Tài liệu tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt môn Ngữ văn lớp 12 ngắn gọn, chi tiết gồm có 19 bài tóm tắt tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 12.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Bài giảng: Hồn Trương Ba da hàng thịt
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 1
Trương Ba bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh hồn trong thể xác anh hàng thịt Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đinh Trương Ba cũng thấy anh xa lạ...; bản thân Trương Ba thì khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu, một số nhu cầu vốn không phải của chính bản thân mình. Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân của kẻ khác. Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận chết, để "không còn cái vật quái gở mang tên: Hồn Trương Ba da hàng thịt nữa''.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 2
Trương Ba bị sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu mà chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Bắc Đẩu cho hồn của Trương Ba nhập vào da hàng thịt. Từ đây, hồn Trương Ba da hàng thịt bắt đầu có những mâu thuẫn. Trương Ba còn phải chịu sự xa lánh của con dâu và cháu trai, bị con trai lên mặt. Trương Ba vô cùng đau khổ. Hơn thế nữa, Trương Ba cảm thấy tâm hồn trong sạch của mình không hề hòa hợp với những hành động vụng về, thô lỗ của anh hàng thịt kia. Trước cuộc đấu lí với thân xác, hồn của Trương Ba bị đuối lí, cảm thấy những hành động của thể xác thật ti tiện, không đúng với cái tâm lương thiện vốn có của ông. Được sống nhưng không phải là chính mình, cuối cùng Trương Ba đã lựa chọn cái chết, ông không nhập vào xác anh hàng thịt nữa, cùng không nhập vào xác cu Tị mà chọn cách ra đi để bảo toàn cái tâm mà ông vẫn luôn giữ. Chính sự đối lập giữa thể xác và tâm hồn đã khiến cho tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt mang đến một giá trị nội dung cho bạn đọc, rằng: Con người phải biết đấu tranh chống lại nghịch cảnh, với chính bản thân mình, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 3
Trương Ba rất giỏi đánh cờ. Nam Tào đã xoá tên ông trong sổ Trời. Sau đó, Nam Tào và Đế Thích đã cho hồn Trương Ba tái sinh nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Từ đó, hồn Trương Ba trú ngụ trong xác hàng thịt, xác hàng thịt mang hồn Trương Ba. Cũng từ đó xảy ra bao chuyện lộn xộn. Lí trưởng sách nhiễu. Vợ hàng thịt đòi chồng. Vợ, con, cháu của Trương Ba cảm thấy chồng, cha, ông của mình sao mà xa lạ, vụng về và cục cằn. Bản thân Trương Ba có quá nhiều thay đổi: Nhiễm nhiều thói xấu, trở nên tha hoá, sống lạc lõng. Có nhiều lúc hồn Trương Ba và xác hàng thịt cãi nhau, nặng lời với nhau. Vợ Trương Ba chán ngán đòi bỏ đi. Cái Gái, cu Tị, hai đứa cháu đều ghét ông. Chị con dâu đau khổ nói với hồn Trương Ba về sự tan hoang, đổ vỡ của gia đình, "đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần...". Hồn Trương Ba bải hoải bài hoài, thắp hương xin gặp Đế Thích. Gặp Đế Thích, hồn Trương Ba nói về thân phận cay đắng "sống nhờ" của mình và xin được chết cho thảnh thơi. Đế Thích hết lời khuyên giải, nhưng hồn Trương Ba vẫn không nghe. Vừa lúc đó, cái Gái chạy đến oà khóc, báo tin cu Tị con chị Lụa đã chết. Nam Tào, Bắc Đẩu báo tin Ngọc Hoàng đã tha cho Đế Thích cái tội nhập hồn Trương Ba vào xác hàng thịt và cho phép hồn Trương Ba được sống trong xác hàng thịt. Nhưng hồn Trương Ba xin được chết để cu Tị sống lại. Hồn Trương Ba an ủi, dặn dò vợ con rồi nhắm mắt qua đời.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 4
"Hồn Trương Ba da hàng thịt" được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, ra mắt lần đầu năm 1984. Đây là tác phẩm Lưu Quang Vũ dựa vào cốt truyện dân gian để viết và đã rất thành công. Tác phẩm xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt: do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu (hai vị quan trên thiên đình) mà Trương Ba – một người làm vườn tốt bụng, hiền lành, khỏe mạnh, giỏi đánh cờ bỗng dưng bị chết đột ngột. Vì thương quý Trương Ba mà tiên cờ Đế Thích đã hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết. Từ đó Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái, rắc rối: lí trưởng sách nhiễu, con trai hư hỏng, vợ đòi bỏ đi, cháu gái không nhận ông. Còn tính nết Trương Ba thay đổi, trở nên phũ phàng, thô lỗ, bị mọi người xa lánh. Cuối cùng Trương Ba chọn cái chết, không nhập vào xác ai nữa. Đây là cách ông thấy mình được sống toàn vẹn bên cạnh những người thân yêu.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 5
Tác phẩm xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt: do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu (hai vị quan trên thiên đình) mà Trương Ba - một người làm vườn tốt bụng, hiền lành, khỏe mạnh, giỏi đánh cờ bỗng dưng bị chết đột ngột. Vì thương quý Trương Ba mà tiên cờ Đế Thích đã hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết. Từ đó Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái, rắc rối: lí trưởng sách nhiễu, con trai hư hỏng, vợ đòi bỏ đi, cháu gái không nhận ông. Còn tính nết Trương Ba thay đổi, trở nên phũ phàng, thô lỗ, bị mọi người xa lánh. Cuối cùng Trương Ba chọn cái chết, không nhập vào xác ai nữa. Đây là cách ông thấy mình được sống toàn vẹn bên cạnh những người thân yêu.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 6
Câu chuyện kể về nhân vật ông Trương Ba - một người làm vườn hiền lành yêu thương vợ con và gia đình đặc biệt là đứa cháu nội duy nhất. Ông chăm chỉ làm vườn, chăm chút cho cây cối khi thoảng thì chơi cờ cùng Đế Thích. Cứ tưởng cuộc sống bình yên tiếp diễn nhưng do sự tắc trách khi làm việc của Nam Tào và Bắc Đẩu đã gạch nhầm tên ông trong sổ tử vô tình buộc Trương Ba phải chết. Để sửa chữa lỗi lầm hai vị đã nghe theo hướng giải quyết tốt nhất của Đế Thích là cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết để ông được sống lại với gia đình. Rắc rối từ đây cũng bắt đầu, cao trào trong câu chuyện đã được đẩy lên.
Đoạn trích trong sách giáo khoa là cảnh VII đây cũng là đoạn kết của vở kịch với cuộc tranh đấu giữa hồn và xác cùng những đau khổ, giày vò của Trương Ba khi nhập hồn vào xác anh hàng thịt thì bắt đầu có những rắc rối xảy ra: lí trưởng sách nhiễu, con trai hư hỏng, cháu gái không nhận ông, gia đình bất hòa, vợ anh hàng thịt một mực đòi chồng. Khó khăn nhất là Trương Ba có những thay đổi: hay ăn thịt, uống rượu và thô lỗ, phũ phàng không còn vẻ điềm đạm như trước. Cuộc tranh đấu đã diễn ra quyết liệt xác có lí của xác, hồn có lí của hồn. Cuối cùng Trương Ba quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt, ông bằng lòng với cái chết để được toàn vẹn hơn là sống nhục nhã gửi hồn vào thân xác người khác. Ông cũng không đồng ý nhập vào xác cu Tị. Đây là đoạn trích hay nhất trong toàn bộ vở kịch, ẩn chứa giá trị nhân văn sâu sắc về cách sống toàn vẹn, sống là chính mình sẽ còn mãi với thời gian.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 7
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt: Trương Ba, gần 60 tuổi – một người làm vườn chất phác, cần cù, yêu vợ, quý cháu và giỏi đánh cờ bỗng nhiên lăn ra chết do sự tắc trách nhầm lẫn của Nam Tào, Bắc Đẩu trên thiên đình. Đế Thích – một ông Tiên quý trọng tài cờ của Trương Ba đã hóa phép làm cho ông sống lại bằng cách để hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết. Sống nhờ trong thân xác của một người khác khiến hồn Trương Ba gặp nhiều rắc rối, phiền toái. Ông ngày càng trở nên xa lạ, đáng sợ trong mắt vợ, con dâu và cháu nội. Ba tháng sống trong thân xác anh hàng thịt hồn Trương Ba có nguy cơ bị thân xác lấn át. Ông phải đấu tranh chật vật với những ham muốn bản năng, dục vọng thấp hèn của anh hàng thịt. Bản thân Trương Ba rất đau khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo và không được làm chính mình. Cuối cùng Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt và không chấp nhận nhập vào xác cu Tị để bảo toàn sự trong sạch của mình. Ông kiên quyết tìm đến cái chết và khước từ sự sống không phải của mình cho dù sự sống là muôn phần đáng quý.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 8
Trương Ba là một người làm vườn tốt bụng, nhân hậu, rất cao cờ và thường đấu cờ với Đế Thích. Danh tiếng của ông vang đến tận trời xanh. Tuy nhiên, do sự làm ăn tắc trách mà Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Theo gợi ý của Đế Thích, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ngoài ba mươi tuổi mới mất ở làng bên.
Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba đã gặp phải rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng. Đặc biệt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói hư tật xấu và những nhu cầu vốn xa lạ với ông. Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh, thậm chí cháu Trương Ba còn không nhận ông, không muốn đến gần khiến cho ông Trương Ba vô đau khổ.
Trước nghịch cảnh ấy, trước những sự đau khổ của bản thân mình phải chịu khi sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt. Sau đó, ông lại được gợi ý nhập vào xác cu Tị mới mất. Lần này, ông thẳng thừng từ chối và kiên quyết lựa chọn cái chết để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân khỏi bị vấy bẩn khi trong thân xác của người khác bởi những thói tầm thường, phàm tục.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 9
Trương Ba, gần 60 tuổi - là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên Thiên đình kiện. Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống lại. Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng. Đặc biệt, sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn xa lạ với ông. Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô đau khổ. Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận nhập vào xác cu Tị, kiên quyết chấp nhận cái chết.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 10
Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích đã cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa chết. Khi trú nhờ trong xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp phải rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, ngay đến gia đình của ông cũng cảm thấy xa lạ... Bản thân Trương Ba cũng đau khổ vì phải sống trái với tự nhiên. Đặc biệt là khi xác anh hàng thịt đã làm cho Trương Ba nhiễm một vài thói xấu. Trước nguy cơ bị tha hóa, ông đã quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt, còn mình thì chấp nhận cái chết.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 11
Trương Ba là một người làm vườn tốt bụng, đánh cờ giỏi nhưng bị chết đột ngột do sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu. Trương Ba được sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt cũng vừa mới chết. Sau đó, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái từ vợ anh hàng thịt và những người thân yêu của Trương Ba. Trương Ba không thể gần gũi với đứa cháu nội vì nó sợ ngoại hình thô lỗ của thân xác anh hàng thịt, lại còn bị nhiễm những thói xấu mà cái thân xác đó gây ra. Trương Ba lúc này trở thành một người sống quái gở trong cái gọi là "Hồn Trương Ba da hàng thịt". Để giải thoát khỏi đó, Trương Ba chọn cái chết để được sống mãi với những người thân yêu. Tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt đã xây dựng tình huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải quyết mâu thuẫn một cách logic, hợp lí, thỏa đáng. Đồng thời kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở: Đó là lối sống giả dối của con người hiện đại, giữa những dục vọng thấp hèn với những khát khao cao cả....
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 12
Hồn Trương Ba da hàng thịt là truyện kể về Trương Ba, một người làm vườn sáu mươi tuổi tốt bụng và đặc biệt ông chơi cờ rất giỏi. Trương Ba bị chết oan do sự tắc trách của Nam Tào, vì muốn sửa sai, Nam Tào đã để Trương Ba nhập vào xác của một anh hàng thịt vừa mới chết ở làng bên. Sau khi sống lại trong thân xác của hàng thịt, Trương Ba gặp không ít phiền toái như lí trưởng sách nhiễu anh, vợ của anh hàng thịt thì ra sức đòi chồng khiến gia đình Trương Ba gặp nhiều cảnh khốn đốn. Sống ở thân xác của hàng thịt, Trương Ba không giữ được nét thanh tao ngày xưa, ông bị tiêm nhiễm nhiều thói hư tật xấu, cùng với nhu cầu vốn trước kia rất xa lạ đối với ông. Khó khăn như ập đến với ông, phiền toái nhất có thể là việc vợ của da hàng thịt đòi hỏi ông phải là người đàn ông thật sự, con trai của Trương Ba ngày càng coi thường bố, gia đình ông thì ngày càng xa cách. Trương Ba đau khổ vô cùng trước nghịch cảnh sống nhờ thể xác này. Cuối cùng,không thể chịu nổi nữa,không muốn tâm hồn vốn cao khiết của ông bị thay đổi nữa, Trương Ba yêu cầu trả thân xác lại cho hàng thịt cũng không chịu sống trong thân xác cu Ti. Ông chết để bảo vệ lấy linh hồn thanh cao giản dị của mình.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 13
Trương Ba, gần 60 tuổi – là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên Thiên đình kiện. Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống lại. Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng.
Đặc biệt, sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn xa lạ với ông. Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô đau khổ. Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận nhập vào xác cu Tị, kiên quyết chấp nhận cái chết.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 14
Hồn Trương Ba da hàng thịt được sáng tác năm 1981 và ra mắt vào năm 1984. Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa hồn và xác, phản ánh mâu thuẫn giữa việc được sống với việc sống là chính mình của nhân vật Trương Ba. Trương Ba vốn là một người làm vườn giỏi, lại còn tốt bụng, yêu thương vợ con nhưng sự tắc trách của Nam Tào và Bắc Đẩu trên thiên đình đã khiến cho Trương Ba phải chết đột ngột. Để sửa sai, hai vị quan ấy đã cho hồn của Trương Ba được nhập vào xác của anh hàng thịt vừa mới chết.
Cũng từ đây, tình huống truyện được đẩy lên cao trào khi hồn và xác có những mâu thuẫn, không thể hòa hợp. Hồn Trương Ba thì luôn cho rằng mình có một đời sống riêng trong sạch, thẳng thắn, còn thân xác của anh hàng thịt thì lại vũ phu, thô kệch. Khi hồn Trương Ba đối thoại với thân xác của anh hàng thịt thì bị rơi vào hoàn cảnh đuối lí, hồn Trương Ba cảm thấy thật xấu hổ và ti tiện cho những hành động “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cố nghẹn lại” khi đứng cạnh vợ anh hàng thịt trong thân xác là của người chồng.
Hơn thế nữa, hồn Trương Ba không chấp nhận việc thân xác ấy đã tát đứa con trai “tóe máu mồm máu mũi”. Trương Ba còn gặp rất nhiều phiền toái khi nhập vào xác anh hàng thịt: lí trưởng sách nhiễu, vợ anh hàng thịt đòi chồng và đến cả gia đình của Trương Ba cũng không thừa nhận ông. Cuối cùng, Trương Ba đã chọn cái chết, không phải sống nhờ trong thân xác ai cả, không muốn phải sống khi không được là chính mình.
Tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt của nhà văn Lưu Quang Vũ đã gửi gắm một ý nghĩa sâu xa. Đó là con người phải luôn sống là chính mình, không ngừng hoàn thiện thể xác và tâm hồn, đấu tranh với cái ác để giữ được đúng bản chất và lương tâm trong sạch của mỗi cá nhân.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 15
Nhà văn Lưu Quang Vũ đã sáng tác Hồn Trương Ba da hàng thịt với một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là sự sống của một con người đã chết trong thân xác của kẻ khác. Trương Ba năm nay 60 tuổi, bị Nam Tào và Bắc Đẩu bắt chết nhầm. Để sửa lỗi nên Nam Tào, Bắc Đẩu đã hồi sinh hồn Trương Ba vào thể xác của anh hàng thịt, năm nay 30 tuổi.
Khi nhập vào thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, vợ anh hàng thịt đòi chồng, con trai Trương Ba thì lên mặt, lấn lướt. Đến người con dâu và đứa cháu nội mà Trương Ba yêu quý là cu Tị cũng xa lánh ông.
Tâm hồn trong sạch, thanh khiết của Trương Ba bị nhiễm phải những thói xấu của thân xác anh hàng thịt cộc cằn, thô lỗ. Hồn và xác đối thoại với nhau, hồn Trương Ba không thể cãi lại những hành động ti tiện của thân xác đối với vợ anh hàng thịt và sự thô bạo khi đánh con trai – cái chứng cứ mà thân xác đã nêu ra. Cuối cùng, vì quá đau khổ nên Trương Ba đã gọi Nam Tào, Bắc Đẩu xuống để xin được chết, Trương Ba muốn được sống là chính mình chứ không phải là đi vay mượn thân xác của người khác.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 16
Lưu Quang Vũ – Một hiện tượng đặc biệt trong sân khấu kịch những năm 80 của thế kỷ 20, một trong những nhà soạn kịch tài ba của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch xuất sắc nhất của ông đã được công diễn trên nhiều sân khấu cả trong và ngoài nước. Đoạn trích trong chương trình Ngữ văn được học trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, dưới đây là phần tóm tắt nội dung đoạn trích.
Vở kịch kể về chuyện ông Trương Ba – một người làm vườn tốt bụng, thanh cao và chơi cờ giỏi, hồn Trương Ba xuất hiện vì Trương Ba đã chết, cái chết của ông là cái chết oan, do sự tắc trách của quan trên thiên đình, vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích đã cho hồn Trương Ba được sống lại nhập vào xác anh hàng thịt ở làng bên vừa mới chết. Từ đó, hồn Trương Ba ở trong xác hàng thịt, xác hàng thịt chứa hồn Trương Ba, biết bao nhiêu rắc rối bắt nguồn từ đây.
Đầu tiên là lý trưởng sách nhiễu với ông, vợ con của tên hàng thịt thì đòi cha, đòi chồng, hơn thế, ở trong thân thể của một kẻ to xác thô kệch khiến ông trở nên vụng về và cục cằn không thể như trước. Bản thân ông bị nhiễm nhiều thói xấu và phải làm theo, phục tùng những ý muốn dung tục của da hàng thịt, những thứ mà trước kia rất xa lạ với ông.
Cuộc cãi nhau giữa hồn Trương Ba và da hàng thịt nhiều lần diễn ra, ông không thể nào chấp nhận và chán ghét, khinh thường cái thân thể của da hàng thịt. Rồi dù ông còn sống nhưng vợ, con, cháu của Trương Ba đều không còn gần gũi, kính trọng ông nữa, vợ thì muốn bỏ đi, cái Gái và Cu Tị đều ghét bỏ ông, người con dâu thì than vãn về sự đổ vỡ của gia đình.
Hồn Trương Ba cảm thấy mình sống mà không được làm chính mình thì chẳng có gì đáng để sống nữa, ông thắp hương gọi Đế Thích xuống để thỉnh cầu. Ông nói ra nỗi khổ tâm khi phải sống nhờ thân xác của kẻ khác, nỗi nhục khi phải làm theo ý người khác và mong muốn được thoát ra khỏi thân xác của da hàng thịt, không chung sống với nó nữa, ông xin chết cho thảnh thơi. Nhưng Đế Thích một mực khuyên can, cho rằng cái chết của ông là do quan làm sai, sai thì phải sửa, phải cho ông sống lại.
Trương Ba nhận ra rằng có những cái sai không thể sửa được nữa và dù Đế Thích có ngỏ ý cho ông nhập vào xác Cu Tị vừa mới chết ông cũng không cần, đổi lại ông nhờ Đế Thích trả hồn cho da hàng thịt, cho Cu Tị được sống lại, còn ông đã chết thì hãy cho ông chết hẳn. Đế Thích cuối cùng cũng chấp thuận lời thỉnh cầu của ông, cho hồn ông được gặp lại vợ con dặn dò rồi qua đời.
Qua đoạn trích, ta thấy được bi kịch của một con người khi rơi vào nghịch cảnh sống nhờ, sống tạm khiến cho tâm hồn thanh cao bị tha hóa, nhiễm độc. Tác giả đã nhắn nhủ tới mọi người, chẳng có gì đáng quý hơn khi được sống là chính mình, sống với những giá trị đích thực của mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi có được sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 17
Tác phẩm xoay quanh tình huống kịch khá đặc biệt. Trương Ba là một người làm vườn có tài đánh cờ rất giỏi. Đế Thích thường hay xuống đánh cờ với Trương Ba. Ông đưa cho Trương Ba một bó hương dặn khi nào muốn đánh cờ với ông thì thắp lên, ông sẽ xuống. Một lần Nam Tào gạch nhầm tên khiến Trương Ba chết oan. Vợ Trương Ba lấy bó hương thắp cho chồng thì Đế Thích xuất hiện. Vì thương quý Trương Ba mà Đế Thích đã cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới mất.
Trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt Trương Ba không được là chính mình. Mâu thuẫn giữa hồn và xác khiến Trương Ba phiền toái. Đặc biệt là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị, vợ, con dâu, của Trương Ba cũng dần xa lánh. Cháu gái Trương Ba không nhận ông. Trương Ba rất đau khổ và quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt cũng không nhận thân xác của cu Tị. Đây là cách duy nhất để ông giữ được tấm lòng trong sạch vốn có của mình, giữ được đúng bản thân ông.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 18
Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được Lưu Quang Vũ sáng tác theo hướng khai thác cốt truyện dân gian để gửi gắm những suy ngẫm về nhân sinh, về hạnh phúc, kết hợp phê phán một số tiêu cực trong lối sống hiện thời. Đoạn trích trong sách giáo khoa là một phần của cảnh 7, cảnh cuối cùng của vở kịch. Chúng ta có thể tóm tắt tình huống kịch trong đoạn trích này như sau:
Đây là cảnh cuối của vờ kịch, nghĩa là lúc kịch tính của vở kịch đã lên tới đỉnh điểm, nghĩa là lúc xung đột giữa linh hồn và thân xác của Trương Ba đã đến hồi quyết liệt nhất. Sau mấy tháng sống trong tình trạng “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với những bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán chính mình.
Tâm trạng ấy của Hồn Trương Ba đã được thể hiện ngay đầu đoạn trích: “không, tôi không muốn sống như thế này mãi. Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lần!”.
Hồn Trương Ba cảm thấy không thể sống như thế này mãi được. Hồn muốn tách ra khỏi cái thân xác kềnh càng, thô lỗ. Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác với sự giễu cợt, tự đắc của Xác khiến Hồn càng khổ đau, cảm thấy bế tắc. Thái độ cư xử của những người thân trong gia đình (người vợ, đứa cháu và nhất là chị con dâu mà Trương Ba hằng yêu thương, tin cậy) khiến ông càng đau khổ, tuyệt vọng để đi đến quyết định giải thoát.
Cuộc gặp gỡ đối thoại cuối cùng của Hồn Trương Ba với tiên Đế Thích và quyết định dứt khoát của Hồn Trương Ba. Quyết định dứt khoát của Hồn Trương Ba thể hiện qua chi tiết nhân vật độc thoại nội tâm, quyết không chịu khuất phục thân xác và tự đánh mất mình, sau đó lấy nén hương châm lửa thắp lên để gọi tiên Đế Thích. Bước ngoặt này chuẩn bị cho việc giải quyết xung đột kịch về sau.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt - mẫu 19
Câu chuyện kể về nhân vật ông Trương Ba – một người làm vườn hiền lành yêu thương vợ con và gia đình đặc biệt là đứa cháu nội duy nhất. Ông chăm chỉ làm vườn, chăm chút cho cây cối khi thoảng thì chơi cờ cùng Đế Thích. Cứ tưởng cuộc sống bình yên tiếp diễn nhưng do sự tắc trách khi làm việc của Nam Tào và Bắc Đẩu đã gạch nhầm tên ông trong sổ tử vô tình buộc Trương Ba phải chết.
Để sửa chữa lỗi lầm hai vị đã nghe theo hướng giải quyết tốt nhất của Đế Thích là cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết để ông được sống lại với gia đình. Rắc rối từ đây cũng bắt đầu, cao trào trong câu chuyện đã được đẩy lên.
Đoạn trích trong sách giáo khoa là cảnh VII đây cũng là đoạn kết của vở kịch với cuộc tranh đấu giữa hồn và xác cùng những đau khổ, giày vò của Trương Ba khi nhập hồn vào xác anh hàng thịt thì bắt đầu có những rắc rối xảy ra: lí trưởng sách nhiễu, con trai hư hỏng, cháu gái không nhận ông, gia đình bất hòa, vợ anh hàng thịt một mực đòi chồng. Khó khăn nhất là Trương Ba có những thay đổi: hay ăn thịt, uống rượu và thô lỗ, phũ phàng không còn vẻ điềm đạm như trước.
Cuộc tranh đấu đã diễn ra quyết liệt xác có lí của xác, hồn có lí của hồn. Cuối cùng Trương Ba quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt, ông bằng lòng với cái chết để được toàn vẹn hơn là sống nhục nhã gửi hồn vào thân xác người khác. Ông cũng không đồng ý nhập vào xác cu Tị. Đây là đoạn trích hay nhất trong toàn bộ vở kịch, ẩn chứa giá trị nhân văn sâu sắc về cách sống toàn vẹn, sống là chính mình sẽ còn mãi với thời gian.
1. PHÂN TÍCH ĐỀ
- Yêu cầu của đề bài: phân tích nội dung vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt.
- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
- Phương pháp lập luận chính : phân tích.
2. HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM
-Luận điểm 1: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt
- Luận điểm 2: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình
- Luận điểm 3: Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba
3. LẬP DÀN Ý CHI TIẾT
a) Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), ông sinh ra ở Phú Thọ, là con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận. Ông là một con người tài năng đa dạng nhưng gặp nhiều bất hạnh. Ông đã mất trong một vụ tai nạn giao thông khi sự nghiệp đang nở rộ.
+ “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong tác phẩm xuất sắc nhất của ông và đã đưa tên tuổi của ông nổi tiếng hơn nữa.
b) Thân bài: Phân tích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
* Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt
- Hồn Trương Ba:
+ Cho rằng mình vẫn có một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.
+ Xem xác chỉ là cái vỏ bên ngoài, âm u, đui mù, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc, nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém. Hồn Trương Ba phủ nhận vai trò của xác anh hàng thịt.
+ Thái độ: từ chối quả quyết, mạnh mẽ sang ấp úng, bịt tai lại, tuyệt vọng.
- Xác anh hàng thịt:
+ Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt.
+ Thái độ: từ giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng thắng thế.
- Kết quả: phần thắng thuộc về xác anh hàng thịt.
=> Cuộc đấu tranh giữa phần con và phần người, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng.
* Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình
- Hồn Trương Ba: cho rằng mình vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn.
- Những người thân trong gia đình:
+ Vợ Trương Ba: đau đớn, khóc lóc, nhận ra Trương Ba không còn là Trương Ba của ngày xưa, “ông đâu còn là ông”.
+ Cháu gái: giận dữ, quyết liệt, phản đối nhất mực, cho rằng ông mình đã chết mà thay vào đó là một Trương Ba vô cùng vụng về, thô lỗ, phũ phàng.
+ Con dâu: cảm thông, chia sẻ và yêu thương với ông nhưng vẫn thấy không còn nhận ra Trương Ba của trước đây nữa.
-> Mỗi người trong gia đình ở một vị trí, một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.
- Kết quả: Trương Ba vỡ lẽ, nhận ra sự thay đổi của bản thân và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn trong ông.
=> Mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm.
* Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích, quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba
- Sự giác ngộ về ý thức:
+ Con người sống cần có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, cần được sống là chính mình và cần phải sống có ý nghĩa.
+ Không được bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
+ “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”.
+ “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”.
- Hành động mang tính bước ngoặt của Trương Ba:
+ Trả lại xác cho anh hàng thịt còn Trương Ba sẽ chết.
+ Phép thử của Đế Thích (Trương Ba nhập vào xác cu Tị): Trương Ba đã để cho cu Tị sống còn mình thì chết.
=> Một quyết định đầy khó khăn nhưng hết sức đúng đắn.
=> Đoạn kết có ý nghĩa rất to lớn nó có tác dụng thúc đẩy ý chí nhận thức của con người về cách sống để tránh làm cho tâm hồn của mình bị tổn thương, không hoán đổi thân xác và sống nhờ vào thân xác của người khác. Được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Sáng tạo cốt truyện dân gian.
- Nghệ thuật tạo tình huống, tạo xung đột kịch
- Nghệ thuật diễn tả hành động nhân vật, dựng lời thoại
- Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính
- Độc thoại nội tâm
c) Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của vở kịch
- Nêu cảm nhận hoặc ý kiến của mình về tác phẩm.
Lưu Quang Vũ sinh năm (1948 - 1988) là một trong những nhà viết kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam, tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của ông có vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt là một trong những văn bản đặc sắc với việc khắc họa những mâu thuẫn giữa linh hồn của Trương Ba với xác của hàng thịt, phản ánh bi kịch cũng như khát vọng được hoàn thiện về nhân cách của hồn Trương Ba.
Vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt xuất xứ từ một câu chuyện có trong dân gian từ lâu đời được tác giả Lưu Quang Vũ biên kịch thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra những vấn đề mới mẻ và có ý nghĩa về tư tưởng cũng như triết lý nhân văn một cách sâu sắc.
Vở kịch được công diễn tại nhiều nước trên thế giới, là một trong những vở kịch góp phần nên tên tuổi của Lưu Quang Vũ. Với nội dung của nó được tóm tắt như sau:
Trương Ba là một nhân vật người làm vườn nhưng có tài chơi cờ tướng, vì một sự nhầm lẫn nhỏ của Nam Tào nên Trương Ba bị chết oan. Để có thể sửa sai thì Nam Tào cùng Đế Thích để cho Trương Ba sống lại nhưng lại nằm trong thân xác của anh hàng thịt.
Mọi rắc rối cũng từ đây mà phát sinh, Trương Ba liên tục bị làm phiền, những người thân thì sợ hãi và xa lánh, bản thân của Trương Ba cũng rất lấy làm khó chịu khi thân xác không phải là của mình
Cuối cùng thì Trương Ba cũng đã quyết định trả lại thân xác cho anh chàng hàng thịt, giải thoát cho mình và chấp nhận cái chết. Đây là đoạn trích của đoạn kết trong tác phẩm tập trung phản ánh những chủ đề tư tưởng của vở kịch.
Ở trong đoạn này, mâu thuẫn đỉnh điểm đã được tác giả thể hiện qua sự dằn vặt, cũng như những giằng xé một cách đau đớn của hồn Trương Ba. Cảnh hồn Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt với tư thế ngồi ôm đầu chính là cảnh mở đầu cho đoạn kịch, nói ra những câu đầy bực bội:
“Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi…Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồii! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!”
Sau đó chính là cảnh hồn của Trương Ba được tách khỏi xác của anh hàng thịt, cũng từ đây thì cuộc đối thoại giữa hồn và xác cũng được bắt đầu.
Dưới vỏ bọc ngôn ngữ của những lời đối thoại có nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy theo trình độ của những người xem kịch mà Lưu Quang Vũ cũng chú ý đến sử dụng ngôn ngữ mà phản ánh tính cách và bản chất của nhân vật.
Xác của anh hàng thịt lên tiếng với những giọng điệu hết sức mỉa mai, phủ nhận những cố gắng để giải thoát linh hồn của Trương Ba như “cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu”…
Hồn của Hồn Trương với thái độ vừa coi thường vừa ngạc nhiên: “mày cũng biết nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói”… “hoặc có thì cũng là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được "thèm ăn, thèm rượu thịt”.
Lưu Quang Vũ thừa kế những tư tưởng của những truyện cổ dân gian một cách thấm nhuần, và tiếp tục khẳng định những vai trò to lớn của linh hồn và thể xác. Tuy thế nhưng tác giả đã cho người xem một cuộc tranh luận không kém phần gay go và quyết liệt giữa linh hồn của Trương Ba và xác của anh hàng thịt.
Có những khi tiếng nói của xác thịt còn lấn át cả tiếng nói của linh hồn, làm cho linh hồn bị đẩy vào ở thế bị động và lúng túng: “Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục!… Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ?” hay sự phân bua lí lẽ đòi công bằng qua câu “Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi… Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác…”
Thương Trương Ba với bản tính hiền lành, phúc hậu đồng thời không muốn làm mất đi người bạn cờ tri kỉ mà Đế Thích vẫn cố gắng thuyết phục để Trương Ba đổi ý nhưng ông vẫn giữ nguyên: “Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!”
Hành động trao trả lại thân xác cho anh hàng thịt của nhân vật Trương Ba là một hành động đúng đắn và hợp đạo lí. Điều đó có thể khẳng định: Một linh hồn dù có tốt đẹp đến đâu nhưng mà phải trú ngụ trong một thể xác của người khác thì cũng không thể nào có thể thấy thoải mái vì những mặc cảm giả dối. Có thể nói trích đoạn vở kịch hồn Trương Ba da hàng thịt đã tập trung một cách cao độ tính triết lý cũng như tư tưởng nhân văn của vở kịch đến từ dân gian này.
Tác giả đã cho người đọc và người xem thấy được một quan niệm về cách sống một cách đúng đắn hãy là chính mình, cuộc sống thực sự của một cá nhân chỉ có ý nghĩa khi chúng ta sống vì niềm vui và sự lạc quan, hạnh phúc của tất cả mọi người vì sự tốt đẹp cho cuộc đời.
Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là con trai của nhà biên kịch Lưu Quang Thuận, quê gốc Quảng Nam, sống và làm việc trên đất Bắc. Thừa hưởng truyền thống văn chương của dòng họ, ông đã thể hiện tài năng sáng tác khá sớm. Ở tuổi hai mươi, khi đang là một chiến sĩ của binh chủng Phòng không – Không quân, Lưu Quang Vũ đã có nhiều bài thơ trữ tình được thế hệ trẻ yêu thích. Từ năm 1978 đến năm 1988, ông là biên tập viên của tạp chí Sân khấu. Trong giai đoạn đầu tiên của thời kì đổi mới, xã hội Việt Nam có rất nhiều vấn đề nóng bỏng và bức xúc, liên quan tới quá trình phát triển của đất nước và cuộc sống của nhân dân. Vốn là người quan tâm tới thời cuộc, Lưu Quang Vũ đã quyết định chuyển hẳn sang sáng tác kịch để có điều kiện bày tỏ, thể hiện những nhận thức và quan điểm của mình trước công luận. Chỉ trong vòng mười năm, hơn năm mươi vở kịch với những đề tài hết sức thời sự và thiết thực của Lưu Quang Vũ đã được dàn dựng, biểu diễn trên khắp cả nước, đem lại một sức sống mới cho sân khấu Việt Nam và tạo ra những tranh luận, đánh giá sôi nổi, thậm chí có những ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau. Người ta gọi đó là "hiện tượng Lưu Quang Vũ" vì hiện tượng này có thể nói là chưa từng xảy ra trong lịch sử sân khấu Việt Nam. Những vở kịch như: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Nếu anh không đốt lửa, Khoảng khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và Chúng ta... đã khẳng định tài năng xuất sắc và nhiệt tình cháy bỏng cộng với tình yêu thương con người, cuộc đời và trách nhiệm công dân rất cao của Lưu Quang Vũ. Ông mất đột ngột trong một tai nạn giao thông năm 1988. Năm 2000, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và văn học nghệ thuật.
Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt vốn là một câu chuyện dân gian có từ lâu đời đã được tác giả Lưu Quang Vũ xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân văn sâu sắc. Vở kịch được công diễn nhiều lần trong và ngoài nước, được dư luận đánh giá là một trong những vở kịch làm nên tên tuổi Lưu Quang Vũ. Nội dung vở kịch tóm tắt như sau; Trương Ba là một người làm vườn có tài chơi cờ tướng. Vì sự nhầm lẫn của Nam Tào (vị quan trên Thiên đình trông coi về việc sinh tử của con người dưới trần gian) nên Trương Ba chết oan. Để sửa sai Nam Tào cùng Đế Thích (tiên cờ) làm cho Trương Ba sống lại trong thân xác anh hàng thịt. Mọi chuyện rắc rối xảy ra từ đây. Trương Ba bị làm phiền liên tục, bị người thân sợ hãi, xa lánh. Bản thân Trương Ba cũng, rất "khó chịu vì phải sống trong thân xác không phải của mình". Cuối cùng ông đã quyết định trả lại thân xác cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết thực sự để giải thoát cho mình. Đoạn trích là đoạn kết, tập trung phản ánh tư tưởng chủ đề của vở kịch: Bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm và trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu bị tha hóa trước sự lấn át của thể xác phàm tục, thô lỗ. Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách.
Ở đọan này, điểm đỉnh của mâu thuẫn kịch đã được tác giả thể hiện qua sự dằn vặt, giằng xé đau đớn của hồn Trương Ba. Mở đầu là cảnh hồn Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy, nói những câu đầy bực bội, bức xúc: Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!... Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rỗi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!
Tiếp sau đó, hồn Trương Ba tách khỏi thân xác anh hàng thịt và cuộc đối thoại giữa hồn Và xác bất đầu. Dưới lớp vỏ ngôn ngữ của những lời đối thoại là nhiều tầng nghĩa khác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ của người xem kịch. Lưu Quang Vũ rất chú ý đến việc dùng ngôn ngữ để phản ánh tính cách và bản chất nhân vật. Xác hàng thịt lên tiếng với giọng điệu mỉa mai, chế giễu và phủ nhận những cố gắng giải thoát của hồn Trương Ba: Vở kịch, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chì là thân xác... Hồn Trương Ba đáp lại với thái độ vừa ngạc nhiên vừa coi thường, mày cũng biết nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói. Mày không có tiếng nói mà chỉ là xác thịt âm u đui mù... Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt.
Lưu Quang Vũ kế thừa tư tưởng của truyện cổ dân gian, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của linh hồn so với thể xác. Thế nhưng tác giả đã để cho cuộc tranh luận giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt không kém phần gay go, quyết liệt. Có những lúc tiếng nói của xác thịt đường như lấn át cả tiếng nói của linh hồn, đẩy linh hồn vào thế lúng túng, bị động: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục!... Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cung đáng được quý trọng chứ. Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn mảnh đất cây cối, những người thân... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác... Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông hay vịn vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác... Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ... Tôi thông cảm với những "trò chơi tâm hồn của ông". Nghĩa là: Những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện, Hà hà, miễn là... ông vẫn làm đủ mọi việc để thỏa mãn những thèm khát của tôi. Hồn Trương Ba tuy vẫn khăng khăng phủ nhận lí lẽ của xác hàng thịt: Lí lẽ của anh thật ti tiện, nhưng rõ ràng là đã lâm vào tình thế tuyệt vọng và chỉ biết than: Trời!
Cả gia đình Trương Ba cũng bị cuốn vào bi kịch bởi những điều lộn xộn, tréo ngoe do hồn một đằng xác một nẻo gây ra. Vợ Trương Ba thì trách móc chồng: ông bây còn biết đến ai nữa! Cu Tị ốm thập tử nhất sinh, từ đêm qua tới giờ bắt đầu mê man, mẹ nó khóc đỏ con mắt. Khổ! Thằng bé ngoan là thế! Cái Gái thương bạn, ngơ ngẩn cả người... Không hiểu thằng bé có qua khỏi được không, khéo mà... Cái thân tôi thì sao trời lại không bắt đi cho rảnh! Bà muốn bỏ nhà mà đi. Bà nói như khóc: Tôi nói thật đấy... ông Trương Ba ạ, tôi đã nghĩ kĩ: Có thể tôi phải đi.. Đi cấy thuê làm mướn ở đâu cũng được... đi biệt. Để ông được thảnh thơi... với cô vợ người hàng thịt.. Còn hơn là thế này... Tôi biết, ông vẫn là người hết lòng thương yêu vợ con... Chỉ tại bây giờ... ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa...
Cái Gái, đứa cháu nội yêu quý của Trương Ba cũng tỏ thái độ gay gắt: Tôi không phải là cháu của ông! Ông nội tôi chết rồi. Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông! Ông dám nhận là ông nội, dám đụng vào cây cối trong vườn của ông nội tôi. Khi hồn Trương Ba cố gắng thanh minh:... sáng nào ông cũng ra cuốc xới chăm chút cây cối ngoài vườn, cháu không thấy sao: Chỉ có ông nội cháu mới biết quý cây như thế... thì cái Gái lại càng gào lên căm giận: Quý cây! Hừ, tôi phải rình lúc này, cả nhà đi vắng hết để đến nói với ông: Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn ông tôi nữa! Ông mà quý cây à? Sáng qua, tôi để ý lúc ông chiết cây cam, bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non chân ông to bè như cái xẻng, giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm! Ông nội tôi đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy?
Chị con dâu của Trương Ba là người hiểu ông, thương ông nhất. Lúc đầu, chị chấp nhận tình cảnh trớ trêu của cha chồng vì thân xác tuy là của anh hàng thịt thô kệch nhưng tâm hồn ông vẫn thuần hậu như xưa. Chị nói: Thầy vẫn dạy chúng con: Cái bên ngoài có quan trọng gì, chỉ có tấm lòng yêu thương và trí tuệ cao sáng của con người ta là đáng kể. Nhưng đến lúc này, chị cũng thấy vừa thương vừa sợ. Chị đau đớn, day dứt khi phải thật tình bộc bạch suy nghĩ của mình với cha chồng: ...thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa... Con càng thương thầy, nhưng thầy ơi, làm sao, làm sao giờ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi! Chị con dâu đã nhận xét rất đúng, rất đầy đủ về tình cảnh nan giải của Trương Ba lúc này.
Lời nói của chị con dâu chứa đựng sự thực phũ phàng có tác dụng thức tỉnh hồn Trương Ba, thúc đẩy ông tới một sự lựa chọn một hành động đau xót nhưng quyết liệt. Đoạn độc thoại thể hiện sự dằn vặt khổ sở của hồn Trương Ba khi phải đối điện với chính mình, khi tự đặt ra và trả lời những câu hỏi của lương tâm: Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta... Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? "Chẳng còn cách nào khác". Mày nói như thế hả? Nhưng có thật ta không còn cách nào khác? Không cần cái đời sống do mày mang đến. Không cần!
Để củng cố thêm quyết tâm, Trương Ba thắp nhang cầu khẩn sự giúp đỡ của vị tiên cờ Đế Thích và thổ lộ nỗi khổ tâm của mình: Ông Đế Thích ạ! Tôi không thể tiếp tục mang thân xác anh hàng thịt được nữa, không thể được. Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Thế nhưng những lời giải thích của Đế Thích lại làm cho Trương Ba một phen bàng hoàng: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất trên trời đều thế cả nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào, thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù nào của ông đâu!
Bàng hoàng nhưng Trương Ba vẫn như đang đắm mình trong dòng suy nghĩ, dằn vặt, thoáng chút trách móc: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết.
Sự giằng xé trong tâm trạng Trương Ba được tác giả vở kịch thể hiện tự nhiên, sinh động và chân thật. Muốn thoát khỏi tình huống khó xử và khó chịu như thế này, Trương Ba chỉ còn một cách là chấp nhận cái chết vĩnh viễn. Ông muốn Đế Thích trả lại thân xác cho anh hàng thịt để phần hồn sẽ sống hòa thuận với thân xác anh ta, để vợ anh ta không còn phải sống trong cảnh góa chồng thật đáng thương. Trong khi, Đế Thích đang phân vân hỏi nếu làm như vậy thì hồn Trương Ba sẽ trú ở đâu, Trương Ba đã trả lời dứt khoát: Ở đâu cũng được chứ không ở đây nữa. Nếu ông không giúp, tôi sẽ... tôi sẽ... nhảy xuống sông hay đâm một nhát dao vào cổ, lúc đó thì hồn tôi chẳng còn, xác anh hàng thịt cũng mất. Mâu thuẫn kịch được đẩy lên cao hơn với chi tiết cu Tị con chị Lụa hàng xóm sắp chết. Cu Tị là bạn thân của cái Gái cháu nội ông Trương Ba. Đế Thích nhân cơ hội này đề nghị Trương Ba nhập hồn vàp xác cu Tị. Trương Ba suy nghĩ rất nhanh, hình dung rất nhanh về hậu quả của sự việc đó để rồi từ chối, bởi những rắc rối mà ông đang phải chịu đựng đã khiến ông vô cùng khổ sở, khổ sở hơn là chết.
Thương Trương Ba con người hiền lành, đôn hậu và không muốn mất người bạn cờ tri âm tri kỉ nên Đế Thích vẫn cố gắng thuyết phục, nhưng Trương Ba khăng khăng không đổi ý: Tôi đã nghĩ kĩ. Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn! Hành động trả lại thân xác cho anh hàng thịt của Trương Ba là hành động đúng đắn, dũng cảm và hợp đạo lí. Điều đó khẳng định rằng: Một linh hồn dù tốt đẹp đến đâu nhưng phải trú ngụ trong một thể xác khác thì cũng không thể nào thấy thoải mái vì mặc cảm giả dối. Sống như thế thì không phải là sống theo đúng ý nghĩa của từ này mà chỉ là sự tồn tại đơn thuần mà thôi. Trương Ba chết nhưng tâm hồn tốt đẹp cua ông sẽ sống mãi trong tình yêu mến và nỗi tiếc nhớ của gia đình, bạn bè; làng xóm. Chết nhưng lại là vẫn sống.
Đọan trích Hồn Trương Ba da hàng thịt tập trung cao độ tính chất triết lí và tư tưởng nhân văn của vở kịch có nguồn gốc dân gian này. Lưu Quang Vũ đã đưa vào vở kịch quan niệm đúng đắn về cách sống: Trước hết, mình hãy là mình. Cuộc sống của cá nhân chỉ thực sự. Có ý nghĩa khi biết sống vì niềm vui và hạnh phúc của mọi người vì sự tốt đẹp của cuộc đời. Tư tưởng triết lí về con người của Lưu Quang Vũ vừa biện chứng vừa lạc quan, cao thượng. Tất cả những điểu đó được thể hiện bằng tài năng sáng tạo hiếm có của tác giả khiến vở kịch có sức cuốn hút lạ thường đối với khán giả. Lưu Quang Vũ xứng đáng là nhà biên kịch xuất sắc của sân khấu Việt Nam hiện đại
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ra ở Phú Thọ trong một gia đình trí thức.
- Cha của ông là nhà viết kịch Lê Quang Thuận, chính vì vậy từ nhỏ Lưu Quang Vũ đã sớm bộc lộ tài năng.
- Từ năm 1965 - 1970, ông vào bộ đội và phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân.
- Từ 1970 - 1978, ông xuất ngũ rồi làm nhiều nghề để kiếm sống.
- Từ 1978 - 1988, ông là biên tập viên của tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói.
- Trước khi đến với kịch nói, ông từng làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh.
- Vở kịch đầu tay là Sống mãi với thủ đô (viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ).
- Lưu Quang Vũ là một hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam.
- Ngày 29 tháng 8 năm 1988, ông qua đời giữa lúc tài năng đang nở rộ nhất trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ 5 cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.
- Năm 2000, Lưu Quang Vũ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm:
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng.
- Đây là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, được công diễn nhiều lần ở trong nước và ngoài nước.
- Đoạn trích trong SGK trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.
2. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “Vợ Trương Ba bước vào”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
- Phần 2 (tiếp đó đến “Không cần!”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình
- Phần 3 (còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba
3. Tóm tắt
“Hồn Trương Ba da hàng thịt” được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, ra mắt lần đầu năm 1984. Đây là tác phẩm Lưu Quang Vũ dựa vào cốt truyện dân gian để viết và đã rất thành công. Tác phẩm xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt: do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu (hai vị quan trên thiên đình) mà Trương Ba – một người làm vườn tốt bụng, hiền lành, khỏe mạnh, giỏi đánh cờ bỗng dưng bị chết đột ngột. Vì thương quý Trương Ba mà tiên cờ Đế Thích đã hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết. Từ đó Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái, rắc rối: lí trưởng sách nhiễu, con trai hư hỏng, vợ đòi bỏ đi, cháu gái không nhận ông. Còn tính nết Trương Ba thay đổi, trở nên phũ phàng, thô lỗ, bị mọi người xa lánh. Cuối cùng Trương Ba chọn cái chết, không nhập vào xác ai nữa. Đây là cách ông thấy mình được sống toàn vẹn bên cạnh những người thân yêu.
4. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
5. Thể loại: Kịch
6. Giá trị nội dung
- Gửi gắm thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Nếu thiếu một trong hai yếu tố ấy, cuộc sống của con người không còn giá trị gì nữa
- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch ảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
- Tuy vậy, con người ta cũng không nên chỉ chăm lo tới đời sống tâm hồn mà bỏ qua những nhu cầu của thể xác. Bởi đó là những nhu cầu bản năng, đã tồn tại vốn dĩ bên trong chúng ta. Con người ta cần phải dung hòa hai điều ấy.
7. Giá trị nghệ thuật
- Gửi gắm thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Nếu thiếu một trong hai yếu tố ấy, cuộc sống của con người không còn giá trị gì nữa
- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch ảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
- Tuy vậy, con người ta cũng không nên chỉ chăm lo tới đời sống tâm hồn mà bỏ qua những nhu cầu của thể xác. Bởi đó là những nhu cầu bản năng, đã tồn tại vốn dĩ bên trong chúng ta. Con người ta cần phải dung hòa hai điều ấy.