Giá trị nhân văn cao cả trong vở kịch hồn trương ba, da hàng thịt hay nhất

Tải xuống 6 2.3 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 bài văn mẫu Giá trị nhân văn cao cả trong vở kịch hồn trương ba, da hàng thịt hay nhất, gồm 6 trang trong đó có dàn ý phân tích chi tiết, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi vào tốt nghiệp THPT môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CAO CẢ TRONG VỞ KỊCH HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

Bài giảng: Hồn Trương Ba da hàng thịt

Sơ đồ tư duy

Phân tích nhân vật Trương Ba trong Hồn Trương Ba da hàng thịt năm 2021

Dàn ý chi tiết

  1. Mở bài:

- Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của ông. Kịch Lưu Quang Vũ giàu giá trị nhân văn. Đoạn trích trong cảnh VII (Hồn Trương Ba, da hàng thịt) thể hiện rõ điều đó.

  1. Thân bài
  2. Giá trị nhân văn trong tác phẩm văn học:

- Nhân văn có nghĩa là những vẻ đẹp vốn có ở con người. Những biểu hiện của giá trị nhân văn trong tác phẩm văn học:

+ Miêu tả chân thực cuộc sống, tâm hồn, tư tưởng và tình cảm của con người.

+ Khảng định và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người

+ Đề cao khát vọng hạnh phúc..

+ Lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên quyền sống của con người, phá vỡ hạnh phúc tự do vốn có của con người.

- Một tác phẩm có giá trị nhân văn là tác phẩm thể hiện con người với những nét đẹp của nó. Đặc biệt là những giá trị tinh thần như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phẩm cách, hướng đến sự khẳng định và đề cao vẻ đẹp của con người. Tính nhân văn chính là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại và nó được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.

  1. Giá trị nhân văn trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”:

– Hoàn cảnh trớ trêu của hồn Trương Ba, khi phải sống nhờ thân xác anh hàng thịt.

– Khắc họa tâm trạng đau đớn, day dứt của hồn Trương Ba khi không được sống là mình.

  1. Ý nghĩa giá trị nhân văn trong đoạn trích:

– Lưu Quang Vũ đã khẳng định, tôn trọng cái cá thể, khẳng định vị trí, vai trò của cá nhân trong xã hội.

– Trân trọng nhũng phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Trương Ba.

– Đồng cảm với nỗi khổ đau và những mâu thuẫn, dằn vặt của nhân vật.

– Tác giả đã tranh đấu để nhân cách con người ngày càng hoàn thiện.

III. Kết luận:

– Đoạn trích buộc người đọc (người xem) phải suy nghĩ để sống tốt hơn. Đó là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Khát vọng sống là chính mình của Hồn Trương Ba là khát vọng chính đáng, cần được tôn trọng và phát huy trong đời sống. Tác giả Lưu Quang Vũ đã chọn được một đề tài vừa mang tính thời sự, vừa có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Từ đó tác giả đã nêu lên được một triết lý sống đẹp đẽ đối với mọi thời đại.

 

Bài văn mẫu

Với hàng loạt vở kịch gây chấn động mạnh mẽ trong dư luận Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (viết năm 1981) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong nước và ngoài nước. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng triết lí và nhân văn sâu sắc. Kịch của Lưu Quang Vũ nói chung và Hồn Trương Ba, da hàng thịt nói riêng rất giàu giá trị nhân văn. Đoạn trích cảnh VII trong sách giáo khoa thể hiện rõ điều đó.

Giá trị nhân văn là một nội dung lớn, xuyên suốt nền văn học Việt Nam. Chủ nghĩa nhân văn trong văn học rất phong phú, đa dạng biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực chà đạp lên con người, khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa, đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người và người.

Lưu Quang Vũ đã đặt nhân vật của mình vào hoàn cảnh trớ trêu: Hồn Trương Ba phải sống nhờ thân xác anh hàng thịt. Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh hồn trong thể xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiển toái. Hết lí trưởng sách nhiễu lại đến chị hàng thịt đòi chồng.

Đặc biệt, thân xác hàng thì làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và một số nhu cầu không phải của chính bản thân ông. Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết. Cảnh VII diễn ra ở nhà Trương Ba. Trưởng Hoạt sang phê phán Trương Ba đã bắt đầu đổi tính: uống rượu, thích ăn ngon nước cờ đi cũng khác. Lí tưởng lại đến gây khó dễ. Anh con trai của Trương Ba hư hỏng, chỉ nghĩ đến tiền và trục lợi “quyết định dứt khoát sẽ bán khu vườn để có tiền mở thêm vốn liếng cửa hàng thịt”.

Gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ với ông. Khi phải sống với người chồng mang hình dáng của kẻ khác, vợ Trương Ba buồn khổ định bỏ đi. Cô cháu gái vốn yêu quý ông nội nhưng bây giờ quyết định không nhận ông:“Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi”. Con dâu xót xa vì bố chồng không còn như ngày xưa nữa: “Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong. Nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đỗi khác dần, mất mát dần, tất cả như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa… Con càng thương thầy, nhưng thầy ơi, làm sao, làm sao giữa được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?”.

Bản thân Trương Ba vừa đau khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo vừa thấy bất lực với chính mình. Một cuộc đối thoại với giữa xác hàng thịt diễn ra. Trong đó khẳng định sức mạnh và thế lấn tới đối với hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba thắp hương gọi Đế Thích xuống giải thoát cho mình. Cùng lúc, cu Tị, con một người hàng xóm, bạn thân của cháu nội Trương Ba ốm nặng, sắp chết. Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba kiên quyết từ chối xin cho cu Tị được sống đồng thời trả xác cho anh hàng thịt đồng thời chấp nhận cái chết.

Khi không được là mình, hồn Trương Ba ở trong một tâm trạng đau đớn, day dứt. Lời của người dẫn kịch “ngồi ôm đầu một hồi lâu”. Sau sự suy nghĩ căng thẳng đó Trương Ba đi đến quyết định; không thể sống nhờ thân xác của anh hàng thịt được nữa. Trước lí lẽ của xác hàng thịt “nực cười thật ! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiểu theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Trương Ba không muốn nghe và bịt tai lại.

Cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt đã khẳng định sức mạnh và thế lấn tới cảu hắn đối với hồn Trương Ba. Không thể nào khác Trương Ba gần như “tuyệt vọng”. Sau đó bần thần nhập vào xác anh hàng thịt. Những hành động thể hiện tâm trạng dằn vặt, ngày càng bế tắc. Trương Ba như lâm vào cảnh cùng đường, không lối thoát. Những lời thoại: “Ta,…ta đã bảo là mày im đi”, “trời” và lời thoại độc tâm: “Mày đã thắng thế cái thân xác không phải là của tao ạ…không cần đời sống do mày mang lại” để diễn tả một tâm trạng giằng xé của hồn Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt. Hồn Trương Ba muốn giải thoát khỏi lối sống giả, sống vô nghĩa trong thân xác của người khác.

Ý nghĩa nhân văn cao cả của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là ở chỗ Lưu Quang Vũ đã khẳng định, tôn trọng cái cá thể, khẳng định vị trí, vai trò cá nhân trong xã hội. Qua lời thoại đầy triết lí nhà văn gửi thông điệp kêu gọi con người phải sống như chính mình. “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, câu nói đơn giản của nhân vật hồn Trương Ba chính là chìa khóa mở ra giá trị nhân văn của tác phẩm. Tác phẩm cho ta thấy bi kịch cảu con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tại và trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa trước sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục. Hạnh phúc của con người phải có sự hòa hợp giữa hồn và xác, tâm hồn trong sạch một thân thể khỏe mạnh.

Ý nghĩa nhân văn của vở kịch còn là ở chỗ nhà văn đã đấu tranh cho sự hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách con người. Để cho nhân vật Trương Ba khước từ cuộc sống vay mượn thân xác người khác, Lưu Quang Vũ đã mở hướng để nhân vật vươn tới một lễ sống đích thực, dẫu thân xác có trở về hư vô. Thể xác và linh hồn là hai phần gắn bó hữu cơ làm nên một con người. Thể xác là nơi trụ ngụ của linh hồn, linh hồn tạo nên sự sống, sự hoạt động của thể xác và điều khiển thể xác. Tuy nhiên, thể xác cũng có tính độc lập tương đối của nó. Nếu linh hồn không giữ vững ý chí, thì những nhu cầu, những đòi hỏi của thể xác có thể tác động tới linh hồn, làm thay đổi bản chất của linh hồn.

Cuộc đấu tranh giữa linh hồn với thể xác là để đạt tới sự hòa hợp, thống nhất, để con người làm chủ bản thân và hoàn thiện nhân cách. Hồn Trương Ba vẫn biết sống là quý thật nhưng sống như thế nào mới là vấn đề đáng suy nghĩ. Trương Ba trân trọng cuộc sống, như “không sống với bất cứ giá nào. Có những giá quá đắt, không thể trả được”. Hiểu được như vậy, hồn Trương Ba tự nguyện rời xa cõi trần, mặc dù Đế Thích định lại sửa sai một lần nữa bằng cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị.

Trương Ba không muốn vay mượn thân xác người nào để phải làm những việc trái với bản chất con người mình. Ông chọn cái chết thực sự để cho mình được sống mãi trong hoài nhớ của mọi người, để một  ông Trương Ba, người làm vườn, người vun trồng sự sống tươi đẹp, vẫn sống trong tâm tưởng của mọi người. Để con người được sống thực là mình, để con người thực sự là con người. Chỉ có kết cục trong kịch của Lưu Quang Vũ là duy nhất đúng.

Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch và hóa thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của mình. Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật của muôn đời. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bị kịch lạc quan đồng thời truyền đi thông điệp và sự chiến thắng của cái Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích thực. Đoạn trích là vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách.

Qua đoạn trích, ta thấy được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên phương diện: sự hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu, sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống, sự phê phán mạnh mẽ quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng.

Qua đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trịn mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên và sự hài hào giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

 

 

 

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống