang và những cánh chim Chơ rao chao liệng dưới bầu trời. Một lần nữa Tây Nguyên lại hiện ra với hình ảnh của rừng xà nu và những con người làng Xô Man qua tác phẩm rừng xà nu của nguyễn Trung Thành. Trong truyện, các nhân vật đều hiện với những phẩm chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên nói riêng và của người Việt Nam nói chung.
Xem thêm: Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong Rừng xà nu
Về các tác phẩm Đất nước đứng lên và Rừng xà nu, sách Văn học 12, tập Một, đã nhận định rằng: "Có thể coi đây là những bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên, là bức tranh chân thực sinh động về hai cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp và chống Mĩ". Tác giả Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) thật sự đã khắc họa được những nhân vật anh hùng gắn bó thành một tập thể anh hùng vừa mang dấu ấn của thời đại, vừa đậm đà dáng nét Tây Nguyên. Ta hãy phân tích vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật nổi bật lên trong bối anh hùng vĩ của Rừng xà nu: Tnú, cụ Mết, Dít và bé Heng.
“Tây Nguyên Ơi, cây rừng bao nhiêu lá…có hoa nào đẹp nhất rừng…”Ai đã từng lắng nghe tiếng hát ấy trong những tháng ngày sôi sục thời đánh Mỹ!Ai đã từng biết đến hoa Pơlang – loài hoa tươi đẹp nhất của núi rừng Tây Nguyên có hàng ngàn cánh, nở tươi thơm mát đến hàng vạn năm đã được nói đến trong sử thi Đăm Săn! Tiếng hát ấy, loài hoa ấy còn đem đến cho ta bao xúc động,bồi hồi khi nghĩ tới những phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành- một kiệt tác được sáng tác vào năm 1965, viết về các thế hệ nhân dân Tây Nguyên đau thương mà kiên cường, bất khuất thời đánh Mỹ.
Mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng. Với Nguyễn Trung Thành, đó là Tây Nguyên. Ta đã gặp một anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên thời chống Pháp, giờ đây ta lại đến với các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít trong Rừng xà nu thời chống Mĩ. Họ đều là những người con kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên.
Tây Nguyên - mảnh đất hùng vĩ và thơ mộng, với những con người nồng hậu yêu thương mà kiên cường bất khuất, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân nghệ sĩ. Mỗi người đều tìm thấy ở mảnh đất này một biểu tượng đẹp cho tâm hồn cất cánh, ngòi bút thăng hoa. Ngọc Anh có Bóng cây Kơnia như nỗi lòng thổn thức thiết tha của tình yêu thủy chung son sắt, Thu Bồn có Bài ca chim Chơ-rao, ngân vang khúc hát trong trẻo nồng đượm tình người chiến thắng... Còn Nguyễn Trung Thành lại đem đến cho ta hình tượng những Rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời như sức sống bền và bất diệt của nhân dân Tây Nguyên trong công cuộc chống Mỹ cứu nước.
Nói về các tác phẩm: Đất nước đứng lên và Rừng xà nu, có nhà nghiên cứu văn học đã nhận định rằng: Có thể coi đây là những bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên , nói rộng ra là về hai cuộc chiến tranh nhân dân kì diệu của dân tộc ta. Tác giả Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) thật sự đã khắc họa được những nhân vật anh hùng gắn bó thành một tập thể anh hùng vừa mang dấu ấn của thời đại, vừa đậm đà dáng nét Tây Nguyên.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Ông có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
+ Năm 1950 vào bộ đội làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V. Những năm tháng lăn lội trong cuộc kháng chiến chống Pháp giúp tác giả am hiểu sâu sắc về mảnh đất Tây Nguyên.
+ Đến năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến trường miền Nam, hoạt động ở Quảng Nam và Tây Nguyên.
- Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị cho nền văn học dân tộc: Đất nước đứng lên, Rẻo cao (1961), tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969) và tiểu thuyết Đất Quảng (1971-1974)
- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ ông tiếp tục cống hiến cho phong trào văn nghệ của nhà nước. Ông từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
1. Xuất xứ
Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965, được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc đây là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trung Thành trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
2. Bố cục
- Có thể chia tác phẩm thành 3 phần:
+ Phần I: Từ đầu đến những đồi xà nu nối tiếp nhau đến chân trời => Đoạn văn miêu tả vị trí và đặc điểm của cánh rừng xà nu.
+ Phần II : Từ ba năm đi lực lượng đến hà... được!=> Sau ba năm tham gia bộ đội Tnu được trở về thăm làng trong sự chào đón hân hoan của những người dân trong làng.
+ Phần III: Đoạn còn lại => Trong đêm Tnú trở về Cụ Mết đã kể lại câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ nhưng anh dũng của Tnú, đồng thời cũng là kể về quá trình chiến đấu chống đế quốc Mĩ của người dân làng Xô Man.
3. Ý nghĩa nhan đề
Nhan đề “Rừng xà nu” vừa mang ý nghĩa hiện thực , vừa mang ý nghĩa biểu tượng: ... + Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của cây xà nu, rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức sống , phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
4. Giá trị nội dung
- Câu chuyện thứ nhất là câu chuyện về sự giác ngộ lí tưởng cách mạng và cuộc nổi dậy từ tự phát đến tự giác của dân làng Xô Man, với triết lí cách mạng được cụ Mết - trưởng bản, đúc kết "Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo"
- Câu chuyện thứ hai là câu chuyện về cuộc đời của Tnú - một người con của núi rừng Tây Nguyên, của bản làng Xô Man. Tnú lớn lên trong không khí cả làng làm cách mạng nên con người ấy nhanh chóng bén duyên.
- Cuộc đời của Tnú là cuộc đời của biết bao nhiêu con người, cũng là hình ảnh biểu trưng cho cả đất nước Việt Nam đau thương mà quật cường đứng dậy trong cuộc đọ sức cam go với đế quốc Mĩ.
5. Giá trị nghệ thuật
- Câu chuyện được kể theo hình thức truyện lồng truyện, truyện của một đời người của Tnú lại được kể trong một đêm qua lời kể của cụ Mết
- Xây dựng được không khí sử thi hào hùng, tráng lệ qua lối kể khan của cụ Mết ở nhà ưng tạo nên sự gắn kết giữa quá khứ, hiện tại và truyền thuyết.
- Xây dựng được những hình tượng đặc sắc mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó là hình tượng của cây xà nu; hình tượng những thế hệ xà nu - những thế hệ của bản làng Xô Man, của mảnh đất Tây Nguyên; hình tượng người anh hùng Tnú
- Ngôn ngữ đặc sắc, mang đậm chất Tây Nguyên